Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những ai đang có kế hoạch canh ngày rụng trứng để mang thai. Các chuyên gia cho biết, sự rụng trứng là một phần của cả chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm diễn ra ở mỗi người sẽ không giống nhau. Để tìm hiểu cụ thể hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, dấu hiệu nhận biết cùng một số thông tin liên quan, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia Phòng khám Hưng Thịnh ngay dưới đây.
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? BS Trần Thị Thành giải đáp:
Quá trình rụng trứng thường diễn ra từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 21 của chu kỳ kinh nguyệt, tùy thuộc vào chiều dài của chu kỳ của bạn. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của bạn kéo dài 28 ngày, thì sự rụng trứng thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 14. Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt trung bình dài hơn, chẳng hạn 35 ngày, thì thời điểm rụng trứng có thể xảy ra vào khoảng ngày thứ 21.
Một số thông tin cần biết về chu kỳ kinh nguyệt
Hiện tượng kinh nguyệt (hành kinh) thường xuất hiện lần đầu tiên khi bước vào tuổi dậy thì, xảy ra hàng tháng theo tính chu kỳ và là dấu hiệu cho thấy nữ giới đã bắt đầu có khả năng sinh sản. Theo đó, một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày hành kinh thứ nhất của chu kỳ này cho đến ngày đầu tiên có kinh nguyệt của chu kỳ kế tiếp.
Trung bình, chu kỳ kinh nguyệt sẽ có độ dài khoảng 28 - 32 ngày, tuy nhiên nếu bạn thấy chu kỳ của mình dao động từ 21 - 35 ngày nhưng lặp lại đều đặn thì vẫn là điều bình thường, bởi điều này còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của từng người. Thời gian kinh nguyệt xuất hiện kéo dài từ 3 - 7 ngày, với lượng máu mất đi trung bình khoảng 50 - 80ml.
Để có lời giải đáp chính xác cho câu hỏi hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt bởi sự rụng trứng (phóng noãn) là một phần quan trọng của toàn bộ quá trình này. Cụ thể, một chu kỳ hành kinh sẽ bao gồm 4 giai đoạn như dưới đây:
- Giai đoạn kinh nguyệt: Xảy ra do trứng chín giải phóng từ buồng trứng nhưng không được thụ tinh, từ đó nồng độ hormone Estrogen và Progesterone giảm xuống khiến cho lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc dẫn đến chảy máu. Cuối cùng, lớp niêm mạc tử cung sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với máu, các chất nhầy thông qua đường âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Chị em có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, tức ngực, nhức đầu, nổi mụn, mệt mỏi…
- Giai đoạn nang trứng: Thực tế, giai đoạn này sẽ diễn ra đồng thời với giai đoạn hành kinh và kết thúc khi đến thời điểm rụng trứng. Dưới tác động của hormone tuyến yên, buồng trứng sẽ được kích thích sản xuất từ 5 - 20 nang trứng nhỏ. Khoảng 1 tuần sau đó chỉ có 1 nang khỏe mạnh tiếp tục phát triển, còn lại sẽ bị thoái hóa. Nồng độ Estrogen thay đổi giúp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn để chuẩn bị cho quá trình thụ thai, tạo môi trường thuận lợi giúp bào thai phát triển.
- Giai đoạn rụng trứng: Đây là giai đoạn mà chị em phụ nữ dễ mang thai nhất, thường xảy ra vào thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt. Trứng trưởng thành được buồng trứng giải phóng, nằm ở phía ống dẫn trứng đến tử cung trong vòng 24 giờ đồng hồ “đợi” kết hợp với tinh trùng để tiến hành thụ tinh. Trường hợp không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc bị thoái hóa ngay bên trong cơ thể.
- Giai đoạn hoàng thể: Nang trứng sau khi giải phóng trứng trưởng thành sẽ biến đổi thành hoàng thể. Trường hợp xảy ra sự thụ tinh, hormone Gonadotropin sẽ giúp hoàng thể được duy trì, làm dày niêm mạc tử cung nhằm đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Còn nếu như bạn không mang thai thì hoàng thể sẽ bị co lại, tái hấp thụ vào trong cơ thể, làm giảm Estrogen và Progesterone và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới.
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
Theo như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, giai đoạn rụng trứng sẽ diễn ra sau khi giai đoạn hành kinh kết thúc. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều chị em phụ nữ có chung câu hỏi băn khoăn liệu hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng.
Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng có mối liên quan mật thiết với nhau. Nguyên nhân là do nếu muốn xác định thời điểm rụng trứng dựa theo chu kỳ hành kinh thì nữ giới cần có vòng kinh được lặp đi lặp lại đều đặn, ngoài ra điều này cũng phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ kinh nguyệt là bao nhiêu ngày.
Thông thường, ngày rụng trứng hầu hết đều xảy ra vào giữa chu kỳ hành kinh. Bạn có thể áp dụng cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt như sau: Lấy số ngày vòng kinh trừ đi 14 sẽ ra được ngày rụng trứng, sau đó tiếp tục lấy kết quả vừa tính được ±2 để tính khoảng thời gian 5 ngày có khả năng phóng noãn cao nhất (thời gian dễ thụ thai).
Để biết được hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, bạn cần dựa vào số ngày của vòng kinh và số ngày có kinh nguyệt. Cụ thể hơn, giả sử chị em có số ngày hành kinh là 5 ngày thì hãy thử tham khảo một số trường hợp sau đây:
- Đối với trường hợp chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày: Chúng ta lấy 28 - 14 = 14 (rụng trứng vào ngày thứ 14 trong chu kỳ), có nghĩa là chị em sau khi hết kinh 9 ngày (14 - 5 = 9) sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng. Tiếp đó, bạn lấy 14 cộng thêm và trừ bớt đi 2 sẽ tính ra được kết quả thời gian dễ thụ thai là từ ngày 12 đến 15 trong chu kỳ.
- Đối với trường hợp chu kỳ kinh nguyệt dài 30 ngày: Theo công thức bạn cần lấy 30 - 14 = 16, đồng nghĩa với việc sau khi sạch kinh 16 - 5 = 11 ngày thì trứng sẽ rụng, khoảng thời gian dễ mang thai từ ngày 14 đến 18 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Trường hợp độ dài vòng kinh là 32 ngày: Áp dụng công thức kể trên chúng ta có thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 18 trong chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới hết kinh 13 ngày sẽ đến ngày phóng noãn, thời gian dễ thụ thai từ ngày thứ 17 đến 19.
Chị em phụ nữ cần lưu ý, cách tính ngày rụng trứng dựa trên chu kỳ kinh nguyệt hay hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng chỉ có hiệu quả đối với những người có vòng kinh diễn ra đều đặn, không phù hợp để áp dụng nếu như chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không đều. Bên cạnh đó, kinh nguyệt cũng có thể bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, vì thế không phải tất cả mọi lần tính toán ngày rụng trứng của chị em cũng đảm bảo chính xác 100%.
- Canh ngày rụng trứng như thế nào? 5 cách canh trứng rụng tại nhà
- Quan hệ trong và sau ngày đèn đỏ có thai không? [Giải đáp chi tiết]
Những dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng điển hình
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng ở mỗi người là khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm bắt các dấu hiệu rụng trứng nhằm giúp thụ thai hoặc phòng tránh thai ngoài ý muốn được hiệu quả hơn. Cụ thể là:
- Tiết nhiều dịch nhầy cổ tử cung: Đây là biểu hiện ngày rụng trứng phổ biến nhất, âm đạo tiết ra dịch nhầy màu trắng trong nhiều hơn so với bình thường khiến cho vùng kín cũng trở nên ẩm ướt. Các chuyên gia giải đáp sở dĩ lượng chất nhầy tăng cao nhằm giúp tinh trùng thuận lợi di chuyển vào trong gặp trứng và thụ thai.
- Cảm giác căng tức bụng dưới: Vào ngày rụng trứng, vùng bụng dưới của chị em phụ nữ sẽ có thể xuất hiện tình trạng hơi căng tức hoặc các cơn đau nhẹ không đáng kể, chúng sẽ tự biến mất trong khoảng thời gian ngắn sau đó.
- Tăng nhẹ thân nhiệt: Thông thường, thân nhiệt của nữ giới trong thời điểm rụng trứng sẽ tăng nhẹ khoảng 0,5 độ C so với bình thường, tuy nhiên dấu hiệu này khá khó để nhận biết nếu như chị em không thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể.
- Ham muốn tình dục tăng cao: Trong những ngày trước và trong giai đoạn rụng trứng, nhu cầu và ham muốn “chuyện ấy” của nữ giới sẽ cao hơn do nồng độ nội tiết tố Estrogen đang gia tăng nhanh chóng khiến hormone LH cũng biến đổi mạnh.
Nguyên nhân hết kinh nhiều ngày nhưng trứng không rụng
Ngoài câu hỏi hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, chị em phụ nữ còn băn khoăn vấn đề tính ngày dựa theo vòng kinh tuy nhiên đã sạch kinh nhiều ngày nhưng vẫn không nhận thấy dấu hiệu rụng trứng. Tình trạng này có khả năng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Tâm lý stress, căng thẳng, gặp áp lực công việc kéo dài khiến nội tiết tố bị rối loạn, quá trình rụng trứng cũng vì vậy mà diễn ra không đúng thời điểm.
- Chị em phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ bị suy giảm hoạt động của buồng trứng và nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự rụng trứng.
- Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của một số loại thuốc mà nữ giới đang sử dụng như thuốc tránh thai nội tiết, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm…
- Do mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, suy buồng trứng sớm, hội chứng buồng trứng đa nang… cũng khiến quá trình phóng noãn trở nên bất ổn, khó xác định được ngày rụng trứng.
Trường hợp nhận thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường kéo dài thì tốt hơn hết là chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ tại những cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể.
Tại Hà Nội, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh được đánh giá là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản nữ giới có chất lượng tốt, luôn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo bệnh nhân. Phòng khám góp mặt những bác sĩ khám phụ khoa giỏi ở Hà Nội, chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong việc điều trị, đảm bảo hiệu quả và an toàn. Chị em có thể liên hệ đặt lịch hẹn trước để nhận kèm theo ưu đãi giá khám phụ khoa chỉ 280K/lượt gồm 9 hạng mục.
- Dấu hiệu thụ thai sau 1 2 ngày quan hệ - Bs Trần Thị Thành giải đáp
- {Giải Đáp} Quan hệ trước 10 ngày kinh có thai không?
- Review 23 Địa chỉ Phòng khám phụ khoa uy tín tốt nhất tại Hà Nội
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp chị em phụ nữ có lời giải đáp cho câu hỏi hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng, nắm được cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai hoặc tránh thai. Nếu còn câu hỏi băn khoăn nào khác về chăm sóc sức khỏe sinh sản, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0395456294 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.