Mẹ nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
8/9/2023 10:18

Nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là vấn đề băn khoăn của không ít mẹ bầu, bởi đây là một trong những việc làm cần thiết giúp đảm bảo cho em bé chào đời được khỏe mạnh cả về thể chất cũng như tinh thần. Thai nhi bị dị tật có thể gây hỏng thai, tử vong sau sinh hoặc nguy cơ trẻ phải sống chung cả đời với dị tật. Với nền y học phát triển như hiện nay đã có nhiều phương pháp khám dị tật thai nhi được áp dụng trong nhiều giai đoạn của thai kỳ. Vậy mẹ bầu nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy, câu hỏi này sẽ được đội ngũ chuyên gia giải đáp cụ thể ngay sau đây.

Khám dị tật thai nhi có vai trò như thế nào?

Dị tật thai nhi được hiểu là những vấn đề bất thường, khiếm khuyết mà thai nhi gặp phải có liên quan đến di truyền hoặc thể chất. Thai nhi bị dị tật dù ở mức độ nhẹ hay nặng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ, quá trình sinh nở của người mẹ trở nên khó khăn hơn hay thậm chí còn để lại nhiều tác động nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh khi chào đời.

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi có thể khiến sức đề kháng yếu hơn so với bình thường, dễ gặp ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài. Không chỉ vậy, nguy cơ dị tật thai nhi sẽ tăng cao hơn nếu như mẹ mang thai sau 35 tuổi, tiền sử sảy thai nhiều lần, người thân trong gia đình có tiền sử dị tật thai nhi, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, người hút nhiều thuốc lá…

Chính vì vậy, việc nắm được nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là điều đóng vai trò quan trọng, cần thiết giúp cho các mẹ bầu nắm được sự phát triển của thai nhi, không bỏ sót các dị tật đáng tiếc nếu chẳng may em bé mắc phải. Qua đó bác sĩ có thể phát hiện được ngay từ sớm những dị tật thai nhi bất thường, kịp thời đưa ra phương hướng xử lý phù hợp nhằm đảm bảo cho trẻ khi sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường.

Khám dị tật thai nhi có vai trò như thế nào?
Khám dị tật thai nhi có vai trò như thế nào?

Giải đáp: Mẹ nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy?

Như chúng tôi đã chia sẻ, khám dị tật thai nhi đúng thời điểm sẽ giúp chẩn đoán được sớm những vấn đề bất thường hay tình trạng thai chậm phát triển. Cụ thể, dưới đây là 3 mốc thăm khám tầm soát bất thường thai nhi quan trọng mà mẹ bầu cần phải lưu ý:

1. Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ 11 - 14 trong thai kỳ

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, tuần thứ 11 - 14 là thời điểm quan trọng mà mẹ bầu cần đi khám để tầm soát các dị tật của thai nhi. Ở lần khám này, bác sĩ sẽ quan sát có bao nhiêu thai, thai đã nằm đúng vị trí hay chưa, dựa vào chiều dài đầu mông để tính tuổi thai…

Thông qua việc siêu âm thai và một số xét nghiệm đi kèm, thai phụ sẽ được chẩn đoán nếu có các bất thường về nhiễm sắc thể (13, 18, 21), hội chứng Down, hội chứng Edwards… và những dị tật thai nhi khác như sau:

  • Dị tật ở hệ thần kinh: Thai vô sọ, thoát vị màng não, não trước không phân chia…
  • Dị tật ở chân tay, xương: Khiếm khuyết số lượng chi, thiểu sản xương, loạn sản xương, bất sản sụn…
  • Dị tật ở lồng ngực, tim: Thoát vị lồng ngực, đảo gốc động mạch, thiểu sản thất trái…
  • Thoát vị rốn.
  • Dấu hiệu bất thường ở mặt: Hở vòm miệng, không có sống mũi, sứt môi, hở hàm ếch…

2. Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ 18 - 23 trong thai kỳ

Mẹ bầu nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy, mốc tiếp theo mà chị em phụ nữ phải lưu tâm đó là giai đoạn tuần thứ 18 - 23 trong thai kỳ. Đây là lúc thai nhi đã có sự phát triển khá đầy đủ, cộng với lượng nước ối gia tăng nhiều lên giúp cho việc quan sát toàn bộ thai nhi được dễ dàng, chuẩn xác hơn. Theo đó, ở lần khám này thì hầu hết những vấn đề bất thường liên quan đến hình thái của thai nhi đều sẽ được chẩn đoán nếu có. Cụ thể là:

  • Dị tật về hệ thần kinh: Dị dạng bán cầu não, không có não, não bé, não úng thủy, bất thường ở ống thần kinh, giãn não thất…
  • Dị tật hàm, mặt: Quan sát rõ và chẩn đoán chính xác hơn so với lần siêu âm trước, đặc biệt là những triệu chứng bất thường tại vùng ổ mắt.
  • Bất thường ở khoang lồng ngực: Thoát vị cơ hoành, tràn dịch màng phổi, kén ở phổi, thiểu sản phổi…
  • Dị tật tim bẩm sinh: Thực hiện siêu âm dị tật thai nhi giúp chẩn đoán các bất thường ở tim mạch bao gồm rối loạn nhịp tim, thiểu sản van tim, tứ chứng Fallot, thông sàn nhĩ thất, thất phải hai đường ra…
  • Dị tật tại ổ bụng: Thoát vị rốn, hẹp thực quản, hẹp dạ dày, tắc ruột, lách to, gan to…
  • Bất thường ở hệ tiết niệu: Bất thường niệu đạo, bàng quang, tắc nghẽn đường tiểu, thận đa nang, không có thận…
  • Dị tật xương và các chi: Khám dị tật thai nhi ở giai đoạn này còn giúp chẩn đoán rõ hơn các bất thường ở chi, xương so với lần kiểm tra trước, ngoài ra nhờ việc quan sát chi tiết ngón tay, chân của thai sẽ phát hiện được dị tật tay vẹo, nhiều ngón…
Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ 18 - 23 trong thai kỳ
Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ 18 - 23 trong thai kỳ

3. Khám dị tật thai nhi ở tuần thứ 30 - 32 của thai kỳ

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là lúc thai nhi đã hoàn thiện về cấu trúc của cơ thể và đang có sự phát triển nhanh chóng. Do đó, mẹ nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy thì bạn lưu ý cần lên kế hoạch thăm khám vào tuần thứ 30 - 32 trong thai kỳ. Việc khám và siêu âm dị tật thai nhi ở thời điểm này có mục đích chủ yếu là đánh giá quá trình thai nhi và tử cung phát triển, vị trí của thai như thế nào, dây rốn có bất thường không, lượng nước ối ra sao…

Bên cạnh đó, một số bất thường của thai nhi cũng có thể được phát hiện hoặc có sự đánh giá một cách rõ ràng hơn so với lần thứ 2 khám dị tật thai nhi. Điển hình như:

  • Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
  • Các vấn đề bất thường ở não.
  • Bất thường ở hệ sinh dục: Tinh hoàn, khối u ở cơ quan sinh dục…
  • Dị tật tim mạch: Hẹp hoặc hở van tim, bất thường động mạch chủ, u tim…

Các phương pháp siêu âm, xét nghiệm dị tật thai nhi phổ biến

Ngoài việc băn khoăn nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy, nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc về các phương pháp chẩn đoán như thế nào. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện đại đã nghiên cứu và ra đời nhiều phương pháp sàng lọc, tầm soát dị tật thai nhi. Để giúp chị em phụ nữ tìm hiểu rõ hơn, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những loại xét nghiệm, siêu âm dị tật thai nhi đã và đang được áp dụng phổ biến:

Siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi

Độ mờ da gáy có nghĩa là sự kết tụ chất dịch tại vùng da ở mặt sau cổ của thai nhi. Phương pháp này giúp sàng lọc dị tật thai nhi từ sớm, tuy nhiên nếu muốn có kết quả chính xác nhất thì cần phải kết hợp cùng với một số xét nghiệm khác. Nếu như độ mờ da gáy < 2,5mm thì nguy cơ dị tật thai ở mức thấp, ngược lại kết quả từ 3mm trở lên chứng tỏ nguy cơ cao.

Xét nghiệm Double Test

Đây là phương pháp xét nghiệm dị tật thai nhi cần tiến hành trong khoảng từ tuần 11 - 13 trong thai kỳ. Thai phụ được lấy mẫu máu để phân tích chỉ số Beta-hCG và PAPP-A, kết hợp với kết quả độ mờ da gáy nhằm đánh giá những bất thường về nhiễm sắc thể, qua đó phát hiện các biểu hiện của hội chứng Down, hội chứng Edwards…

Xét nghiệm Triple Test

Mẹ bầu nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy, vào thời điểm tuần thứ 16 - 18 của thai kỳ chị em nên thực hiện Triple Test (xét nghiệm bộ 3) với mục đích đánh giá 3 chỉ số gồm AFP, hCG và Estriol có trong máu. Xét nghiệm Triple Test cũng giúp chẩn đoán các dị tật thai nhi sớm như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, Trisomy…

Chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau

Trong trường hợp kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, Double Test hoặc Triple Test có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành chọc lấy dịch ối (trong nước ối chứa các tế bào thai nhi) hoặc sinh thiết gai nhau (mô tế bào chứa chất liệu di truyền tương tự như tế bào cơ thể thai nhi) để đưa ra chẩn đoán chính xác. Đây là hai phương pháp sàng lọc có xâm lấn, vì thế chị em chỉ được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

Xét nghiệm NIPT phương pháp siêu âm, xét nghiệm dị tật thai nhi phổ biến
Xét nghiệm NIPT phương pháp siêu âm, xét nghiệm dị tật thai nhi phổ biến

Xét nghiệm NIPT

NIPT (viết tắt của Non-Invasive prenatal testing) là một loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn với mức độ an toàn và tính chính xác rất cao. Xét nghiệm NIPT sẽ lấy mẫu máu của thai phụ để phân tích ADN thai nhi, kiểm tra và phát hiện các dị tật thai nhi như hội chứng Down, Edwards, Patau, Turner và những bất thường khác về số lượng nhiễm sắc thể. Phương pháp này có thể thực hiện sớm ngay từ tuần thứ 9 trở đi của thai kỳ.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám dị tật thai nhi

Để đảm bảo cho quá trình thăm khám được thuận lợi, an toàn và có kết quả chuẩn xác, bên cạnh việc nắm được nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy thì mẹ bầu cũng đồng thời nên lưu ý đến một số điều như dưới đây:

  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tinh thần vui vẻ trước khi đi khám, không nên suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều.
  • Mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn những câu hỏi, vấn đề cần trao đổi cùng bác sĩ về chế độ chăm sóc thai kỳ, chế độ sinh hoạt hàng ngày của bản thân mình.
  • Khi đi khám thai, mẹ nên mặc váy suông để thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám, siêu âm và xét nghiệm của bác sĩ.
  • Mẹ bầu không nên để bụng đói trước khi đi khám vì điều này có thể dẫn đến tụt đường huyết, nhưng đồng thời chị em cũng tránh việc ăn quá no gây ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.
  • Dành thời gian tìm hiểu để lựa chọn được đúng những địa chỉ, cơ sở y tế chuyên khoa uy tín giúp quá trình thăm khám, sàng lọc dị tật thai nhi đạt hiệu quả cao.

Như vậy, câu hỏi nên đi khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy cùng một số thông tin liên quan đã được các chuyên gia Sản phụ khoa chia sẻ cụ thể trên đây. Hy vọng rằng bài viết đã giúp chị em phụ nữ nắm được những mốc khám dị tật thai nhi quan trọng giúp tầm soát nguy cơ, phòng ngừa các trường hợp đáng tiếc để em bé được phát triển bình thường, chào đời một cách an toàn và khỏe mạnh. Mọi băn khoăn, thắc mắc khác có liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số hotline 0395456294 để nhận tư vấn miễn phí.

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? giải đáp chi tiết từng giai đoạn
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? giải đáp chi tiết từng giai đoạn
Thụ thai là quá trình tinh trùng của nam giới di chuyển qua âm đạo, tử cung và tiến hành thụ tinh với trứng của nữ giới, quá trình thụ thai diễn ra theo 2 giai đoạn
11 dấu hiệu sắp sinh đau đẻ chuyển dạ chuẩn nhất cho mẹ bầu
11 dấu hiệu sắp sinh đau đẻ chuyển dạ chuẩn nhất cho mẹ bầu
Không phải tất cả mọi người đều biết rõ dấu hiệu sắp sinh con như thế nào vì vậy hãy chủ động theo dõi để sớm nhận biết được các dấu hiệu sắp sinh cho thấy bé yêu chuẩn bị chào đời
Đặt vòng tránh thai là gì? Có an toàn không hết bao nhiêu tiền?
Đặt vòng tránh thai là gì? Có an toàn không hết bao nhiêu tiền?
Đặt vòng tránh thai là gì? Có an toàn không ❤️⭐️❤️⭐️❤️ Chi phí đặt vòng tránh thai hết bao nhiêu tiền? Đây là những câu hỏi đang nhận được sự quan tâm hàng đầu của chị em
Cách phá thai bằng rau ngót sống có được không có an toàn không?
Cách phá thai bằng rau ngót sống có được không có an toàn không?
Cách phá thai bằng rau ngót sống là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau từ trước đến nay, tuy nhiên lại không ai có thể khẳng định về hiệu quả cũng như tính an toàn
Thuốc tránh thai 1 tháng 1 viên cách sử dụng an toàn hiệu quả
Thuốc tránh thai 1 tháng 1 viên cách sử dụng an toàn hiệu quả
Vậy thông tin về loại thuốc tránh thai 1 tháng 1 viên là gì, có thực sự tốt như lời quảng cáo không, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khám vô sinh nam: Quy trình xét nghiệm gồm các bước nào?
Khám vô sinh nam: Quy trình xét nghiệm gồm các bước nào?
Vậy khi đi khám vô sinh nam thì quy trình xét nghiệm gồm các bước nào? Cùng tìm hiểu những thông tin có trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hạng mục khám này nhé
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ