Mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không? Góc Hỏi đáp

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
27/10/2023 16:47

Mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không là câu hỏi tưởng chừng như rất dễ dàng để trả lời, nhưng thực tế nhiều chị em phụ nữ vẫn tỏ ra băn khoăn đặc biệt là người mới chuẩn bị mang thai trong lần đầu tiên. Như chúng ta đã biết, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trong suốt quãng thời gian thai kỳ, tuy nhiên một số trường hợp lại thấy bị ra máu khi mang thai.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Vậy cụ thể mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không, tại sao mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt? Vấn đề này sẽ được đội ngũ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ cụ thể thông qua bài viết dưới đây.

Mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không?

Kinh nguyệt (hành kinh) bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, là dấu hiệu cho thấy hệ cơ quan sinh sản phát triển và nữ giới đã có khả năng mang thai. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh của kỳ này và kéo dài cho đến ngày đầu tiên có hành kinh của kỳ kế tiếp đó. Trung bình một vòng kinh diễn ra khoảng 28 ngày, tuy nhiên nếu chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 21 - 35 ngày những vẫn đảm bảo đều đặn hàng tháng thì đây cũng là điều bình thường. Kinh nguyệt đào thải thông qua đường âm đạo, ở người khỏe mạnh thường có màu đỏ sẫm, xảy ra từ 3 - 7 ngày và số lượng máu mất đi vào khoảng 50 - 80ml.

Để có lời giải đáp cho câu hỏi mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không, trước tiên chúng ta cần hiểu được tại sao kinh nguyệt lại xuất hiện. Các chuyên gia cho biết, khi nữ giới đến tuổi dậy thì buồng trứng sẽ phát triển để sản xuất hormone Estrogen và Progesterone. Trứng trưởng thành được giải phóng khỏi buồng trứng, di chuyển đến vị trí ống dẫn trứng đợi gặp tinh trùng sau đó thực hiện quá trình thụ tinh. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh sẽ bị thoái hóa hoặc chết đi, lớp niêm mạc tử cung cũng sẽ bong tróc rồi thoát ra bên ngoài ở dạng dịch lỏng, kèm theo các chất nhầy và mảnh vụn được gọi là kinh nguyệt.

Ngược lại, khi trứng đã thụ tinh với tinh trùng thành công sẽ tạo thành hợp tử, tiếp đó hợp tử di chuyển trở lại vào trong buồng tử cung, bám vào lớp niêm mạc để “làm tổ”, bắt đầu quá trình phát triển thành thai nhi sau đó. Trong quá trình mang thai, tử cung sẽ phát ra các “tín hiệu” cho cơ thể để quá trình sản xuất Estrogen bị ngừng lại, ức chế hoạt động của buồng trứng cũng như sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong giai đoạn này.

Kết luận: mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không là Không, và trong suốt cả thai kỳ sau đó chị em phụ nữ cũng không xuất hiện kinh nguyệt. Đa số nữ giới nhận thấy hiện tượng ra máu khi mang thai thời kỳ đầu rất có thể là do máu báo thai, xảy ra khi phôi thai trong quá trình làm tổ ở tử cung sẽ khiến cho một ít lớp niêm mạc bong ra gây chảy máu.

Để phân biệt được với kinh nguyệt, chị em có thể dựa vào một số đặc điểm điển hình như:

  • Máu báo thai: Màu nâu sẫm, đỏ tươi hoặc hồng nhạt, xuất hiện ít theo dạng đốm nhỏ, thường không có mùi, không kèm theo chất nhầy hay mảnh vụn, khoảng vài giờ sẽ kết thúc hoặc tối đa là 2 ngày.
  • Kinh nguyệt: Màu đỏ sẫm hay nâu sẫm, ra nhiều trong vài ngày đầu rồi giảm dần và kết thúc, thường diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng người khác nhau, có lẫn chất nhầy cổ tử cung và các mảnh vụn niêm mạc tử cung.
Mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không?
Mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không?

Nguyên nhân ra máu khi mang thai tháng đầu

Như chúng tôi đã chia sẻ thông tin, mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không thì điều này không thể xảy ra. Đồng thời, bạn cũng cần biết cách phân biệt giữa máu báo thai và kinh nguyệt nhằm phòng tránh xảy ra những ảnh hưởng, rủi ro không đáng có.

Tuy nhiên, một số trường hợp nữ giới mang thai tháng đầu nhưng vẫn bị ra máu một cách bất thường thì cần phải thận trọng bởi hiện tượng này có nguy cơ cảnh báo các vấn đề sau:

1. Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung (hay chửa ngoài dạ con) là tình trạng hợp tử làm tổ và phát triển ở một vị trí khác mà không phải bên trong tử cung, có dấu hiệu nhận biết điển hình là chảy máu âm đạo bất thường, màu nâu, đen đồng thời kéo dài trong nhiều ngày. Đây hoàn toàn không phải là hiện tượng mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt như suy nghĩ của một số chị em.

Mang thai ngoài tử cung thường phát triển ở ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng… Bên cạnh triệu chứng ra máu, nữ giới còn thấy đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội với mức độ tăng dần theo thời gian, đau vùng chậu. Nếu như khối thai vẫn tiếp tục phát triển sẽ có nguy cơ cao bị vỡ dẫn đến chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

2. Ra máu khi mang thai tháng đầu do dọa sảy thai

Dọa sảy thai được hiểu là thai nhi vẫn đang phát triển nhưng thai phụ lại có biểu hiện ra máu, đau bụng bất thường, nếu không được thăm khám và xử lý kịp thời có khả năng gây sảy thai. Nguyên nhân dọa sảy thai có rất nhiều, phổ biến là do va chạm mạnh, tử cung bị kích thích co bóp, tâm lý stress mệt mỏi thường xuyên, niêm mạc tử cung quá mỏng, bất thường ở nhiễm sắc thể, gặp vấn đề sức khỏe khi mang thai, thai phụ trên 35 tuổi…

Dấu hiệu ra máu dọa sảy thai sẽ có màu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu sẫm tùy theo từng trường hợp nặng nhẹ. Đi kèm với đó là đau râm ran bụng dưới không thuyên giảm, sốt cao 38 độ C trở lên… Bạn hãy nhanh chóng đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng này.

3. Mẹ bầu bị sảy thai

Sảy thai (hư thai) có nghĩa là thai phụ không may bị mất thai trước tuần thứ 20 một cách tự nhiên, chiếm tỷ lệ khoảng hơn 10% tổng số phụ nữ mang thai. Một vài yếu tố nguy cơ dẫn tới sảy thai có thể kể đến như: Tuổi tác (tuổi càng cao càng dễ sảy thai), người đã có tiền sử sảy thai, lạm dụng chất kích thích, có vấn đề bất thường ở cổ tử cung hoặc tử cung…

Mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không là Không, tuy nhiên ở những tuần đầu tiên khi mới mang thai nếu như chẳng may bị sảy thai thì nữ giới thường sẽ thấy ra máu âm đạo, đau bụng và lưng, chuột rút… Những biểu hiện này khá tương đồng với kỳ kinh nguyệt nên sẽ khiến cho nhiều chị em phụ nữ bị nhầm lẫn.

4. Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Nội tiết tố thay đổi nhanh chóng khi mang thai là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, trùng roi, nấm Candida… sinh sôi phát triển ở vùng kín và gây ra viêm nhiễm. Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh mà triệu chứng cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung là người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện bao gồm: Ngứa ngáy, đau rát khó chịu ở bộ phận sinh dục, ra nhiều khí hư với màu xanh, vàng, trắng xám…, mùi hôi tanh và bị vón cục hoặc loãng như nước, ra máu vùng kín bất thường, tiểu rắt, tiểu buốt.

Viêm phụ khoa khi mang thai tháng đầu không chỉ gây khó chịu cho bà bầu mà ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường đối với sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi, vì thế bạn cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Mang thai tháng đầu bị ra máu cần làm gì?

Tình trạng chảy máu khi mang thai ở tháng đầu tiên khiến rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng, băn khoăn về việc mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không, nguyên nhân do đâu. Trong trường hợp gặp phải tình huống này, trước tiên bạn nên giữ bình tĩnh và tiếp tục theo dõi dấu hiệu ra máu. Nếu như lượng máu chỉ rất ít, không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác và chỉ 1 - 2 ngày là kết thúc thì rất có thể đây chỉ là máu báo có thai.

Trái lại, nếu bị ra máu khi mang thai tháng đầu với số lượng nhiều bất thường hoặc có lẫn các cục máu đông, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng, đau vùng xương chậu… thì thai phụ phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra cụ thể nguyên nhân mang thai tháng đầu vẫn ra máu là do đâu, đồng thời can thiệp xử lý bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu cũng như thai nhi.

Bên cạnh việc tuân thủ những hướng dẫn từ bác sĩ, thai phụ cũng nên lưu ý một số điều:

  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi tình trạng đã ổn định trở lại.
  • Chăm sóc sức khỏe vùng kín cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ đề phòng viêm nhiễm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh căng thẳng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Không sử dụng các loại chất kích thích, tránh việc tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất...

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp nữ giới nắm rõ được mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không, nguyên nhân mang thai tháng đầu có kinh nguyệt là do đâu. Tình trạng ra máu âm đạo bất thường khiến cho không ít chị em phụ nữ nghĩ rằng mình vẫn có kinh nguyệt khi mang thai tháng đầu. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể cảnh báo nhiều vấn đề khác nhau nên tốt nhất là nữ giới hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa bác sĩ chuyên khoa nhằm chẩn đoán nguyên nhân chính xác và kịp thời can thiệp xử lý. Nếu có bất cứ thắc mắc, vấn đề nào liên quan xin vui lòng liên hệ qua số hotline 0395456294 để được hỗ trợ miễn phí từ bác sĩ chuyên khoa.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? BS Trần Thị Thành giải đáp
11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Bác sĩ cho em hỏi liệu bé nhà em như vậy có phải là dậy thì sớm hay không, 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không ạ? Hy vọng rằng sẽ nhận được lời giải đáp sớm!
Triệt sản nữ hết bao nhiêu tiền BS Trần Thị Thành giải đáp
Triệt sản nữ hết bao nhiêu tiền BS Trần Thị Thành giải đáp
Chi phí triệt sản nữ hết bao nhiêu tiền, đắt hay rẻ hay quy trình triệt sản thế nào là vấn đề được nhiều chị em quan tâm sau đây là giải đáp chi phí triệt sản nữ hết bao nhiêu tiền
Chất nhầy khi có kinh nguyệt là hiện tượng gì, nguyên nhân và cách phòng tránh
Chất nhầy khi có kinh nguyệt là hiện tượng gì, nguyên nhân và cách phòng tránh
Chất nhầy khi có kinh nguyệt khiến không ít chị em cảm thấy lo lắng, Đây vừa là hiện tượng sinh lý bình thường vừa là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của sức khỏe vùng kín
Con gái bao nhiêu tuổi là có kinh nguyệt BS Trần Thị Thành giải đáp
Con gái bao nhiêu tuổi là có kinh nguyệt BS Trần Thị Thành giải đáp
Con gái bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt?⭐️❤️⭐❤️⭐Trước đây độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt từ 13- 15 tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi dậy thì của bé gái bắt đầu sớm hơn từ 8-13 tuổi
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu? 12 thực phẩm hỗ trợ
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu? 12 thực phẩm hỗ trợ
Vậy nữ giới nên ăn gì để kinh nguyệt ra nhiều hơn, có các thực phẩm nào câu hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết sau đây giúp chị em có thể tham khảo
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ