Chậm kinh là một trong những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt rất thường gặp ở phụ nữ tuy nhiên chậm kinh 2 tháng có sao không? Trong bài viết hôm nay, các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và giúp các bạn phòng chống hiện tượng chậm kinh cũng như các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thật tốt.
Chậm kinh 2 tháng có sao không?
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ xuất hiện 1 tháng một lần tuy nhiên khi bị chậm kinh chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài hơn từ 1 - 5 ngày hoặc trên 5 ngày có trường hợp kéo dài 2 tháng và trường hợp kéo dài trên 9 tháng (trường hợp mang thai hoặc mất kinh).
Chậm kinh, trễ kinh 10 ngày thử que 1 vạch có thai không?
Đối với trường hợp kéo dài từ 1- 5 ngày đa số là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và khả năng sinh nở và thường do các nguyên nhân từ ăn uống sinh hoạt, do tâm lý… ta có thể tự điều chỉnh bằng các biện pháp cân bằng lại chế độ ăn uống sinh hoạt và tâm lý.
Chậm kinh 2 tháng thường là do các nguyên nhân do sử dụng thuốc chữa bệnh, do sự tấn công của các vi khuẩn vi nấm virus có hại hoặc do tuổi tác.
Nếu chậm kinh 2 tháng không do tuổi tác gây ra thì chúng thực sự là vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là bị chậm kinh do sự xâm nhập của các khuẩn gây hại, các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể không những gây chậm kinh chúng còn gây ra các bệnh viêm nhiễm như viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm âm đạo… nếu bị nặng có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Nguyên nhân bị chậm kinh 2 tháng thường gặp
Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến muộn hơn so với bình thường hay nói cách khác là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với chu kỳ kinh nguyệt khác.
Chậm kinh có các mức độ khác nhau, có thể là chậm kinh mức độ nhẹ từ 1-5 ngày và không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe và khả năng sinh nở của các chị em. Chậm kinh trên 5 ngày sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bệnh nhân.
Các nguyên nhân chậm kinh 2 tháng ở phụ nữ có thể là:
Chậm kinh do vấn đề tuổi tác
Khi ở độ tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi mãn kinh bệnh nhân sẽ gặp hiện tượng chậm kinh rất nhiều và thường phổ biến do các nội tiết tố nữ có sự thay đổi gây ra các rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên với nguyên nhân này việc chậm kinh trở thành một phản ứng sinh lý bình thường và không gây ra các tác hại nguy hiểm cho chị em.
Chậm kinh do tâm lý
Những lo âu, căng thẳng về tâm lý cũng có thể khiến bạn bị chậm kinh, đặc biệt khi bạn bị stress trong một thời gian dài và không có biện pháp khắc phục. Các trường hợp chậm kinh này thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, kéo dài khoảng từ 1-5 ngày.
Bị rối loạn kinh nguyệt khám ở đâu tốt và uy tín
Do ăn uống và sinh hoạt không điều độ
Ăn uống thiếu chất, không đảm bảo về thời gian, thức khuya làm việc nhiều, giảm cân trong một thời gian ngắn cũng có thể là nguyên nhân gây ra chậm kinh
Do sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi nấm, các virus gây hại
Khi bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi nấm, virus gây hại bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa rất cao, chúng làm rối loạn các chức năng của cơ thể, đặc biệt là sự hoạt động của các nội tiết tố nữ và gây ra chậm kinh và thường kéo dài
Chậm kinh do mang thai
Chậm kinh do mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến mà bất kỳ thai phụ nào cũng gặp phải, chúng thường kéo dài trong suốt thời kỳ thai sản và bắt đầu trở lại sau 1-3 tháng sau khi sinh con
- Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn
Sử dụng thuốc gây chậm kinh
Một số loại thuốc sử dụng để chữa trị bệnh như bệnh tim, bệnh tuyến giáp, bệnh dạ dày, bệnh thần kinh… cũng là nguyên nhân gây ra chậm kinh ở đa số các trường hợp.
Phòng chống hiện tượng chậm kinh
Để thực hiện phòng chống hiện tượng chậm kinh và không để cho chúng ảnh hưởng tới khả năng sinh nở của chị em các bạn hãy lưu ý một vài các vấn đề sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, luôn giữ vùng kín khô thoáng, không để các vi khuẩn, vi nấm có hại xâm nhập vào cơ thể
- Không quan hệ tình dục với các bệnh nhân bị bệnh viêm nhiễm, bệnh truyền nhiễm khác
- Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, không thụt rửa âm đạo quá sâu và quá thường xuyên
- Thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, không thức khuya làm việc quá sức, luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, tránh những áp lực căng thẳng trong công việc
- Không sử dụng thuốc chữa trị bệnh bừa bãi khi không có những hướng dẫn của bác sĩ, có thể sử dụng thay thế các loại thuốc có tác dụng phụ gây chậm kinh bằng các loại thuốc khác.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong ngày hôm nay sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu bạn có những thắc mắc hoặc cần tư vấn gì thêm về hiện tượng chậm kinh hay các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khác hãy liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng 0395456294 để nhận được tư vấn của các chuyên gia Sản phụ khoa