Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không là vấn đề mà nhiều mẹ bầu lo lắng bởi trong giai đoạn này mẹ rất chú ý đến tình hình phát triển của con nên nôn nóng muốn đi siêu âm nhiều, vừa để được nhìn thấy con, vừa biết được con có khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên đi siêu âm nhiều không chỉ khiến tốn nhiều chi phí, mà tùy vào từng giai đoạn bác sĩ sẽ đưa ra lịch hẹn khám tiếp theo phù hợp. Vậy siêu âm nhiều có ảnh hưởng gì không, bao nhiêu lần là đủ, và những lưu ý khi đi siêu âm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết được các bác sĩ tại phòng khám Hưng Thịnh chia sẻ nhé.
Ý nghĩa của việc siêu âm và các phương pháp siêu âm phổ biến
Ý nghĩa của việc siêu âm thai
Bằng việc sử dụng sóng âm để thu lại hình ảnh thai nhi, các bộ phận sinh sản nằm trong khung xương chậu của mẹ và thai, siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa không xâm lấn mà các mẹ bầu đều thực hiện trong quá trình mang thai.
Siêu âm thai sẽ được thực hiện vào từng giai đoạn khác nhau hoặc theo chỉ định của bác sĩ, với mục đích:
- Kiểm tra tình hình sức khỏe, sự phát triển của thai nhi trong bụng
- Xác định vị trí chính xác của thai nhi và kiểm tra, phát hiện dị tật bẩm sinh nếu có
- Kiểm tra vị trí nằm của thai nhi và dự đoán ngày sinh
Thông tin các phương pháp siêu âm thai phổ biến hiện nay
Để giải thích siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không thì mọi người cần xác định phương pháp siêu âm thai mà mình thực hiện, một số phương pháp siêu âm phổ biến có thể kể đến như:
- Siêu âm 2D thường: đây là phương pháp siêu âm truyền thống, bác sĩ có thể quan sát mức độ phản hồi của cấu trúc thai nhi mạnh yếu, từ đó phân biệt các bộ phận của thai nhi
- Siêu âm Doppler màu: Đây là kỹ thuật hiện đại hơn có thể phát hiện dòng chảy và hướng dòng chảy, chuyên sử dụng để khảo sát tim thai và mạch máu. Ngoài ra khi siêu âm Doppler màu bác sĩ có thể đo được những thay đổi nhỏ về tần số sóng âm trên mạch máu và phát hiện những điểm bất thường ở thai nhi như hẹp tim, chậm phát triển,...
- Siêu âm 3D, 4D, 5D: Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò và phần mềm thiết kế đặc biệt để tái tạo hình ảnh của thai nhi, độ chính xác của phương pháp này sẽ cao hơn 2 phương pháp trên, và có thể khảo sát được cấu trúc tim thai, gương mặt thai nhi,...
- Siêu âm tim thai nhi: phương pháp này có thể đánh giá được dị tật bẩm sinh nếu có ở tim thai.
- Siêu âm đầu dò âm đạo: Đây là phương pháp thường được dùng ở giai đoạn đầu mang thai, để kiểm tra phôi thai đã vào tử cung hay chưa, có tim thai chưa.
Việc siêu âm thai là điều cần thiết trong quá trình mang thai tuy nhiên các chuyên gia y tế vẫn khuyên các mẹ cần đi khám thai định kỳ hoặc theo mốc thời gian chứ không nên lạm dụng việc đi khám thai.
Giải thích: Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không?
Như đã phân tích ở trên thì để trả lời cho câu hỏi siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không thì có nhiều người mẹ đặc biệt là mẹ bầu lần đầu, hoặc hiếm muộn có con luôn lo lắng, lo sợ có điều gì sẽ xảy ra với tình trạng của con nên đi siêu âm thai quá nhiều, thường xuyên và không khoa học.
Theo các chuyên gia sản phụ khoa: trên thực tế chưa có kết quả nghiên cứu nào chứng minh rằng siêu âm thai có hại đến sức khỏe mẹ và bé, nhưng việc đi siêu âm quá nhiều, lạm dụng là điều không nên, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ khi phải lo lắng, hồi hộp chờ đợi, ngoài ra còn gây ra rủi ro cho việc đi lại, lãng phí tiền bạc và thời gian của bố mẹ. Nếu siêu âm ở mức độ vừa phải và đúng ở các mốc quan trọng trong thai kỳ thì siêu âm thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Trong cả chu kỳ thì thai phụ sẽ đi siêu âm trung bình 9 -10 lần, còn có những trường hợp ở tuần thứ 20 nhưng đã đi siêu âm tới 14-15 lần ngay cả khi sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định thì điều này không nên thực hiện.
- Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần
- Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai thực tế trên người thật
Các mốc thời gian cần siêu âm thai nhi
Như vậy mọi người đã biết siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không thì không ảnh hưởng gì những điều này không được khuyến khích lạm dụng. Do vậy mẹ bầu nên chú ý đến những mốc thời gian cần siêu âm thai hoặc đi khám theo lời hẹn của bác sĩ chuyên môn.
Khi thai nhi ở tuần thứ 5- 8
Đây là lần khám thai đầu tiên thường diễn ra khi mẹ bầu mang thai được 5- 8 tuần, ở lần khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá một số điểm sau:
- Kiểm tra cân nặng, chỉ số BMI của mẹ nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe, thừa cân, hoặc có điều bất thường sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng để hạn chế tối đa biến chứng khi mang thai
- Xét nghiệm máu trong trường hợp chưa rõ túi thai hoặc có biểu hiện thai bất thường
- Kiểm tra vị trí phôi thai và phát hiện mang thai ngoài tử cung
- Kiểm tra huyết áp của mẹ bầu để phát hiện nguy cơ tiền sản giật
- Tính tuổi thai và ngày sinh dự kiến, và kiểm tra một số nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến quá trình mang thai
Khi thai ở tuần thứ 11-14
Lần khám thứ 2 này bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, máu, đánh giá sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Đặc biệt giai đoạn này bác sĩ sẽ siêu âm đo độ mờ da gáy đánh giá nguy cơ mắc bệnh Down, chỉ định thai phụ làm xét nghiệm Double test, siêu âm bất thường lớn. Đây là dấu mốc rất quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua, cho dù trước đó đã siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không.
Khi thai ở tuần thứ 16-22
Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không thì mỗi lần đi khám thai bác sĩ đều sẽ thực hiện kiểm tra những vấn đề: cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm,...
Thực hiện Triple test nếu chưa thực hiện Double test nhưng độ nhạy sẽ thấp hơn. Chọc ối trong trường hợp những lần kiểm tra trước có dấu hiệu thai nhi dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên thủ thuật này sẽ gây sảy thai với tỷ lệ khá thấp.
Khi thai ở tuần thứ 22-28
Lần khám thai này bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá:
- Cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và tiêm mũi đầu tiên vắc xin uốn ván VAT
- Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, vị trí bám của thai, lượng nước ối
- Tầm soát đái tháo đường thai kỳ, nếu có thì sẽ cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống
Khi thai ở tuần thứ 28-32
Siêu âm toàn soát dị quý 3 thai kỳ, phát hiện những bất thường muộn của thai như: tắc ruột, giãn não thất, kiểm tra tim thai, nhiễm trùng bào thai, kích thước thai nhi,...
Lần đi siêu âm thai này, mẹ bầu sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT thứ 2.
Khi thai ở tuần 32- 34
Ngoài những bước kiểm tra, xét nghiệm giống như các lần khám thai trước thì cần xét nghiệm non stress
Khi thai ở tuần 34 -36
Lần kiểm tra lần này tương tự với những lần trước đó để kiểm tra sự phát triển của thai có ổn định không và sức khỏe của mẹ.
Nếu sức khỏe của mẹ bình thường thì siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không, điều này sẽ không cần thiết và khá lãng phí.
Khám thai từ tuần 36-39
Đây là giai đoạn thai phụ sắp bước vào quá trình chuyển dạ, vì thế mỗi tuần 1 lần thai phụ sẽ phải đi khám thai 1 lần, các bước khám sẽ gồm có: siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, non stress, kiểm tra cổ tử cung để theo dõi thai kỳ.
Ngoài ra bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để xác định thai phụ có thể sinh thường hay sinh mổ.
Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu chuẩn bị đi siêu âm thai
Trước khi đi siêu âm mẹ bầu nên tìm hiểu những cơ sở siêu âm uy tín, chất lượng tốt và thuận tiện cho việc di chuyển gần nơi ở hiện tại. Trước khi siêu âm mẹ bầu không cần thiết phải nhịn ăn nhưng nên uống nhiều nước để tốt cho việc siêu âm hình ảnh thu về dễ quan sát và rõ nét hơn.
Ngoài ra mẹ bầu nên mặc đồ quần áo rộng rãi thoải mái để thuận tiện cho việc siêu âm, không nên mang các đồ vật kim loại trên người. Một số mẹ bầu gặp các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh về tim mạch, huyết áp thì số lần đi siêu âm thai cũng sẽ nhiều hơn bình thường, nhằm phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai.
Thay vì đi siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không thì mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi nhiều hơn và chăm sóc bản thân tốt hơn. Hơn nữa chú ý đến tâm lý, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không nên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, tránh căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Tổng kết lại bài viết đã giải thích chi tiết siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không, những mốc siêu âm quan trọng và những lưu ý khi đi siêu âm. Việc siêu âm thai kỳ đúng theo hướng dẫn, lịch cụ thể sẽ giúp mẹ bầu vừa biết được tình hình sức khỏe, sự phát triển của con, vừa tránh lạm dụng, tốn kém về thời gian và tiền bạc. Mẹ bầu nên đi siêu âm tại những cơ sở uy tín chuyên khoa, có thể tham khảo đến phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh - số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà nội. Liên hệ ngay đến hotline tổng đài của phòng khám để được bác sĩ tư vấn về sức khỏe thai sản hoàn toàn miễn phí.