Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn luôn là điều mà các mẹ quan tâm khi có kế hoạch sinh con, đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai còn chưa có nhiều kiến thức, khá bỡ ngỡ về vấn đề này. Vậy sau bao lâu thì phôi thai vào tổ và dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn như thế nào, cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết mà bác Sản phụ khoa phòng khám Hưng Thịnh chia sẻ dưới đây nhé.
Hiện tượng phôi thai làm tổ là gì?
Phôi thai làm tổ là hiện tượng phôi thai sau khi đã thụ tinh thành công tiến vào buồng tử cung qua ống dẫn trứng và bắt đầu quá trình phát triển trong 40 tuần. Cụ thể quá trình di chuyển sẽ từ ngày thư s6-8 sau khi thụ tinh và thời gian làm tổ kéo dài từ 7-10 ngày, và thường phôi thai làm tổ trong tử cung khoảng ngày thứ 13-14.
Vị trí của phôi thai làm tổ sẽ ở đáy tử cung, phần niêm mạc tử cung khi chu kỳ kinh nguyệt trước đã chuẩn bị đầy đủ để phôi thai có thể vào làm tổ. Tuy vậy cũng có một số trường hợp bất thường phôi thai có thể làm tổ ở vị trí thấp hơn như gần lỗ trong ống tử cung. Khi đó một phần hoặc toàn bộ lỗ trong ống tử cung cùng với nhau thai sẽ tạo nên tình trạng nhau tiền đạo. Hoặc một số trường hợp phôi thai làm tổ ngoài tử cung như ở buồng trứng hoặc vòi trứng hay vị trí ở khoang bụng thì phôi thai vẫn phát triển bình thường nhưng đến một giai đoạn sẽ không còn chất dinh dưỡng cung cấp, phát triển dẫn đến chết, đây chính là hiện tượng mang thai ngoài tử cung mà các mẹ cần lưu ý.
Chị em mong ngóng trứng đã được thụ tinh hay làm tổ chưa thì hãy chờ đợi thêm một thời gian nữa nhé, bởi trong thời gian gian di chuyển vào tử cung thì chị em chưa thấy có dấu hiệu gì bất thường cũng như không thể phát hiện được bằng máy siêu âm.
Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn
Sau khoảng 9-13 ngày rụng trứng và thụ tinh thành công, trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng và bào tử cung để tìm một vị trí cố định và phát triển thành thai nhi. Lúc này sẽ có nhiều chị em bắt đầu lo lắng liệu khi thai vào tổ an toàn có dấu hiệu gì không, thì những biểu hiện thai đã vào tổ không phải chị em nào cũng gặp, và cũng không quá rõ ràng do đó, khi thấy trễ kinh nguyệt thì chị em nên đến cơ sở y tế kiểm tra và theo dõi nhé.
Tham khảo ngay một số dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn thường gặp, đó là:
1. Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo là tình trạng thường gặp khi báo hiệu trứng đã làm tổ thành công trong tử cung. Bởi vì khi phôi thai làm tổ tại niêm mạc tử cung sẽ gây tổn thương đến một số mao mạch nhỏ và gây ra hiện tượng xuất huyết. Lượng máu xuất ra không nhiều, vài giọt, có màu hồng nhạt hoặc đỏ chỉ kéo dài 1-2 ngày, và không cần dùng đến băng vệ sinh.
Ngoài ra thời điểm ra máu báo thai gần với ngày hành kinh của chu kỳ kinh tiếp theo nên chị em thường nhầm lẫn và không nhận ra mình đã mang thai. Tuy vật đặc điểm của máu báo thai và máu kinh nguyệt khá khác nhau và dễ nhận biết, chị em cần lưu ý đến lượng máu tiết ra, đặc điểm màu máu, thời gian chảy máu là có thể phân biệt được.
2. Căng tức ngực
Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn cũng tương tự như dấu hiệu báo thai, và tình trạng căng tức ngực cũng thường gặp đặc biệt ở những chị em lần đầu mang thai. Bầu ngực có dấu hiệu căng tức, sưng to, đầu vú nhạy cảm hơn, biểu hiện cho tình trạng nội tiết trong cơ thể đang tăng cao khi phôi thai đã làm tổ thành công trong tử cung. Các ống tuyến vú tiếp nhận nhiều máu hơn, phát triển và giãn nở để chuẩn bị tiết ra sữa sau này, chị em quá khó chịu thì nên chọn một chiếc áo ngực phù hợp nhé, bởi tình trạng căng tức ngực sẽ kéo dài đến khi sinh con và cho con bú.
3. Đau bụng
Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn tiếp theo mà chúng tôi chia sẻ đó là cảm giác đau bụng dưới. Những cơn co thắt diễn ra khá nhẹ, âm ỉ không quá khó chịu so với đau bụng kinh. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày và sẽ dần hết, tuy nhiên biểu hiện này cũng khó phân biệt so với dấu hiệu đến kỳ, nên những chị em lần đầu mang thai thường không quá chú ý.
Nếu tình trạng đau bụng này không giảm dần hoặc có dấu hiệu nặng hơn, đồng thời co thắt mạnh thì cần đến thăm khám bác sĩ ngay để nắm rõ tình hình.
4. Chuột rút
Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn là gặp tình trạng chuột rút ở bụng và lưng dưới khoảng 2-3 ngày với cường độ nhẹ thì không ảnh hưởng gì chỉ là triệu chứng báo hiệu phôi thai đã di chuyển vào tử cung làm tổ an toàn. Với những trường hợp chuột rút quá đau, kéo dài và có ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc thì nên đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Không chỉ bị chuột rút mà nhiều chị em còn cảm nhận được sự thay đổi trong nhiệt độ cơ thể. Như thân nhiệt tăng nhẹ từ 0,3 - 0,5 độ C, nguyên nhân là do tác động của nội tiết tố đang tăng cao.
5. Thèm ăn
Đột nhiên dạo gần đây bạn thèm ăn nhiều món hơn, ngay cả những món bạn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thích ăn thì đây là dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn. Bởi khi mang thai cơ thể sản sinh ra nhiều hormone hơn và một số loại hormone chỉ có khi mang thai, khiến cơ thể có xu hướng thay đổi sở thích, khẩu vị ăn uống. Chị em có thể chán ghét những thực phẩm mà mình từng rất thích và ngược lại.
6. Đi tiểu nhiều lần
Khi mang thai tần suất đi tiểu nhiều tăng lên là biểu hiện của việc phôi thai đã bám thành công trong tử cung của người phụ nữ. Cơ thể lúc này sẽ thay đổi để tạo điều kiện cho thai nhi có thể phát triển như lượng máu tăng lên cung cấp đến các bộ phận xương chậu và không may tạo áp lực lên bàng quang, khiến mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
7. Bốc hỏa
Bốc hỏa cũng là dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn tuy nhiên không nhiều chị em để ý đến biểu hiện này, bởi triệu chứng này chỉ kéo dài khoảng 15 phút khi phôi thai bám vào trong tử cung. Sau đó chị em sẽ cảm thấy bình thường và không hiểu tại sao mình lại nóng giận như vậy.
Trên đây là những dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn chị em tham khảo bổ sung kiến thức, tuy vậy nhiều chị em vẫn thắc mắc liệu khi thai chưa vào tử cung thì có biểu hiện gì không, hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
- Dấu hiệu có thai 28 dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần
- Sau quan hệ bao lâu thì biết có thai
- 13 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất
Dấu hiệu thai chưa vào tử cung
Như đã chia sẻ chi tiết ở trên thì trứng sau khi thụ tinh trong khoảng 2 ngày tiếp theo sẽ di chuyển trong ống dẫn trứng để tiến hành phân chia tế bào, có khoảng 2-8 tế bào sinh ra, sau đó sẽ tiến vào tử cung và làm tổ tại niêm mạc tử cung. Do đó phôi thai vào tử cung khi nào thì khoảng sau 8-9 ngày và có người muộn nhất khoảng 2 tuần, phôi thai sẽ làm tổ trong tử cung.
Vậy trong giai đoạn thai chưa vào tử cung thì có biểu hiện gì không?
- Đau bụng dưới và đau lưng: Đây là biểu hiện tử cung đang to và mềm ra để phôi thai có thể dễ dàng bám vào thành tử cung. Chị em không nên quá lo lắng, chờ đợi mà cần nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động nặng để cơ thể thoải mái tạo điều kiện cho phôi thai di chuyển vào tử cung.
- Thử que thử thai lên 1 vạch hoặc một vạch đậm, 1 vạch nhạt: Khi trứng thụ thai thành công từ chu kỳ hành kinh sẽ tạm thời dừng lại để tập trung cho quá trình mang thai. Chị em thấy chậm kinh có thể thử que nhưng chưa thấy lên hai vạch hoặc một vạch đậm, một vạch mờ thì chứng tỏ phôi thai chưa vào hoặc chưa cố định trong tử cung.
Phôi thai có thể làm tổ ở rất nhiều vị trí nhưng tốt nhất nên trong tử cung, bởi nếu làm tổ ở buồng trứng hoặc ổ bụng bên ngoài tử cung sẽ không thể phát triển được và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người mẹ.
Cần làm gì khi xuất hiện dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn
Việc cảm nhận sự phát triển của một thiên thần trong cơ thể là điều hạnh phúc của chị em phụ nữ. Đa số những chị em lần đầu mang thai đều có cảm xúc bất ngờ, lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ không biết làm gì tốt cho con phát triển trong suốt quá trình mang thai.
Theo bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, chị em sau khi lên kế hoạch mang thai cần xác định tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn như vậy quá trình mang thai sẽ suôn sẻ, mẹ khỏe, bé khỏe. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn, các mẹ cần chú ý đến những điều như:
- Đi khám thai: Chị em nên đi khám thai lần đầu tiên để chắc chắn bản thân đã mang thai và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc bản thân, cần bổ sung những thực phẩm sinh. Đồng thời khi đi khám thai sẽ theo dõi, tầm soát, kiểm tra sự phát triển của phôi thai, nếu có những dấu hiệu bất thường như đau bụng hay xuất huyết sẽ được bác sĩ chuyên môn xử lý ngay lập tức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng: điều này quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Để quá trình phôi thai vào tổ an toàn bác sĩ khuyên các mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ, tránh những thực phẩm cay nóng để cân bằng nồng độ tốt cho sức khỏe. Ngoài ra những loại trái cây tươi cũng cung cấp các loại vitamin, thúc đẩy sản sinh hormone estrogen, cải thiện chuyển hóa, trao đổi, tiêu hóa tốt hơn.
- Giữ tâm trạng thoải mái mà điều các mẹ nên làm để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi việc chờ đợi dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn khiến chị em phải suy nghĩ nhiều, bồn chồn, lo lắng và gây ra nhiều ảnh hưởng. Thực tế không phải chị em nào cũng sẽ gặp dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn, cũng có người tình trạng bình thường và không có dấu hiệu nào. Chị em nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ bằng việc thực hiện một số hoạt động lành mạnh, theo sở thích để giảm căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong giai đoạn đầu mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và chịu nhiều áp lực hơn nên việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ hạn chế những điều khó chịu mà các mẹ gặp phải.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ là điều bác sĩ khuyến khích thực hiện. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho cả sức khỏe và tâm lý, giúp mẹ yên tâm và thoải mái hơn về vấn đề cân nặng, vóc dáng.
Bài viết đã chia sẻ xong những dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn, thành công mà chị em nào cũng nên biết. Lưu ý không phải chị em nào khi mang thai sẽ xuất hiện những triệu chứng trên, nên không phải quá lo lắng khi mình bình thường. Để chắc chắn thai đã vào tổ an toàn chưa cũng như có những kiến thức chuẩn bị cho quá trình mang thai, chị em nên đi khám thai và tiếp nhận tư vấn, lời khuyên của bác sĩ. Liên hệ ngay đến phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh để gặp bác sĩ chuyên môn giải đáp thắc mắc về vấn đề sinh sản miễn phí nhé.