Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần (40 tuần)

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
24/8/2023 14:26

Xuất phát từ một bào thai sau 9 tháng 10 ngày “ấp ủ” trong cơ thể người mẹ trở thành một thiên thần bé nhỏ là một chặng đường thai kỳ đầy cảm xúc của mỗi người phụ nữ. Chắc hẳn người mẹ nào cũng luôn mong muốn được biết hành trình, Hình ảnh con mình đang lớn lên từng ngày trong bụng sẽ ra sao, phát triển như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ thấy rõ hơn hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần nhé.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Phụ nữ mang thai 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?

9 tháng 10 ngày là hơn 37 tuần tuy nhiên mang thai 9 tháng 10 ngày là khoảng 40 tuần bởi được cộng thêm 2 tuần của chu kỳ kinh nguyệt trước ngày trứng rụng (2 tuần này bắt đầu từ sau ngày có kinh nguyệt gần nhất).

Mang thai 9 tháng 10 ngày được tính từ ngày nào?

Mang thai 9 tháng 10 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt gần nhất (tức là sau ngày có kinh nguyệt gần nhất).

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn quốc tế 2023 WHO

Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần

Thai kỳ 9 tháng 10 ngày sẽ thường chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn hình thành phôi thai, giai đoạn phát triển của thai nhi qua từng tuần và giai đoạn thai nhi chào đời. Trong đó, quá trình phát triển của thai nhi sẽ được diễn ra theo 40 tuần với hình ảnh thai nhi và diễn biến phát triển kích thước, cân nặng như sau:

Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần
Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần

Từ tuần thai thứ 1 - 2

Giai đoạn này là thời điểm quá trình thụ thai được diễn ra. Trong tuần đầu tiên, lớp niêm mạc tử cung của người mẹ sẽ được dày lên để nuôi dưỡng, nâng đỡ trứng đã được thụ tinh. Do quá trình thụ thai được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối vì vậy từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2, chị em có thể chưa thực sự mang thai, cơ thể cũng chưa có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài và rất khó để mẹ nhận biết khả năng mang thai trong 2 tuần đầu.

Hình ảnh quá trình mang thai Từ tuần thai thứ 1 - 2
Hình ảnh quá trình mang thai Từ tuần thai thứ 1 - 2

Tuần thai thứ 3

Lúc này, bào thai sẽ giống như một trái bóng rất nhỏ chứa nhiều tế bào đang không ngừng phân chia cực nhanh, chúng bám chắc vào dạ con của người mẹ. Sự xuất hiện của phôi nang này sẽ bắt đầu kích thích cơ thể sản xuất hormone hCG và quá trình giải phóng trứng sẽ được dừng lại hoàn toàn cho đến khi sau khi sinh nở.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 3
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 3

Tuần thứ 4

Tuần thứ 4 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là thời điểm kỳ kinh kế tiếp chuẩn bị xuất hiện. Nếu bạn không mang thai thì sẽ xuất hiện máu kinh còn nếu đã mang thai thì sẽ không có kinh nguyệt, mẹ bầu bị chậm kinh. Đây là một dấu hiệu nhận biết mang thai sớm ở tất cả các mẹ bầu. Tại thời điểm này, các mẹ đã có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra tại nhà cho kết quả dương tính. Ở tuần thai thứ 4, phôi nang ở trên đã chính thức được gọi là phôi thai, có kích thước chỉ bằng hạt anh túc. 

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 4
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 4

Tuần thai thứ 5

Hình ảnh thai nhi lúc này sẽ khá giống một chú nòng nọc, bạn nhỏ của mẹ lúc này chỉ mới lớn bằng hạt vừng nhưng hệ thống tuần hoàn đã bắt đầu được hình thành và đã bắt đầu xuất hiện những nhịp đập đầu tiên của trái tim trong tuần thai này.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 5
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 5

Tuần thai thứ 6

Lúc này, bé con đã đạt được kích thước 4 đến 7mm, tương đương với một hạt đậu xanh. Đây là giai đoạn khá quan trọng khi các cơ quan của mẹ gồm mũi, tai, miệng bắt đầu được định hình và não, ruột cũng bắt đầu được phát triển.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 6
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 6

Tuần thai thứ 7

Hình ảnh thai nhi tại tuần thai thứ 7 cho thấy bé đã có kích thước gấp đôi so với tuần thứ 6, ước tính bằng hạt đậu, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 9 đến 15mm. Lúc này, bàn tay bàn chân của bé bắt đầu được phát triển từ phần cánh tay, cẳng chân và phần đuôi vẫn còn xuất hiện.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 7
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 7

Tuần thai thứ 8

Thai nhi ở tuần thai thứ 8 có thể đạt kích thước từ 16 đến 22mm. Ở tuần này, các tế bào thần kinh của trẻ đã bắt đầu phân nhánh và hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Ống hô hấp cũng đang phát triển bắt đầu nối dài từ họng đến 2 lá phổi.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 8
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 8

Tuần thai thứ 9

Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 9 chỉ bằng một quả nho, chiều dài từ 23 đến 30mm. Hình thái cơ bản của bạn nhỏ đã chính thức được hình thành, phần đuôi cũng đã tiêu biến mất.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 9
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 9

Tuần thai thứ 10

Chiều dài từ đầu đến mông trong giai đoạn này có thể đạt 31 đến 40mm. Lúc này, đôi tay, đôi chân của thai nhi đã có thể gập duỗi, các chi tiết nhỏ như móng tay, móng chân cũng đã được hình thành nhưng phần da của thai nhi vẫn còn trong mờ.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 10
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 10

Tuần thai thứ 11

Ở tuần thứ 11, hình thái bé con của chúng ta cơ bản đã hình thành gần như đầy đủ, chiều dài có thể đạt từ 41 đến 51mm. Bé con đã có thể duỗi người, đá chân hay nấc ở phía trong bụng mẹ nhưng lúc này mẹ vẫn chưa cảm nhận được những hoạt động này của thai nhi.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 11
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 11

Tuần thứ 12

Tuần thứ 12 đánh dấu những phản xạ của thai nhi, bạn nhỏ của mẹ đã có thể gấp duỗi những ngón tay, cong ngón chân và miệng sẽ thực hiện được động tác mút. Mặc dù giai đoạn này mẹ chưa thể cảm nhận được những động thái của thai nhi nhưng các bạn nhỏ lại có thể cảm nhận được khi mẹ nhẹ nhàng vuốt ve vùng bụng. Hình ảnh thai nhi tuần thứ 12 sẽ có kích thước tương đương với quả chanh.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 12
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 12

Tuần thứ 13

Ở giai đoạn này bạn đã có thể nhìn thấy các cơ quan nội tạng và tĩnh mạch qua da, những chi tiết nhỏ hơn như vân tay cũng đã hình thành đủ.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 13
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 13

Tuần thai thứ 14

Khi siêu âm thai lúc này thì mẹ có thể quan sát được hình ảnh thai nhi đang mút ngón tay cái. Giờ đây, não của thai nhi đã có những xung động thần kinh và có thể vận động phần cơ mặt. Chiều dài thai ở tuần 14 khoảng 87mm.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 14
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 14

Tuần thứ 15

Hình ảnh thai nhi siêu âm được ở tuần thứ 15 có thể xác định được giới tính của bé. Mặc dù lúc này mí mắt của bé vẫn đang nhắm kín nhưng nếu mẹ chiếu đèn vào bụng thì bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng và tránh ánh sáng. Kích thước của bé con lúc này sẽ tương đương một quả táo.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 15
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 15

Tuần thai thứ 16

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 16 sẽ tương đương kích thước một quả bơ. Lúc này bé chưa có tóc nhưng da đầu đã được tạo hình, đầu bạn nhỏ đã thẳng hơn và vị trí tai đã ở rất gần vị trí chuẩn.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 16
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 16

Tuần thai thứ 17

Nếu như trước đây bộ xương của thai nhi đang là sụn mềm thì ở tuần thai thứ 17 này sẽ được dần dần hóa xương. Thai nhi cũng có khả năng vận động được các khớp ở tuần này. Mẹ nên bổ sung thêm canxi đầy đủ theo hướng dẫn của các bác sĩ để giúp hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về xương khớp.

Ngoài ra, dây rốn cũng có sự thay đổi chúng trở nên dày và khỏe hơn. Một số sợi tóc đã bắt đầu xuất hiện trên đầu của thai nhi. Hình ảnh thai nhi tuần thứ 17 sẽ tương đương kích thước của củ cải.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 17
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 17

Tuần thứ 18

Ở tuần thứ 18, trọng lượng của bé con đã đạt được khoảng 190gram. Bạn nhỏ có thể thoải mái duỗi tay duỗi chân và các mẹ đã có thể cảm nhận những chuyển động đáng yêu này của bé. 

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 18
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 18

Tuần thai thứ 19

Chỉ sau 1 tuần thì trọng lượng của bé cũng tăng lên đáng kể, ước tính trọng lượng của thai nhi tuần thứ 19 sẽ khoảng 240 gram. Điểm đặc biệt ở tuần thai này là bé sẽ phát triển những cơ quan khứu giác, vị giác, thính giác thị giác và xúc giác. Ở giai đoạn này mẹ có thể nói chuyện với con nhiều hơn, đọc to hoặc hát để cho bé nghe bởi bé con đã có thể cảm nhận, nghe được giọng nói của mẹ.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 19
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 19

Tuần thứ 20

Trong tuần thứ 20 thai kỳ, bạn nhỏ của mẹ sẽ có kích thước bằng một quả chuối với cân nặng khoảng 300gram. Thai nhi đã có thể nuốt và hệ thống tiêu hóa sẽ tạo ra phân su dính dính và có màu tối. Phân su sẽ được thải ra trong lần đại tiện đầu tiên ngay trong bụng mẹ khi sinh hoặc trong tã lót khi sinh.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 20
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 20

Tuần thứ 21

Kích thước của bé yêu giai đoạn này đã tương đương với một củ cà rốt, trọng lượng khoảng 360gram. Các vận động của bé cũng mạnh mẽ hơn chuyển từ những hoạt động nhẹ sang đá, đạp vào tử cung của người mẹ. Mẹ cần làm quen dần với các hoạt động của bé và chú ý lựa chọn những tư thế nằm nghỉ phù hợp.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 21
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 21

Tuần thai thứ 22

Thai nhi sẽ đạt trọng lượng khoảng 430gram vào tuần thứ 22 của thai kỳ. Về cơ bản em bé đã hoàn thiện và sẽ giống như một trẻ sơ sinh thu nhỏ. Duy chỉ có sắc tố màu cho đôi mắt vẫn chưa xuất hiện ở giai đoạn này.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 22
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 22

Tuần thứ 23

Kích thước của thai nhi ở tuần thứ 23 sẽ tương đương một quả xoài lớn với trọng lượng khoảng 500 gram. Ngoài sự phát triển về kích thước thì đôi tai của bé cũng thu nhận âm thanh tốt hơn, một số âm thanh nghe thấy tại thời điểm này có thể được bạn nhỏ nhận biết được sau khi sinh.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 23
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 23

Tuần thai thứ 24

Bé con của chúng ta ở tuần thứ 24 sẽ có kích thước như một bắp ngô, khá dài và gầy, trọng lượng tầm 600gram. Lúc này da vẫn khá mỏng, mờ nhưng sự thay đổi về da và cân nặng sẽ sớm xuất hiện thôi các mẹ nhé!

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 24
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 24

Tuần thứ 25

Thai nhi ở tuần này có trọng lượng khoảng 660gram. Phần tóc của bé bắt đầu mọc lên, có kết cấu và màu sắc. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là lớp mỡ trong đang được hình thành dần dần vì vậy mà làn da nhăn nheo của bé sẽ được căng dần ra. Hình ảnh thai nhi mẹ quan sát được khi siêu âm sẽ mũm mĩm hơn, giống trẻ sơ sinh hơn.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 25
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 25

Tuần thứ 26

Ở tuần thứ 26, bé con sẽ thực hiện những động tác hít vào, thở ra nước ối. Đây là một bài tập thực hành hít thở không khí đầu tiên từ trong bụng mẹ để giúp bé phát triển phổi và là tiền đề để bé hô hấp sau khi sinh. Mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống để đảm bảo lượng nước ối phù hợp cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, không nên để lượng nước ối quá nhiều, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 26
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 26

Tuần thứ 27

Trong tuần thai này, bạn nhỏ của chúng ta sẽ ngủ và thức dậy theo lịch trình đều đặn hơn và các hoạt động của não cũng năng động hơn, phần đầu nhỏ lại, bộ não phát triển gần hoàn chỉnh. Mặc dù lúc này phổi chưa hoàn thiện đầy đủ nhưng bé dường như đã có thể sống một cuộc sống tách biệt ở trong bụng mẹ.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 27
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 27

Tuần 28

Từ tuần thai này mẹ nên đăng ký những lớp học sinh nở và thường xuyên thăm khám để kiểm tra tình trạng của bé. Cân nặng của bạn nhỏ của chúng ta ở tuần thai 28 sẽ khoảng 1000 gram. Thị lực của bé trong tuần này cũng có sự phát triển tốt, đạt 1/20, bé có thể chợp mắt và cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài. Lông mi của bé cũng đã bắt đầu được hình thành và mọc lên rồi mẹ nhé.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 28
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 28

Tuần thai thứ 29

Kể từ tuần thai này đến tuần thứ 34, trung bình cứ mỗi tuần bé của chúng ta sẽ tăng thêm 200 gram. Hình ảnh thai nhi quan sát được cho thấy đầu bé đang phát triển để tạo chỗ cho bộ não và phần cơ bắp, phổi cũng được phát triển mạnh mẽ chuẩn bị cho những hoạt động ở thế giới bên ngoài. Tuần này bé vẫn ngủ trong phần lớn thời gian và khi thức mẹ sẽ cảm nhận được sự di chuyển trồi lên tụt xuống của bé, những cú thúc gối, khuỷu tay ở thành bụng của mẹ.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 29
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 29

Tuần thai 30

Tuần thai thứ 30 đánh dấu sự hoàn thiện về phổi của bé, thai nhi đã có thể tự thở được nếu ra đời ở thời điểm này. Lượng nước ối bao bọc bé khoảng 1,5L nhưng sẽ giảm dần theo sự phát triển của thai nhi.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 30
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 30

Tuần thai thứ 31

Hình ảnh thai nhi quan sát được trong lúc này cho thấy bé con đã có thể ngúc ngắc chiếc đầu xinh của bản thân và cơ thể đang được làm đầy hơn bởi những lớp mỡ bảo vệ tích tụ dưới da.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 31
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 31

Tuần 32

Trong 7 tuần kể từ tuần thứ 32, bạn nhỏ của mẹ sẽ tăng tốc về cân nặng, bé có thể tăng từ ⅓ đến ½ trọng lượng lúc sinh ra. Lúc này, mẹ cũng thấy cơ thể mẹ tăng cân nhanh, mỗi tuần có thể tăng 0.5kg nhưng một nửa số cân nặng đó sẽ được chuyển thẳng vào thai nhi. Giai đoạn này vẫn cho thấy sự phát triển nhanh chóng của bộ não vì vậy mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện, đặc biệt là DHA.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 32
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 32

Tuần thai 33

Khung xương của thai nhi gần như đã được gần hoàn thiện trừ xương hộp sọ vẫn còn là các mảnh xương sọ được nối với nhau bằng tổ chức sụn. Nhưng cũng chính sự chưa hoàn thiện này lại giúp bé con dễ dàng chui ra qua ngả âm đạo.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 33
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 33

Tuần thai thứ 34

Bé con được sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 34 đến 37 vẫn có khả năng độc lập phát triển mà không gặp bất cứ biến chứng nào bởi đa phần các bộ phận đã đều hoàn thiện về chức năng. Cân nặng trung bình của bạn nhỏ trong tuần 34 sẽ khoảng 2100 gram. Từ tuần này đến tuần thứ 40 thì bé của bạn sẽ tăng 200 đến 250 gram mỗi tuần.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 34
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 34

Tuần thứ 35

Lúc này thai nhi đã phát triển khá lớn, ngoại trừ bộ não và phổi còn tiếp tục phát triển thì hầu hết các cơ quan đã hoàn chỉnh, cơ thể mẹ đã khá chật so với kích thước của bé. Tuần thứ 35 đánh dấu sự phát triển hoàn toàn của thận và gan đã có thể thực hiện xử lý một số sản phẩm chất thải.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 35
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 35

Tuần thứ 36

Mẹ có biết không, mỗi ngày bạn nhỏ của mẹ đang tăng khoảng 30 gram nữa đó nhé. Bạn nhỏ cũng đang mất dần đi lớp màng mịn và thay bằng một chất sáp màu trắng bảo vệ làn da của bé. Thời điểm này. nếu mẹ sinh em bé thì cũng là ca sinh non muộn, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé đâu mẹ nhé!

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 36
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 36

Tuần thai thứ 37

Trong tuần thứ 37 - 38, não và phổi của bé sẽ phát triển để hoàn thiện đầy đủ. Hiện tại, hình ảnh thai nhi siêu âm thấy được bé đã giống một em bé sơ sinh rồi nhưng vẫn cần duy trì đến tuần 39 - 40 để đảm bảo bé sinh ra hoàn thiện nhất.

Tuần thai 38

Khi siêu âm ở tuần thai thứ 38 mẹ có thể quan sát được hình ảnh thai nhi mút tay, khóc, bài tiết, tiêu hóa,... chúng diễn ra rất tự nhiên cho đến khi bé con chào đời.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 38
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 38

Tuần thai 39

Thai nhi ở tuần thai thứ 39 được xem là đã đủ tháng. Trong hình ảnh thai nhi minh họa mẹ có thể thấy thai nhi đã phát triển hoàn thiện nhưng bé sẽ tiếp tục sản sinh lượng chất béo để đảm bảo nhiệt độ cơ thể phù hợp khi chào đời, bước ra thế giới bên ngoài.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 39
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 39

Tuần thai thứ 40

Nếu mẹ dự tính ngày sinh dựa theo ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và đã qua ngày dự sinh nhưng chưa thấy dấu hiệu lâm bồn thì cũng không nên quá lo lắng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, làm các xét nghiệm, siêu âm để đảm bảo mẹ có thể tiếp tục mang thai an toàn.

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 40
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 40

Tuần thai thứ 41

Nếu mẹ bước vào tuần thứ 41 mà chưa có dấu hiệu sinh nở thì sẽ được gọi là thai kỳ già tháng, điều này không hề tốt mà sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé. Mẹ bầu cần thăm khám để các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ phương pháp kích thích chuyển dạ an toàn nhất.

Nhìn vào những hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần chúng ta có thể thấy rằng hành trình mang thai của mẹ thật kỳ diệu và có nhiều điều bất ngờ. Mẹ có thể theo dõi hình ảnh của bé con, sự phát triển của bé qua việc siêu âm định kỳ thường xuyên với các bác sĩ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện khám thai chỉ tại một cơ sở y tế dự định dự sinh để việc theo dõi, hỗ trợ trước và trong khi sinh được đảm bảo tốt nhất. 

Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 41
Hình ảnh quá trình mang thai tuần thai thứ 41

Những điểm mẹ cần lưu ý trong quá trình mang thai

Ngoài việc đưa đến những thông tin về các hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần thì chúng tôi cũng muốn lưu ý đến các chị em những lưu ý trước và trong khi mang thai như sau:

- Trước khi có dự định mang thai, chị em cùng chồng nên đến các cơ sở phòng khám phụ khoa, nam khoa để kiểm tra những vấn đề về sức khỏe sinh sản, các bệnh viêm nhiễm, bệnh lây qua đường tình dục để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu có vấn đề nào thì cần điều trị khỏi hoàn toàn trước khi mang thai.

- Cơ thể người mẹ khi mang thai thường bị giảm sức đề kháng vì vậy các chị em cần chủ động tiêm phòng thủy đậu, bạch hầu - ho gà - uốn ván hay tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella. Các loại vắc xin này thường được tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

- Khi có những dấu hiệu mang thai xuất hiện mẹ cần đến gặp các bác sĩ để siêu âm hình ảnh thai nhi, kiểm tra tình trạng thai đã nằm trong tử cung hay chưa, đang ở tuần thai thứ bao nhiêu. Các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ bầu những mốc khám thai quan trọng nhất, lịch khám thai định kỳ và cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn mang thai. Mẹ cần chú ý một số mốc khám thai không thể bỏ qua bao gồm:

  • Tuần thai 11 - 13: Kiểm tra độ mờ da gáy, phát hiện sớm các dị tật ở tim, tay chân, bệnh Down,...
  • Tuần thai từ 21 đến 24 chẩn đoán các dị tật hở hàm ếch, sứt môi, dị tật ở các cơ quan nội tạng,...
  • Tuần thai 30 - 32 để phát hiện các dị tật muộn như bất thường ở não, dị tật tim, động mạch,...
  • Tuần thai 35 - 36 để xác định tình trạng thai trước khi sinh và dự đoán thời gian dự sinh.

- Ngoài việc chú ý mốc khám thai thì các mẹ bầu cũng cần chú ý đến dinh dưỡng. Trong suốt 9 tháng 10 ngày chị em cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đặc biệt là vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh đồ ăn sống, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn tái, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại cá chứa nhiều thủy ngân và các loại bia rượu, nước ngọt có gas,...

- Trong thời gian 9 tháng 10 ngày mẹ bầu chỉ nên tăng từ 11 đến 16kg và riêng 3 tháng đầu chỉ nên tăng tối đa 2kg. Trường hợp mang thai đôi thì mẹ có thể tăng từ 17 đến 24kg trong thai kỳ. Lưu ý, việc tăng cân quá ít hay bị thừa cân đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, chị em nên duy trì cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Bạn nên duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cần ngủ ít nhất 8h mỗi ngày và phải duy trì giấc ngủ trưa 30 phút. Mẹ bầu hạn chế tối đa việc thức khuya, dậy sớm.

- Trong 9 tháng 10 ngày mang thai mẹ vẫn cần thường xuyên vận động để giúp lưu thông máu tốt hơn, giúp tinh thần thoải mái. Bạn chỉ nên đi bộ, tập các bài yoga bầu,... nhưng chỉ thực hiện ở một mức độ phù hợp, không nên tập những bài tập nặng nhất là ở những tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.

- Trong quá trình mang thai mẹ không cần kiêng cữ quá mức việc quan hệ tình dục nhưng chỉ nên thực hiện ở tần suất phù hợp, tiến hành nhẹ nhàng, thận trọng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chuyện vợ chồng chỉ nên  thực hiện khi mẹ bầu cảm thấy thật sự thoải mái và có hứng thú.

- Điểm lưu ý cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đó là chị em không nên chủ quan tự ý sử dụng thuốc trong suốt khoảng thời gian mang thai. Khi có những vấn đề bất thường ở bất cứ vị trí nào thì bạn cũng đều cần đến các cơ sở y tế để được kê đơn thuốc sử dụng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngay cả khi muốn sử dụng thêm thuốc bổ, thực phẩm chức năng chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa trước khi sử dụng.

Như vậy, bài viết trên đã gửi đến bạn đọc những thông tin về hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần. Việc tìm hiểu những thông tin về việc chăm sóc thai trong thai kỳ là rất cần thiết nhưng chị em cần chọc lọc những thông tin chính thống từ các đơn vị uy tín. Tốt nhất, khi đã có biểu hiện mang thai thì chị em nên thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn với bác sĩ và thực hiện khám ở một cơ sở cho đến khi sinh nở để được theo dõi, hướng dẫn chăm sóc từng giai đoạn thai kỳ phù hợp nhất. 

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Thuốc tránh thai hàng ngày Hướng dẫn sử dụng cụ thể
Thuốc tránh thai hàng ngày Hướng dẫn sử dụng cụ thể
Cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày được chị em rất quan tâm ❤️⭐️❤️⭐️❤️ bởi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có ưu điểm là khá an toàn, dễ thực hiện
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? giải đáp chi tiết từng giai đoạn
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? giải đáp chi tiết từng giai đoạn
Thụ thai là quá trình tinh trùng của nam giới di chuyển qua âm đạo, tử cung và tiến hành thụ tinh với trứng của nữ giới, quá trình thụ thai diễn ra theo 2 giai đoạn
Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?
Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?
Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không là thắc mắc của không ít chị em việc quan hệ bằng miệng cho chồng không chỉ giúp cả hai thỏa mãn nhu cầu tình dục
Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì? BS Thành Tư Vấn
Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì? BS Thành Tư Vấn
Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì hay giai đoạn đầu thụ thai cần phòng tránh gì là những vấn đề mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên tìm hiểu trước khi có kế hoạch mang thai
Mẹ nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?
Mẹ nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?
Khám dị tật thai nhi đúng thời điểm sẽ giúp chẩn đoán được sớm những vấn đề bất thường dưới đây là 3 mốc thăm khám tầm soát bất thường thai nhi quan trọng mà mẹ bầu cần phải lưu ý
Chồng bú khi mang thai có sao không? BS Trần Thị Thành TƯ VẤN
Chồng bú khi mang thai có sao không? BS Trần Thị Thành TƯ VẤN
Kết luận của BS Trần thị Thành là rằng việc cho chồng bú khi mang thai là KHÔNG SAO ⭐️❤️⭐️❤️⭐️ nếu sức khỏe của mẹ bầu ổn định và không mắc các bệnh lý ở ngực, đầu ti và tử cung
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ