3 tháng đầu mang thai nên ăn gì? 13 thực phẩm nên và không nên ăn

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
4/3/2023 11:01

Ở phụ nữ mang thai, ngoài việc nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan thì chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trong giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí não. 3 tháng mang thai đầu là thời điểm rất quan trọng khởi đầu cho quá trình bào thai hình thành và phát triển. Vậy 3 tháng đầu mang thai nên ăn gì và 3 tháng đầu mang thai không nên ăn gì? Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để mẹ bầu có thể tham khảo và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Các chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai

3 tháng đầu thai kỳ ở phụ nữ mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm, có rất nhiều sự thay đổi về tâm lý cũng như sinh lý. Đây là giai đoạn quan trọng hình thành nên những bộ phận đầu tiên ở thai nhi, tuy nhiên đây cũng chính là giai đoạn rất dễ tổn thương của bào thai. Chính vì thế, ngoài việc giữ tinh thần được tích cực và lạc quan thì mẹ bầu cần chú trọng đến chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu dưới đây thai phụ cần lưu ý cung cấp đầy đủ cho cơ thể để có thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho bào thai. 

Các chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai
Các chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai
  • Năng lượng: 

Nhu cầu về năng lượng khi mang thai của cơ thể mẹ tăng cao, vì thế, thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần được cung cấp 2300 - 2400 kcal/ngày.

  • Axit folic: 

Đây là chất quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển của các tế bào trong cơ thể chúng ta. Axit folic có chức năng quan trọng trong việc phòng ngừa các chứng dị tật bẩm sinh ở bào thai. Ngoài ra, axit folic còn giúp ngăn ngừa các chứng thiếu máu cho cơ thể mẹ, tránh gặp phải những rủi ro như thai nhi chậm phát triển, sinh non,...

  • Sắt:

Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên hồng cầu trong máu. Ngoài việc tăng hàng rào miễn dịch cho cơ thể, chống lại các chứng mệt mỏi do thiếu máu thì sắt còn có nhiệm vụ góp phần vận chuyển oxy đến cơ thể mẹ và thai nhi. Giai đoạn mang thai, thai phụ hiển nhiên cần được cung cấp nhiều chất sắt hơn bình thường nhằm giúp tăng cường sự phát triển và bảo vệ cho sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, cần sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ.

  • Protein:

Đây là chất có công sức rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bào thai. Bên cạnh đó, protein còn giúp các mô vú và tử cung được tăng trưởng tốt hơn, đồng thời cũng tăng sinh máu, sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi đều được đảm bảo ổn định và an toàn.

  • Canxi và vitamin D:

Đây là 2 thành phần không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của hệ thống xương sọ, cột sống của bào thai. Thiếu vitamin D và canxi, thai nhi dễ bị còi xương ngay trong cơ thể mẹ.

  • Vitamin A:

600mcg/ ngày là lượng vitamin A mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ để đảm bảo cho bào thai được phát triển khỏe mạnh và ổn định. Vitamin A đóng góp công sức to lớn vào quá trình hình thành các chức năng linh hoạt của mắt.

  • Các nguyên tố vi lượng khác:

Magie, iot, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA, selen,... là những nguyên tố quan trọng cần được bầu bầu bổ sung đầy đủ trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

3 tháng đầu mang thai nên ăn gì

Các loại thịt

Cơ thể thai phụ cần có lượng protein nhiều hơn trong giai đoạn mang thai để thai nhi có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí nào. Thịt nạc là nguồn thực phẩm cung cấp lượng protein cần thiết cho thai phụ, không những thế, đây còn là loại thực phẩm chứa dồi dào các vitamin B6, B12,... cùng khoáng chất sắt - có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tế bào máu giúp mẹ và bé tránh được các chứng bệnh thiếu máu, mệt mỏi, ốm nghén,...

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà,... đều là nguồn cung cấp protein tự nhiên tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu cần thay đổi linh hoạt các loại thịt trong thực đơn ăn uống hàng ngày để tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Thịt bò ngoài việc cung cấp protein, nó còn chứa rất nhiều vitamin nhóm B và choline cần thiết cho sự phát triển của các tế bào thai nhi.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Mẹ bầu cũng cần phải bổ sung thêm nguồn protein và nhất là canxi từ sữa hay các sản phẩm từ sữa. Thai phụ có chế độ ăn thiếu canxi sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, thai nhi khi thiếu canxi cũng dễ bị còi xương, chậm lớn trong bụng mẹ. Sữa chua cũng là sản phẩm từ sữa mà chị em phụ nữ khi mang thai có thể tăng cường bổ sung bởi lẽ đây là loại thực phẩm vừa thơm ngon vừa giúp tiêu hóa tốt, tránh tình trạng táo bón của mẹ bầu.

Ngoài việc chứa protein và canxi như đã kể trên, sữa còn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với các loại khoáng chất, lipit, đường, vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển của bào thai.

Cá hồi

Cá hồi chứa rất nhiều chất béo omega 3 và protein tự nhiên, đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. DHA/EPA có chứa trong cá hồi có thể giúp cho thai nhi phát triển toàn diện về trí não và sẽ thông minh, nhanh nhẹn hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung axit béo omega 3 từ cá hồi trong thời điểm mang thai cũng giúp trẻ sinh ra có hệ thần kinh nhạy bén hơn và sự phát triển của mắt cũng được linh hoạt hơn.

Nhiều mẹ bầu lo lắng trong cá hồi có chứa thủy ngân sẽ không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, cá hồi là loại thực phẩm chứa rất ít thủy ngân, được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Lượng dinh dưỡng từ cá hồi lý tưởng để mẹ bầu bổ sung là 350gram/ tuần để giúp cơ thể mẹ và bé phát triển khỏe mạnh hơn.

3 tháng đầu mang thai nên ăn gì
3 tháng đầu mang thai nên ăn gì

Trái cây 

Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tự nhiên từ trái cây như: nho, chuối, ổi, dâu tây, nước cam,... Thời điểm mang thai 3 tháng đầu khá nhạy cảm và dễ tổn thương, các vitamin và khoáng chất tự nhiên từ trái cây sẽ giúp hệ xương, mô tế bào ở thai nhi được phát triển ổn định, an toàn.

Ngoài ra, quả bơ cũng là lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bởi lẽ loại quả này có chứa lượng vitamin B tự nhiên, vitamin K, folate cùng các chất béo lành mạnh khác an toàn cho sức khỏe. Vitamin K từ chuối sẽ giúp thai phụ giảm thiểu được các chứng chuột rút cơ bắp trong thai kỳ. Qua đó có thể thấy, bổ sung dưỡng chất từ trái cây là sự lựa chọn hoàn hảo cho thai phụ thời kỳ 3 tháng đầu.

Trứng

Nguồn cung cấp protein và choline an toàn và tốt cho sức khỏe mà bà bầu cần bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày 3 tháng đầu đó là trứng. Choline có tác dụng hữu ích trong việc kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời nó còn giúp ngăn chặn các dấu hiệu bất thường xảy ra ở não và cột sống, đặc biệt là nứt đốt sống. Mẹ bầu nên sử dụng 3 - 4 quả trứng 1 tuần để đảm bảo cơ thể mẹ và bé được cung cấp đầy đủ choline. Lưu ý là các chị em cần sử dụng trứng đã chế biến kỹ càng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tăng cường rau xanh

Rau xanh là thực phẩm không thể nào vắng mặt trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Rau xanh không những chứa các chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn chứa các loại chất chống oxy hóa tốt cho da. Thai phụ là đối tượng cần bổ sung nhiều rau xanh tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày, các loại rau họ cải: cải xanh, cải xoắn, bắp cải,... hay rau chân vịt, măng tây, súp lơ,... Các chất dinh dưỡng chứa trong rau lá xanh có công dụng đặc biệt tốt cho thai phụ và sự phát triển của bào thai. Cụ thể là các chất dinh dưỡng như: canxi, chất xơ, vitamin A, folate, kali,... Có thể thấy rau xanh chính là loại thực phẩm an toàn và lành tính cần được tăng cường trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu thời kỳ 3 tháng đầu mang thai.

Các loại hạt

Ngoài việc bổ sung omega 3 tự nhiên từ cá hồi, các mẹ bầu có thể bổ sung chất dinh dưỡng này qua việc sử dụng các loại hạt như: hạt bí, hạt óc chó, hạt macca, hạt chia,... Các loại hạt dinh dưỡng chính là nguồn cung cấp axit béo lành mạnh cho mẹ bầu và thai nhi phát triển. Ngoài cung cấp lượng omega 3 dồi dào, các loại hạt còn chứa vitamin, protein, glucid,... cùng nhiều các khoáng chất khác giúp trí não của em bé trong bụng mẹ được phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, lượng axit folic có chứa trong các loại hạt còn giúp thai nhi tránh được các chứng khuyết tật đốt sống, ống thần kinh,... Đây chính là thực phẩm ăn vặt dinh dưỡng và ngon miệng mà mẹ bầu không thể bỏ qua.

Nước

Nước chính là thành phần thiết yếu tạo nên sự sống của con người. Mẹ bầu cần lưu ý bổ sung đủ nước, mỗi ngày khoảng 2 - 3 lít nước để đảm bảo hệ tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, nên có thói quen uống 1 cốc nước sau khi ngủ dậy và mẹ bầu cần có thói quen bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên, không nên đợi khát nước thì mới uống. Thói quen này tưởng chừng như rất nhỏ, hay bị bỏ quên nhưng nó giúp cơ thể được thanh lọc và rất tốt cho thai nhi.

3 tháng đầu mang thai không nên ăn gì

Như đã biết, 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai nhi nhạy cảm và dễ bị tổn thương, mẹ bầu cần lưu ý hơn đến chế độ sinh hoạt cũng như thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Những loại thực phẩm dưới đây không tốt cho thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Dứa: Bromelain có trong dứa sẽ dẫn đến tử cung co thắt mạnh, vì vậy chị em phụ nữ cần tránh sử dụng dứa hay nước ép dứa trong thời điểm ba tháng đầu để tránh sảy thai và thai chết lưu.
  • Nha đam: Nước ép nha đam tuy là thức uống mát lành và bổ dưỡng nhưng nó lại không hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai vì dễ gây xuất huyết âm đạo dẫn đến sảy thai.
  • Thực phẩm sống, tái: Rau mầm sống, gỏi sống, trứng lòng đào,... là những thực phẩm mẹ bầu nên tránh xa vì các loại ký sinh trùng sống trên rau, thịt chưa chín kỹ sẽ tấn công và gây hại cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
  • Hải sản: Tuy là loại thực phẩm giàu đạm và canxi cùng các chất dinh dưỡng khác nhưng thai phụ là đối tượng cần hạn chế các loại hải sản. Bởi lẽ trong hải sản có chứa thủy ngân không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bào thai. 
  • Đu đủ: Đu đủ là loại thực phẩm tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng như thai phụ không nên sử dụng bởi lẽ nó có chứa các enzym gây co thắt mạnh tử cung, gây chảy máu tử cung và sảy thai.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về chủ đề 3 tháng đầu mang thai nên ăn gì. Hy vọng các mẹ bầu có thể tham khảo và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn hơn. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0395456294 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Dấu hiệu đặt vòng thành công BS Trần Thị Thành Tư Vấn
Dấu hiệu đặt vòng thành công BS Trần Thị Thành Tư Vấn
Dấu hiệu đặt vòng thành công như thế nào và các thông tin cần biết về phương pháp đặt vòng tránh thai mọi người nên biết, cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé
Chi phí hút phá thai hết bao nhiêu tiền bảng giá năm 2024
Chi phí hút phá thai hết bao nhiêu tiền bảng giá năm 2024
Cụ thể hút phá thai hết bao nhiêu tiền, chi phí phá thai 1 tháng đầu hay chi phí phá thai 1.5 tháng tuổi là bao nhiêu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết
Canh ngày rụng trứng như thế nào? 5 cách canh trứng rụng tại nhà
Canh ngày rụng trứng như thế nào? 5 cách canh trứng rụng tại nhà
Canh ngày rụng trứng như thế nào hiệu quả hãy cùng tham khảo 5 cách canh trứng rụng tại nhà đơn giản ngay trong bài viết dưới đây
Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không là câu hỏi của rất nhiều người đặc biệt là các chị em, những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm trong chuyện tình dục
28 Dấu hiệu thụ thai sau 1 2 3 ngày quan hệ sớm chính sác nhất
28 Dấu hiệu thụ thai sau 1 2 3 ngày quan hệ sớm chính sác nhất
Các chị em có thể đối chiếu với những dấu hiệu thụ thai sau 1 2 3 ngày quan hệ trong nội dung bài viết này để sớm có biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp nhé
11 dấu hiệu sắp sinh đau đẻ chuyển dạ chuẩn nhất cho mẹ bầu
11 dấu hiệu sắp sinh đau đẻ chuyển dạ chuẩn nhất cho mẹ bầu
Không phải tất cả mọi người đều biết rõ dấu hiệu sắp sinh con như thế nào vì vậy hãy chủ động theo dõi để sớm nhận biết được các dấu hiệu sắp sinh cho thấy bé yêu chuẩn bị chào đời
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ