Bước vào tuổi dậy thì cơ thể bắt đầu thay đổi và dần trở nên giống với người lớn, một trong những bước đánh dấu cho tuổi dậy thì đó là xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Lần đầu có kinh nguyệt chắc chắn nhiều bạn gái sẽ bỡ ngỡ và chưa biết xử lý ra sao. Do vậy mà việc tự bản thân trang bị những kiến thức cần thiết về kinh nguyệt và có sự hỗ trợ của mẹ sẽ giúp bé gái cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Con gái bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt?
Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt cần thiết cho chị em phụ nữ
Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu sản xuất các loại hormone nội tiết tố, trong đó có hormone chuẩn bị cho cơ thể phụ nữ thủ thai mỗi tháng có thể xảy ra. Quá trình này được gọi là chu kỳ kinh nguyệt, hay chu kỳ hành kinh.
Hormone này làm cho lớp niêm mạc bên trong tử cung dày hơn chứa nhiều mạch máu và mô. Mỗi tháng một trong hai buồng trứng sẽ phóng một quả trứng ra ngoài gọi là sự rụng trứng. Nếu trứng gặp được tinh trùng ( được sản xuất trong cơ thể sinh sản của đàn ông) mà thụ thai thành công thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xảy ra cho đến khi sinh con. Còn nếu trứng không thụ tinh thì lớp niêm mạc của tử cung sẽ bong ra, và chảy ra bên ngoài thông qua con đường âm đạo. Sự đào thải máu và mô từ lớp niêm mạc tử cung chính là giai đoạn có kinh hay chu kỳ kinh nguyệt.
Con gái bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt?
Con gái bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt? Kinh nguyệt thường bắt đầu ở độ tuổi dậy thì của nữ, trước đây độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt từ 13- 15 tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi dậy thì của bé gái bắt đầu sớm hơn từ 8-13 tuổi.
Nguyên nhân độ tuổi dậy thì càng trẻ hóa là do nhiều yếu tố từ chế độ dinh dưỡng đến môi trường sống. Theo điều tra nghiên cứu, những bé gái sống ở thành phố thường có kinh nguyệt sớm hơn so với bé gái sống vùng nông thôn. Bởi vì từ khi còn nhỏ trẻ đã được cung cấp đầy đủ về thực phẩm ăn uống, tiếp nhận nhiều thông tin trong môi trường hiện đại, gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em. Từ đó mà tuổi hành kinh của bé gái ngày càng sớm.
Trong giai đoạn dậy thì bé gái có sự thay đổi về nhiều mặt như chiều cao, cân nặng, phần ngực căng và phát triển, vùng kín chảy dịch âm đạo, bắt đầu mọc lông mu và lông nách. Chính những yếu tố này kết hợp với lần đầu thấy vùng âm đạo ồ ạt chảy máu, sẽ khiến bé gái lo lắng, suy nghĩ, tâm lý bất ổn, hoang mang, lo sợ. Chính vì vậy mẹ nên tư vấn rõ cho trẻ hiểu những kiến thức về kinh duyệt và bên cạnh động viên an ủi bé.
Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt trong bao lâu?
Kinh nguyệt được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra mỗi tháng một lần từ khi bắt đầu dậy thì cho đến khi hết tuổi mãn kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3-7 ngày, tuy nhiên trong giai đoạn đầu mới có kinh thì kinh sẽ không chảy đều. Những bạn gái lần đầu có kinh nguyệt, kinh nguyệt chảy ra thường không theo chu kỳ, có tháng có đến 2 lần hoặc mấy tháng mới có một lần. Nội tiết tố sinh sản chưa cân bằng cho nên phải mất đến 1-2 năm kể từ lần đầu tiên chị em mới có chu kỳ đến đặn được.
Những thay đổi của bé gái trước khi có kinh nguyệt lần đầu tiên
- Vùng ngực thay đổi: Khi bước vào lứa tuổi dậy thì vùng ngực bắt đầu nhạy cảm, đau và phát triển ngày càng nhô cao hơn. Có thể cảm thấy đau hơi nhức, sờ thấy u cục trên ngực. Tuy nhiên đây là việc hết sức bình thường, khối u lớn đến một mức độ nhất định chính là ngực đã phát triển khi trưởng thành. Vùng ngực thay đổi là dấu hiệu đầu tiên của bé gái khi bước vào tuổi dậy thì, và sau khoảng 2 năm phát triển ngực thì kinh nguyệt lần đầu tiên mới xuất hiện.
- Lông mọc nhiều hơn: Tại các vùng như nách, vùng kín lông bắt đầu mọc nhiều hơn. Ban đầu lông tại những vùng này còn mềm mại nhưng sau càng trở nên dày, cứng và đen hơn. Sau khi mông mọc đen và nhiều hơn thì khoảng 1-2 năm sau bé gái sẽ thấy kinh nguyệt chảy ra.
- Tiết dịch từ trong âm đạo ( từ vùng kín) : Dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư là chất dịch vô cùng quan trọng trong môi trường âm đạo và với cả sức khỏe của phái nữ. Dịch âm đạo thường có màu trắng trong, hơi ngả vàng, có độ nhầy dính nhất định và đặc biệt là không có mùi. Đây được xem là dấu hiệu gần nhất với lần đầu tiên có kinh trước đó khoảng vài tháng.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu ở bạn gái
Những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu sẽ giúp mẹ và con gái chuẩn bị cho lần đầu có kinh của bé, giúp bé không còn cảm thấy hoang mang, lo sợ nữa. Một số biểu hiện rõ ràng cụ thể như:
- Da bạn gái ra nhiều chất nhờn và nổi mụn trứng cá
- Phần ngực đau nhức, có người còn đau lưng, đau bụng.
- Tình trạng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, cơ thể tích nước nên cảm thấy như đang tăng cân.
- Cơ thể mệt mỏi hơn bình thường
- Thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu kỉnh bất thường, lúc thấy lo lắng, xấu hổ.
- Thèm đồ chua, ngọt, ăn nhiều lên.
- Ra dịch âm đạo nhiều hơn những tháng trước đó.
Cần chuẩn bị những gì cho lần đầu tiên có kinh nguyệt?
Lần đầu tiên có kinh nguyệt chắc chắn khiến hầu hết bạn gái cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng, hoang mang, sợ hãi. Các bạn nữ yên tâm bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ ai cũng phải trải qua. Để giảm bớt nỗi lo lắng suy nghĩ đó thì bạn gái nên trang bị chuẩn bị cho mình kiến thức và cả tâm lý để sẵn sàng đón kỳ kinh nguyệt đầu tiên của đời mình.
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái: Trước khi bước vào tuổi dậy thì, bạn gái nên cùng mẹ trao đổi, tâm sự về những vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì, những thay đổi khác lạ, tìm hiểu về kinh nguyệt,... Trên thực tế vì chưa được chuẩn bị tâm lý trước khi kinh nguyệt xuất hiện nên nhiều bạn gái mới có tâm lý như vậy.
- Chuẩn bị kiến thức về kinh nguyệt: Bên cạnh vấn đề về tâm lý thì những kiến thức liên quan đến kinh nguyệt là gì, khi thấy kinh nguyệt chảy ra thì nên làm gì, cách bảo vệ cơ thể, vệ sinh vùng kín trong những ngày hành kinh như thế nào,...rất cần sự chia sẻ của mẹ cho con gái.
- Chuẩn bị và chỉ dẫn cách xử trí khi thấy kinh nguyệt ra lần đầu. Đây là một điều quan trọng đối với lần đầu có kinh ở bạn gái do đang trong độ tuổi đi học nên rất có thể lần đầu tiên sẽ xuất hiện ở trường.
Lần đầu có kinh nguyệt mẹ và bé gái nên làm gì?
Lần đầu có kinh nguyệt nên chuẩn bị những thứ cần thiết
Là người có kinh nghiệm, mẹ nên chuẩn bị và hướng dẫn con gái cách dùng của một số đồ hấp thụ kinh nguyệt phổ biến dễ sử dụng nhất
- Băng vệ sinh: Hầu hết các bạn gái đều sử dụng băng vệ sinh trong lần kinh nguyệt ra đầu tiên. Băng vệ sinh phổ biến nhỏ gọn, dễ sử dụng, được làm bằng bông mềm mại, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
Cách dùng: Băng vệ sinh có nhiều loại và nhiều hình dáng, và có sẵn miếng dán, bạn gái chỉ cần để cân bằng giữ cố định ở trong quần lót là được.
- Cốc nguyệt san: Hầu hết cốc nguyệt san đều được làm từ silicon mềm để đựng kinh nguyệt.
Cách dùng: Bạn gái nhẹ nhàng cho cốc nguyệt san vào bên trong âm đạo của mình. Lưu ý để phần đuôi hướng ra ngoài.
- Tampon: Tampon là một nút bông hút kinh nguyệt để bạn gái đặt vào bên trong âm đạo.
Cách dùng: Tampon đều đi kèm với dụng cụ để đưa tampon vào đúng vị trí. Lưu ý bạn gái không nên để tampon bên trong âm đạo lâu hơn 8 tiếng, bởi điều này dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm âm đạo.
Bạn gái lần đầu tiên có kinh nguyệt thì không nên sử dụng tampon và cốc nguyệt san, bởi để dùng chúng, bạn gái cần phải đưa vào trong âm đạo, với những em nhỏ thì việc này khó khăn, vụng về và dễ gây tổn thương âm đạo.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp: Nhưng ngày “ đến tháng” vùng kín thường xuyên chảy máu nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ gây viêm nhiễm do vậy mà mẹ cần tìm hiểu loại dung dịch vệ sinh phù hợp với con.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nguyệt màu đen vón cục nguyên nhân cách chữa trị
Có kinh nguyệt có đi đám ma được không? Giải đáp từ bác sĩ
Lần đầu ra kinh nguyệt tại trường thì nên là gì?
Thật khó biết trước được kinh nguyệt sẽ đến vào khoảng giờ nào, ngày nào vì thế tất cả đều bị động. Mẹ nên hướng dẫn con cách sử dụng băng vệ sinh từ trước và luôn chuẩn bị 1-2 cái băng và một chiếc quần lót sạch trong cặp của con để con có thể ứng phó dễ dàng.
Với trường hợp máu kinh ra nhiều và con không chú ý, máu kinh dây ra quần thì con cần bình tĩnh, dùng áo hoặc khăn buộc quanh hông để che vết máu. Sau đó nhanh chóng vào nhà vệ sinh để thay quần hoặc xin phép về nhà thay.
Lần đầu ra kinh nguyệt bị đau bụng nên làm gì?
Lần đầu ra kinh, bạn gái cũng có những biểu hiện đặc trưng như khó chịu, đau bụng, đau lưng, mệt mỏi. Bạn gái có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm triệu chứng này
- Uống nước ấm và chườm nước ấm lên bụng.
- Nằm nghỉ ngơi và xoa bụng
- Tắm bằng nước ấm, không vận động mạnh, tập một số động tác yoga điều hòa kinh nguyệt.
- Không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống chất kích thích, nước ngọt hay cafe.
Lần đầu tiên có kinh nguyệt được xem là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời bạn gái, đánh dấu sự trưởng thành của nữ giới về sinh lý. Nếu lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt mà bạn gái thấy đau bụng dữ dội, kinh kéo dài lâu hoặc đến tuổi mà chưa thấy có kinh nguyệt, hay máu ra quá nhiều, hay kinh ra một lần rồi 3-4 tháng sau mới ra tiếp thì các bạn gái nên đến cơ sở Khám phụ khoa uy tín để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp xử lý kịp thời. Do vậy, việc nắm rõ kiến thức liên quan đến lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt giúp các bạn gái không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ hãi, hoang mang.