Chậm, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai? Nguyên nhân là gì?

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
5/1/2023 10:20

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai không quá hiếm gặp, bởi đây có thể là tình trạng cảnh báo về các bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều chị em phụ nữ không nắm được điều này nên đã chủ quan để triệu chứng bất thường kéo dài dẫn đến hàng loạt vấn đề rủi ro. Vậy trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào, hãy theo dõi những chia sẻ từ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ngay sau đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?

Trễ kinh (hay cách gọi khác là chậm kinh) là một hiện tượng rất phổ biến ở nữ giới, với biểu hiện chưa có kinh nguyệt xuất hiện mặc dù đã đến ngày hành kinh. Tùy theo mỗi người có cơ địa khác nhau mà một chu kỳ kinh nguyệt thường dao động từ 21 đến 35 ngày, do đó chị em phụ nữ có thể nhận biết được mình đang bị trễ kinh trong trường hợp vòng kinh đã quá 35 ngày nhưng kinh nguyệt vẫn chưa trở lại.

Các chuyên gia cho biết, do trễ kinh còn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nên khi gặp phải tình trạng này nhiều nữ giới cho rằng mình đã “dính” bầu sẽ không quá khó hiểu, nhất là khi trước đó đã quan hệ tình dục nhưng không dùng biện pháp an toàn. Nếu thụ thai thành công, ngoài chậm kinh thì chị em sẽ đồng thời nhận thấy một số triệu chứng khác như buồn nôn, ốm nghén, đi tiểu nhiều lần, dễ mệt mỏi, ra máu báo thai…

Trái lại, trường hợp bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai kéo dài nhiều ngày, thậm chí trước đó nữ giới còn không quan hệ thì cẩn được lưu tâm, bởi đây là biểu hiện cho thấy cơ thể đang gặp phải một số rối loạn hoặc bệnh lý nguy hiểm, cụ thể như sau:

Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?
Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?

1. Trễ kinh mà không có thai nguyên nhân do tâm lý căng thẳng

Nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều, gây ra sự xáo trộn trong chu kỳ kinh nguyệt mà điển hình là hiện tượng trễ kinh nếu chị em thường xuyên lo âu, stress quá mức, suy nghĩ nhiều, phải chịu áp lực nặng từ cuộc sống hay công việc… Đầu óc căng thẳng mệt mỏi sẽ khiến hormone Cortisol gia tăng nhanh chóng, quá trình rụng trứng bị gián đoạn nên kinh nguyệt không thể đến đúng thời điểm. Tình trạng này mặc dù không quá lo ngại, tuy nhiên nữ giới vẫn nên cân bằng, điều chỉnh lại tâm lý để kinh nguyệt sớm được cải thiện.

2. Một số loại thuốc gây tác dụng phụ không mong muốn

Thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh huyết áp, thuốc chống dị ứng, thuốc chữa trầm cảm, hoặc uống thuốc kháng sinh liên tục nhiều ngày… đều có khả năng là nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Lý do là bởi chúng gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới nồng độ hormone sinh dục nữ cũng như chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

3. Lạm dụng chất kích thích khiến chậm kinh nhưng không có thai

Các chất có trong bia rượu, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá… sẽ tác động một cách tiêu cực đến quá trình sản sinh nội tiết tố, mất cân bằng lớp niêm mạc tử cung và dẫn tới kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nữ giới không nên sử dụng chất kích thích bởi chúng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà về lâu dài còn làm gia tăng nguy cơ suy giảm khả năng mang thai, thậm chí gây vô sinh hiếm muộn.

Vì vậy, nếu chị em đang bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì nên kiểm tra lại xem liệu mình có đang thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích hay không, đồng thời loại bỏ thói quen thiếu khoa học này.

4. Cân nặng tăng quá nhanh hoặc giảm đột ngột

Hiện tượng trễ kinh nhưng không có thai ngoài ra còn có thể xảy ra do nữ giới tăng cân quá nhanh (lười vận động, chế độ ăn uống nhiều chất béo và dầu mỡ…), hoặc áp dụng những biện pháp giảm cân cấp tốc không khoa học… khiến cơ thể không thích ứng kịp thời. Điều này đã dẫn tới việc nội tiết tố bị rối loạn, hormone Estrogen không được sản xuất đủ hoặc dư thừa quá mức và hậu quả là kinh nguyệt xuất hiện muộn hơn so với bình thường.

5. Mãn kinh sớm gây trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Thông thường, độ tuổi trung bình của giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ là 51 tuổi, thế nhưng một số trường hợp vì nguyên nhân nào đó mà trước 40 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu của mãn kinh. Lúc này, buồng trứng đã dần bị suy giảm chức năng hoạt động, nồng độ hormone Estrogen cũng theo đó mà sụt giảm nhanh chóng và tác động khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bên cạnh chậm kinh, phụ nữ khi bị mãn kinh sớm còn gặp phải một số triệu chứng điển hình bao gồm người bốc hỏa, khô rát âm đạo, khó ngủ, ra nhiều mồ hôi đêm…

6. Chậm kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa

Không chỉ do yếu tố tâm sinh lý, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hay do sử dụng thuốc mà trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai còn có nguy cơ xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh liên quan tới rối loạn tuyến giáp. Nếu không chăm sóc vùng kín, sức khỏe sinh lý cẩn thận thì nữ giới rất dễ mắc phải các bệnh như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng… có biểu hiện chung là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Đồng thời, các bệnh phụ khoa còn được nhận biết qua nhiều triệu chứng bất thường khác mà chị em phụ nữ cần phải lưu ý như: Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, khí hư chuyển sang màu sắc lạ và thay đổi về tính chất, mùi hôi khó chịu ở vùng kín, đau khi quan hệ, đau vùng bụng dưới, tiểu buốt...

Có thể bạn quan tâm:

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung bao nhiêu tiền

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai gây ảnh hưởng gì?

Tình trạng trễ kinh mà không có thai dù là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng đều ít nhiều gây ra những sự phiền hà cho chị em phụ nữ, cụ thể là:

  • Gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang và mệt mỏi cho nữ giới khi kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân do đâu, từ đó làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung hoàn thành công việc của bản thân hay thậm chí là ngay cả đời sống tình dục cũng không được như ý muốn.
  • Như đã chia sẻ, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, tử cung, buồng trứng… cần được phát hiện và điều trị ngay từ sớm nhằm ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, do tâm lý ngại ngùng, lo sợ mà rất nhiều trường hợp nữ giới không dám đi khám, để bệnh lý diễn biến ngày càng nghiêm trọng gây tổn hại đối với sức khỏe.
  • Chậm kinh nguyên nhân bệnh lý còn làm gia tăng khả năng mắc vô sinh hiếm muộn, gây khó thụ thai do quá trình rụng trứng không được diễn ra theo đúng chu kỳ, hoặc mắc những bệnh phụ khoa mà không can thiệp chữa trị đúng cách ngay từ sớm.
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai gây ảnh hưởng gì?
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai gây ảnh hưởng gì?

Phải làm sao khi bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai?

Theo các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, để biết được chính xác hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai nguyên nhân do đâu thì chị em cần tiến hành khám phụ khoa để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn cụ thể cũng như tìm ra phác đồ chữa trị.

Nữ giới cần tránh việc tự ý tìm cách chữa tại nhà khi chưa nắm bắt cụ thể tình trạng của bản thân mình, hoặc do tâm lý chủ quan, lo ngại mà để các biểu hiện bất thường xảy ra trong thời gian dài. Tại các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây trễ kinh để chỉ định người bệnh thay đổi thói quen trong lối sống, sử dụng thuốc Tây y hoặc có thể phải áp dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị.

Theo đó, nếu nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố hoặc các bệnh phụ khoa giai đoạn nhẹ thường chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc uống, thuốc đặt âm đạo. Ngược lại, khi mức độ bệnh lý đã chuyển nặng sẽ cần được tiến hành can thiệp ngoại khoa theo nhiều hình thức bao gồm phẫu thuật mở, tiểu phẫu nội soi hay các kỹ thuật chữa bệnh hiện đại.

Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh hiện đang có chi phí khám phụ khoa chỉ 280.000 đồng bao gồm 9 hạng mục khám lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm chẩn đoán toàn diện, đồng thời phí tiểu phẫu cũng được giảm đến 30%, chị em có thể đăng ký lịch trước với phòng khám để tiết kiệm thời gian và nhận kèm ưu đãi.

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, giúp kinh nguyệt nhanh chóng trở lại theo đúng chu kỳ thì nữ giới hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có chế độ ăn uống điều độ và lành mạnh, tích cực bổ sung hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, ăn đúng giờ và đủ bữa mỗi ngày.
  • Những thực phẩm và các loại chất cần tránh: Đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, đồ có cồn, thức uống có gas, caffein, thuốc lá… bởi chúng không tốt cho sức khỏe và rất dễ làm rối loạn nội tiết tố.
  • Lưu ý duy trì cân nặng ở mức ổn định bằng việc tích cực vận động, nhưng chỉ luyện tập sao cho phù hợp với bản thân chứ không nên tập thể thao quá sức.
  • Tránh lo âu quá mức hoặc căng thẳng thường xuyên, thay vào đó nên cố gắng suy nghĩ tích cực, thư giãn hợp lý, ngủ đủ giấc hàng ngày.

Nhìn chung, tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân kể cả yếu tố sinh lý hay các bệnh phụ khoa. Vì vậy, nữ giới cần chủ động thăm khám để được xử lý càng sớm càng tốt giúp kinh nguyệt trở lại như bình thường, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra do bệnh lý kéo dài. Nếu chị em đang có nhu cầu đặt lịch hẹn khám phụ khoa với bác sĩ giỏi, hoặc còn vướng mắc vấn đề nào khác liên quan hãy gọi ngay vào số hotline 0395456294 để nhanh chóng nhận được lời giải đáp miễn phí

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
11 dấu hiệu sắp có kinh chính xác, sớm nhất cho chị em
11 dấu hiệu sắp có kinh chính xác, sớm nhất cho chị em
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt hay biểu hiện sắp có kinh luôn là băn khoăn thắc mắc của không ít chị em ❤️⭐️❤️⭐️❤️ đặc biệt là những bạn nữ trong độ tuổi mới lớn
Nguyên nhân bị chậm kinh nhưng lại không có thai? [Hỏi đáp]
Nguyên nhân bị chậm kinh nhưng lại không có thai? [Hỏi đáp]
Có rất nhiều nguyên nhân chậm kinh nhưng không có thai mà không phải chị em nào cũng biết. Dưới đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Chậm kinh 2 tháng có sao không? nguyên nhân do đâu
Chậm kinh 2 tháng có sao không? nguyên nhân do đâu
Nếu chậm kinh 2 tháng ❤️⭐️❤️⭐️❤️ không do tuổi tác thì chúng thực sự là vấn đề đáng lo ngại là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nếu bị nặng có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn
Làm sao để có kinh nguyệt trở lại, ăn uống thuốc gì?
Làm sao để có kinh nguyệt trở lại, ăn uống thuốc gì?
Nhiều chị em gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh luôn trong trạng thái lo lắng Vậy làm sao để có kinh nguyệt trở lại, hãy cùng tham khảo những cách chữa đơn giản sau
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu? 12 thực phẩm hỗ trợ
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu? 12 thực phẩm hỗ trợ
Vậy nữ giới nên ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều hơn, có các thực phẩm nào câu hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết sau đây giúp chị em có thể tham khảo
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng để sinh con chính xác nhất
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng để sinh con chính xác nhất
Giải đáp cách tính chu kỳ kinh nguyệt ❤️⭐️❤️⭐️❤️ cách tính ngày rụng trứng để sinh con chính xác nhất theo ý muốn của BS CKI sản phụ khoa Trần Thị Thành
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ