Lần đầu có kinh nguyệt có màu gì? Dấu hiệu và kéo dài bao lâu

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
18/7/2023 17:13

Lần đầu có kinh nguyệt chắc chắn nhiều bạn gái không khỏi bỡ ngỡ, suy nghĩ, loay hoay tìm lời giải đáp cho câu hỏi” lần đầu có kinh nguyệt có màu gì?”. Với những chị em đã từng có kinh thì câu hỏi này sẽ vô cùng đơn giản. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chính xác lần đầu có kinh nguyệt có màu gì nhằm tìm cây trả lời cũng như có thể tự phân tích giải đáp cho bé gái sau này.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Giải đáp câu hỏi: Lần đầu có kinh nguyệt có màu gì?

Chảy máu kinh nguyệt được xem là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường bất kỳ nữ giới nào cũng trải qua từ giai đoạn tuổi dậy thì đến hết tuổi tiền mãn kinh. Thông thường bé gái bắt đầu dậy thì từ năm 14-16 tuổi, nhưng bây giờ do chế độ ăn uống, điều kiện cuộc sống tốt hơn nên chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện sớm hơn khoảng 9-13 tuổi.

Khi nữ giới lần đầu có kinh nguyệt sẽ có nhiều thay đổi về sinh lý và hình thái học cụ thể về suy nghĩ, tính cách, ngoại hình,...Sau độ tuổi dậy thì thì những phát triển kích thước tăng trưởng, tăng trọng cũng dần chậm lại.

Vậy lần đầu có kinh nguyệt có màu gì thì câu trả lời đó là có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, cũng có một số trường hợp có màu đen hoặc màu nâu. Tuy nhiên chị em không nên lo lắng quá bởi đây là hiện tượng bình thường.

Nguyên nhân máu kinh ra lần đầu có màu nâu thường là do niêm mạc bong sớm, lượng máu bị giữ lại bên trong khi tiếp xúc với oxy trong thời gian dài sẽ bị biến đổi về màu sắc, khiến cho máu kinh có màu đỏ chuyển sang màu nâu.

Trong lần đầu có kinh nguyệt chị em sẽ vô cùng hoảng hốt, lo lắng, nếu không có mẹ hoặc chị ở bên đưa ra lời khuyên sẽ khiến các bé gái không biết nên xử lý như thế nào. Thực tế không chỉ lo về lần đầu có kinh nguyệt có màu gì, mà chị em còn thắc mắc lần đầu có kinh kéo dài bao lâu.

Có trường hợp khi lần đầu thấy kinh, lượng kinh chảy ra khá ít, chỉ khoảng một vài giọt màu đỏ nâu xuất hiện ở quần lót, và chỉ kéo dài khoảng vài ngày là kết thúc. Đây là dấu hiệu rõ ràng báo hiệu cơ thể đã sẵn sàng cho việc sinh sản, bắt đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên cũng có trường hợp lần đầu có kinh nguyệt, lượng máu kinh ra rất nhiều, và kéo dài đúng như một chu kỳ bình thường.

Sự khác nhau cũng hoàn toàn bình thường bởi tuỳ vào cơ thể, thời điểm dậy thì cũng như do lượng hormone sinh dục trong cơ thể đang trong giai đoạn đầu điều tiết, chưa thực sự ổn định, khiến cho lượng máu kinh ra nhiều, ít khác nhau, và nhiều người giai đoạn này tháng có kinh, tháng không có kinh.

Lần đầu có kinh nguyệt có màu gì?

Cơ thể thay đổi trước lần đầu có kinh nguyệt như thế nào?

Thực tế không phải đến khi kinh nguyệt xuất hiện lần đầu mới được tính bắt đầu tuổi dậy thì, bởi trước khi có kinh nguyệt lần đầu, cơ thể bé gái đã có những sự thay đổi rõ ràng, cụ thể như:

  • Ngực phát triển hơn: Khi bước vào độ tuổi dậy thì, hormone sinh dục dần phát triển mạnh phân biệt rõ hơn những đặc điểm của nữ giới và nam giới. Với các bé gái sẽ thấy ngực đau, hơi nhức, nhạy cảm và dần to hơn. Thường hiện tượng ngực phát triển to sẽ xuất hiện sớm hơn kỳ kinh nguyệt đầu tiên khoảng 2 năm.
  • Lông mọc nhiều hơn: Cùng với sự phát triển của ngực thì những biểu hiện của tuổi dậy thì rõ ràng nữa trước kỳ kinh nguyệt đó là lông mọc nhiều và và cứng, đen hơn ở vùng nách, ở bộ phận sinh dục ( gọi là lông mu). Lúc đầu những sợi lông này sẽ mềm mại, mỏng như lông tơ, nhưng sau dần sẽ cứng hơn, đen và dài ra và hơi xoăn nhẹ. Tương tự với phần ngực thì hiện tượng mọc lông rậm rạp hơn cũng thay đổi từ từ khoảng 2 năm trước khi xuất hiện lần đầu kinh nguyệt.
  • Dịch âm đạo tiết ra: Dịch âm đạo tiết ra là hiện tượng đánh dấu sự dậy thì của mỗi bạn gái, thông thường dịch âm đạo hay còn gọi là khí hư có màu trắng đục như lòng đỏ trứng gà, và không mùi hoặc hơi tanh nhẹ, sẽ ra nhiều khi rụng trứng và chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt. Do vậy khi thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều thì sau vài tháng chị em có thể sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
  • Một số biểu hiện khác: Trước mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ có những dấu hiệu báo trước, lần đầu tiên cũng vậy, chị em sẽ cảm nhận được một số biểu hiện khác thường như: đau vùng bụng dưới, căng tức ngực, da nhạy cảm, tiết ra nhiều dầu và dễ nổi mụn hơn, tính khí, tâm trạng thất thường, dễ nổi nóng.

Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu


Lần đầu tiên có kinh nguyệt, còn được gọi là kinh nguyệt đầu tiên, có thể kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau tùy thuộc vào cơ thể của mỗi cô gái hoặc phụ nữ. Thông thường, kinh nguyệt đầu tiên bắt đầu xảy ra khi một cô gái vào độ tuổi dậy thì, thường xảy ra từ 9 đến 16 tuổi.

Kinh nguyệt đầu tiên thường chỉ kéo dài trong vài ngày, thông thường từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, trong vài tháng đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt có thể không ổn định và không đều đặn. Điều này hoàn toàn bình thường trong giai đoạn đầu và hệ thống kinh nguyệt của cơ thể còn đang ổn định.

Nếu bạn hoặc ai đó gặp phải tình trạng kinh nguyệt kéo dài quá lâu hoặc có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến kinh nguyệt, hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và khám phá nguyên nhân cụ thể.

Cần chuẩn bị gì cho lần đầu có kinh nguyệt?

Chắc chắn những bạn gái khi lần đầu đến tháng sẽ không biết bản thân nên làm gì, dễ bị bối rối, hoảng sợ, lo lắng khi thấy máu chảy ra dính trên quần hay chính là lần đầu có kinh nguyệt. Lúc này cần có sự hỗ trợ từ gia đình đặc biệt là mẹ để chỉ cho bé gái có sự chuẩn bị thật tốt cả về tâm lý và cách xử lý.

  • Chuẩn bị tâm lý: Khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì, mẹ sẽ dễ nhận ra con gái có những thay đổi rõ ràng vì thế mẹ cần quan tâm nhiều, trò chuyện, trao đổi về vấn đề tuổi dậy thì, kinh nguyệt, sự thay đổi của cơ thể, nên bình tĩnh, không lo sợ,.. Chính những bạn gái không được gia đình chuẩn bị tâm lý trước nên khi thấy chảy máu kinh nguyệt thường luôn sợ hãi, hốt hoảng, mất bình tĩnh,...
  • Chuẩn bị kiến thức: Cũng như chuẩn bị cho con về tâm lý, thì gia đình cũng cần dạy, trao đổi những kiến thức liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì, cách phát hiện sự bất thường của cơ thể, cách bảo vệ cơ thể,... Tất cả những thông tin này đều được bé gái tiếp thu nhanh và là hành trang cho con sau này.
  • Cách xử lý: Đây là điều rất quan trọng khi bé gái lần có kinh nguyệt, điều này sẽ giúp con tự tin, bình tĩnh xử lý. Kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện lần đầu khi con đang trong độ tuổi đi học nên việc lần đầu chảy máu kinh ở trường là điều hết sức bình thường. Vì thế mẹ cần hướng dẫn cho con cách sử dụng băng vệ sinh, và nên phòng băng vệ sinh ở trong cặp sách của con để khi thấy có kinh lần đầu con sẽ không bị luống cuống và tự xử lý được. Chú ý không nên chỉ con sử dụng tampon, hay cốc nguyệt san bởi hành động này cần sự cẩn thận, hiểu biết, nếu con thực hiện không an toàn có thể làm tổn thương, viêm nhiễm vùng kín.
  • Lưu ý không chỉ lần đầu có kinh mà khi có kinh, nữ giới không nên đi hiến máu bởi cơ thể đang thiếu máu, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Cách sử dụng băng vệ sinh rất đơn giản: Bóc lớp giấy bên ngoài, lột miếng dán bảo vệ và dán cân bằng, thẳng vào đáy quần nhỏ. Dán 2 mép băng xuống bên dưới để cố định và giúp người dùng thoải mái vận động không lo sợ bị rơi. Đừng quên dặn bé thay băng sau 3-4 tiếng và vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi đi vệ sinh và trước khi dùng băng mới.
  • Thực tế nhiều bạn nữ ngại mang băng vệ sinh khi đi học hoặc đi chơi bởi điều này này khiến họ cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, nên nếu có kinh sẽ không biết xoay sở như thế nào. Trong trường hợp này nên tìm hỏi bạn thân hoặc giáo viên, đến phòng y tế để được giúp đỡ.

Lần đầu có kinh nguyệt luôn được coi là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi bạn gái, đánh dấu sự trưởng thành về tâm lý, sinh lý, vì thế việc nắm rõ kiến thức, các xử lý các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt sẽ giúp bạn gái không phải lo lắng, bỡ ngỡ, rụt rè. Nếu lần đầu có kinh nguyệt kèm theo những triệu chứng bất thường khó chịu, máu ra nhiều quá, hoặc có kinh rồi mất kinh,... thì cần đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Rong kinh ra máu đen là bị bệnh gì, Phải làm sao?
Rong kinh ra máu đen là bị bệnh gì, Phải làm sao?
Rong kinh ra máu đen do nhiều nguyên nhân gây ra và luôn khiến chị em lo lắng bởi rong kinh ra máu đen nguyên nhân có thể do rất nhiều bệnh nguy hiểm
Bị rối loạn kinh nguyệt có sao không? cách phòng bệnh hiệu quả
Bị rối loạn kinh nguyệt có sao không? cách phòng bệnh hiệu quả
Bị rối loạn kinh nguyệt có sao không Bác sĩ CKI Trần thị Thành bác sĩ sản phụ khoa phòng khám Hưng Thịnh sẽ giải đáp trong bài viết sau
11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? BS Trần Thị Thành giải đáp
11 tuổi có kinh nguyệt có sao không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Bác sĩ cho em hỏi liệu bé nhà em như vậy có phải là dậy thì sớm hay không, 11 tuổi có kinh nguyệt có sao không ạ? Hy vọng rằng sẽ nhận được lời giải đáp sớm!
Kinh nguyệt màu đen vón cục 7 nguyên nhân và cách chữa trị
Kinh nguyệt màu đen vón cục 7 nguyên nhân và cách chữa trị
Kinh nguyệt màu đen vón cục là một tình trạng thường gặp ở nữ giới, đây có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề, do đó cách chữa kinh nguyệt màu đen vón cục được nhiều người quan tâm
Chất nhầy khi có kinh nguyệt là hiện tượng gì, nguyên nhân và cách phòng tránh
Chất nhầy khi có kinh nguyệt là hiện tượng gì, nguyên nhân và cách phòng tránh
Chất nhầy khi có kinh nguyệt khiến không ít chị em cảm thấy lo lắng, Đây vừa là hiện tượng sinh lý bình thường vừa là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của sức khỏe vùng kín
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ