Double Test và Triple Test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
10/1/2023 14:10

Double test là gì, triple test làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ được rất nhiều chị em quan tâm Bác sĩ CKI sản phụ khoa Trần Thị Thành cho biết Double test và triple test là 2 loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh đặc biệt quan trọng mà thai phụ tuyệt đối không nên bỏ qua. Theo đó, dựa vào những kết quả xét nghiệm này mà bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật tim, thoát vị não… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về từng loại xét nghiệm, thậm chí chủ quan khiến bản thân phải đối mặt với nhiều rủi ro nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về xét nghiệm Double test và Triple test qua những chia sẻ của bác sĩ Sản Phụ khoa Trần Thị Thành trong bài viết dưới đây:

Nội Dung Bài Viết [Hiện]
Double test và triple test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?
Double test và triple test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?

Xét nghiệm Double test và Triple test là gì?

Những năm trở lại đây, xét nghiệm Double test và Triple test không còn là xét nghiệm xa lạ với phụ nữ mang thai. Đây là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh bắt buộc mà thai phụ cần thực hiện bên cạnh việc siêu âm dị tật thai, xét nghiệm NIPT.

Theo bác sĩ Trần Thị Thành, bác sĩ Sản phụ khoa Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết:

“Mục đích của cả 2 loại xét nghiệm này là sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật ở thai nhi như: dị tật tim, thoát vị não, bệnh Down, hội chứng tam nhiễm sắc thể... Tuy nhiên, một điều cần lưu ý rằng cả hai đều không mang tính khẳng định mà chỉ nhằm phát hiện những bất thường trong di truyền để cho thấy nguy cơ mắc dị tật ở thai nhi là cao hay thấp”.

Cũng theo bác sĩ, khi xét nghiệm Double test và Triple test cho kết quả dương tính, tức là nguy cơ dị tật cao, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chọc ối hoặc tiến hành sinh thiết rau thai để chẩn đoán chính xác thai nhi có mắc bệnh hay không. Chính vì vậy, xét nghiệm Double test và Triple test là 2 xét nghiệm không thể bỏ qua trong quá trình mang thai nhằm đảm bảo thai nhi chào đời một cách khỏe mạnh, phát triển bình thường cả về thể chất lẫn trí não.

Bộ Y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm Double test và Triple test. Đặc biệt là những thai phụ nằm trong nhóm nguy cơ cao như: có thai trên 35 tuổi, từng bị sẩy thai hoặc thai lưu không rõ nguyên nhân, tiền sử mang thai dị tật di truyền, gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh, thai phụ bị nhiễm virus khi mang thai hoặc đang mắc bệnh đái tháo đường…

13 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất dành cho thai phụ
Dấu hiệu mang thai sớm nhất cho chị em sau quan hệ

Xét nghiệm Double test và những thông tin cần biết

1. Xét nghiệm Double test là gì?

Double test là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là xét nghiệm kép. Đây là một loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm Hóa sinh như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu kết hợp với tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi thai, tuổi mẹ…để đánh giá nguy cơ mắc phải các hội chứng Down, Edward hoặc Patau của thai nhi.

2. Làm xét nghiệm Double test khi nào?

Cả xét nghiệm Double test và xét nghiệm Triple test đều được thực hiện ở thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, xét nghiệm Double test được thực hiện sớm hơn, ở quý I của thai kỳ, cụ thể là khoảng từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày.

Theo bác sĩ Thành, đây là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Lúc này, thai nhi đang có sự phát triển mạnh từng ngày nhằm hoàn thiện các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và bộ phận sinh dục. Vì vậy, xét nghiệm sẽ nhanh chóng phát hiện các vấn đề bất thường trong tiến trình phát triển của thai nhi.

Double test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?
Double test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?

Nhiều chị em khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm double test thường không hiểu rõ về mục đích của xét nghiệm này là gì? Theo đó, đây là xét nghiệm nhằm sàng lọc nguy cơ thai nhi bị dị tật di truyền. Đặc biệt, Double test giúp bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ của 3 nhóm bệnh thường gặp ở thai nhi là: hội chứng Down, Tam nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) và Tam nhiễm sắc thể 18 (Trisomy 18). Cụ thể:

Hội chứng Down

Hội chứng Down là hội chứng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của não và những cơ quan khác. Theo đó, người bình thường sẽ có tổng cộng 46 nhiễm sắc thể nhưng trẻ bị Down sẽ có tới 47 nhiễm sắc thể (thừa một nhiễm sắc thể số 21).

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra hội chứng nhưng đa số trường hợp được phát hiện đều có liên quan đến việc thai phụ mang thai khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi) hoặc trong gia đình có người từng mắc hội chứng. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng này là 1/700. Điều này cho thấy đây là hội chứng thường gặp ở thai nhi mà thai phụ cần đặc biệt lưu ý.

Nếu chủ quan không xét nghiệm Double test phát hiện hội chứng Down sớm, trẻ sinh ra sẽ chậm phát triển trí tuệ và kèm theo đó là các dị tật ở tim, ruột, khả năng nghe nhìn bị hạn chế. Ngoài ra, ngoại hình của trẻ cũng có nhiều điểm đặc trưng riêng như: hai mắt gần nhau và bị xếch, mũi tẹt, mặt phẳng, miệng hay mở, ngón chân cái và tay cái cách xa các ngón còn lại. Nếu được chăm sóc tốt, tuổi thọ của người mắc hội chứng Down sẽ rơi vào khoảng 40 – 50 tuổi.

Tam sắc thể 13 (Trisomy 13)

Là hội chứng trẻ thừa một nhiễm sắc thể số 13. So với hội chứng Down, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng này thấp hơn khá nhiều với tỷ lệ là 1/25.000 nhưng mức độ nguy hiểm lại cao hơn rất nhiều.

Theo đó, không chỉ phát triển chậm về trí não, trẻ còn mắc nhiều dị dạng như: đầu nhỏ, sứt môi, hở hàm, bất thường ở tim và thừa các ngón tay ngón chân…Đa phần, các trường hợp mắc tam sắc thể 13 thường chết trước, trong hoặc ngay sau khi vừa sinh ra.

Tam sắc thể 18 (Trisomy 18)

Là hội chứng thừa một nhiễm sắc thể số 18. Cũng như Trisomy 13, trẻ bị tam sắc thể 18 cũng thường chết trước, trong hoặc sau khi vừa sinh ra. Trẻ thường có khuôn mặt tròn, đầu và hàm nhỏ, thận và tim bị dị dạng…

Tóm lại, xét nghiệm Double test là một xét nghiệm đặc biệt quan trọng nhằm giúp thai phụ nắm bắt được tình trạng phát triển, sức khỏe của thai nhi từ đó có những phương án điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, thai phụ tuyệt đối không được chủ quan với xét nghiệm này.

Que thử thai 2 vạch 1 vạch đậm 1 vạch mờ có thai không? [Hình ảnh chi tiết]

4. Xét nghiệm Double test bao nhiêu tiền?

Nhiều chị em dù nhận thức được mục đích, tầm quan trọng của xét nghiệm Double test nhưng lại lo ngại về chi phí mà chần chừ thực hiện. Bác sĩ Thành cho biết, giá xét nghiệm Double test hiện nay khá bình dân, hầu hết mọi thai phụ đều có đủ điều kiện thực hiện. Do đó, chị em không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Ngoài ra, ở mỗi cơ sở y tế, giá xét nghiệm Double test thường sẽ khác nhau do còn phụ thuộc vào chất lượng khám chữa bệnh. Theo đó, ở những bệnh viện, phòng khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại, chi phí xét nghiệm có thể cao hơn. Thế nhưng đổi lại, thai phụ sẽ nhận được kết quả chính xác.

Ngược lại, với những cơ sở y tế kém chất lượng, giá xét nghiệm Double test có thể thấp hơn. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như: kết quả thiếu chính xác, nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người khác do các thiết bị y tế chưa được vô trùng tuyệt đối…Vì vậy, để đảm bảo kết quả xét nghiệm Double test được diễn ra an toàn và chính xác, thai phụ chỉ nên đến các bệnh viện, phòng khám uy tín có giấy phép hoạt động do Bộ hoặc Sở Y tế cấp.

5. Xét nghiệm Double test bao lâu có kết quả?

Giải đáp thắc mắc về thời gian xét nghiệm Double test bao lâu có kết quả, bác sĩ Trần Thị Thành cho biết điều này khó có thể đưa ra một con số chính xác. Nguyên nhân là bởi điều này còn phụ thuộc vào năng lực bác sĩ và hệ thống máy móc xét nghiệm tại cơ sở y tế.

Tuy nhiên, nhìn chung, thai phụ sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi thực hiện. Dựa vào kết quả này cùng với việc siêu âm thai, thai phụ sẽ biết được thai nhi có nguy cơ bị dị tật hay không từ đó có phương án xử lý kịp thời.

Xét nghiệm Triple test và những thông tin liên quan

1. Xét nghiệm Triple test là gì?

Triple test là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là bộ 3 xét nghiệm bởi chúng kiểm tra 3 chỉ số bao gồm: hCG, AFP và Estriol. Đây là những chỉ số giúp bác sĩ xác định được nguy cơ dị tật của thai nhi.

Triple test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?
Triple test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?

2. Xét nghiệm Triple test ở tuần thứ mấy?

So với xét nghiệm Double test, xét nghiệm Triple test được thực hiện muộn hơn, thường ở quý thứ II của thai kỳ (khoảng tuần thứ 15 đến tuần 22). Chính xác nhất là trong khoảng từ tuần 16 – 18.

3. Xét nghiệm Triple test để làm gì?

Cũng như xét nghiệm Double test, xét nghiệm Triple test cũng nhằm sàng lọc trước sinh nguy cơ dị tật của thai nhi. Theo đó, bác sĩ sẽ xét nghiệm hàm lượng AFP (một loại protein do bào thai sản xuất ra), hCG và Estriol trong máu của thai phụ.

Nếu hàm lượng AFP cao, nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh hoặc nứt đốt sống là rất lớn. Nếu nồng độ AFP thấp nhất, nồng độ hCG và Estriol bất thường thì trẻ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe như: hội chứng Down, Trisomy 13, Trisomy 18.

Ngoài ra, xét nghiệm Triple test cũng giúp bác sĩ xác định thai phụ có mang đa thai hay không. Từ đó có những điều chỉnh, thay đổi thích hợp để thai nhi được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

4. Xét nghiệm Triple test giá bao nhiêu tiền?

Cả xét nghiệm Double test và Triple test đều là xét nghiệm sàng lọc trước sinh bắt buộc. Hơn nữa, nhìn chung 2 xét nghiệm này thực hiện tương đối đơn giản, nhanh chóng nên giá thành thực hiện không quá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết chị em phụ nữ.

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm Triple test được chính xác với chi phí thực hiện tốt nhất, chị em nên đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra. Theo đó, giá thực hiện tại đây đều được công khai minh bạch, chi tiết theo đúng quy định của Bộ Y tế nên bạn sẽ không phải gặp những vấn đề phát sinh về chi phí.

5. Xét nghiệm Triple test bao lâu có kết quả?

Sau khi tiến hành thu mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay của thai phụ, bác sĩ sẽ chuyển đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích. Sau từ 3 – 7 ngày, thai phụ sẽ nhận được phiếu kết quả. Nếu lựa chọn các bệnh viện, phòng khám uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, tay nghề cùng hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm Xét nghiệm Double test sẽ được rút ngắn hơn.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Double test và Triple test

Để quá trình xét nghiệm Double test và Triple test được diễn ra nhanh chóng và chính xác, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi đi xét nghiệm thai phụ phải nhịn ăn sáng và chỉ được uống một ít nước lọc để tránh làm thay đổi nồng độ các chỉ số trong máu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Nên mang theo kết quả siêu âm tuần thứ 12 để điền các thông tin chính xác về tuần tuổi, ngày siêu âm, chiều dài đầu tới mông, đường kính lưỡng đỉnh, độ dày da gáy.
  • Trước khi đi xét nghiệm cần tìm hiểu các thông tin về tiền sử về các bệnh lý như: tiểu đường, bệnh Down, dị tật bẩm sinh, chất độc da cam…của gia đình thai phụ và gia đình chồng.
  • Trong trường hợp kết quả xét nghiệm Double test và Triple test cho thấy nguy cơ dị tật cao, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện thêm thủ thuật xâm lấn khác như: chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau nhằm đảm bảo kết quả được chính xác nhất.
  • Chồng nên đi cùng vợ khi thực hiện xét nghiệm này. Theo đó, cả hai cần trao đổi kỹ với bác sĩ về quá trình thực hiện, ý nghĩa của kết quả cũng như những vấn đề có thể xảy ra sau thủ thuật nhằm có sự chuẩn bị trước.
11 Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ chính xác nhất 2023

Trên đây là một số thông tin chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Trần Thị Thành về xét nghiệm Double test và Triple test. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích trong quá trình mang thai, đảm bảo thai nhi không gặp phải các vấn đề bất thường khi sinh. Mọi thắc mắc về sức khỏe sinh sản, bạn đọc hãy gọi điện đến hotline 0395 456 294 hoặc trao đổi qua khung chat bên dưới để được bác sĩ Thành trả lời nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn sức khỏe!

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Sản dịch sau sinh là gì? Sau sinh bao lâu thì hết?
Sản dịch sau sinh là gì? Sau sinh bao lâu thì hết?
Sản dịch là một hiện tượng sinh lý xảy ra ở chị em sau khi sinh, Sản dịch sau sinh gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho sản phụ, nhất là khi sản dịch kéo dài
Hình ảnh que thử thai 2 vạch 1 vạch đậm 1 vạch mờ có thai thật không?
Hình ảnh que thử thai 2 vạch 1 vạch đậm 1 vạch mờ có thai thật không?
Hình ảnh que thử thai 2 vạch 1 vạch đậm 1 vạch mờ có thai không ❤️⭐️❤️⭐️❤️ hình ảnh que thử thai thật, được nhiều chị em quan tâm mong BS Trần Thị Thành giải đáp
Ngày an toàn là gì cách tính ngày an toàn để quan hệ tránh thai, mang thai
Ngày an toàn là gì cách tính ngày an toàn để quan hệ tránh thai, mang thai
Ngày an toàn được định nghĩa là thời điểm chưa đến lúc rụng trứng hoặc khi trứng chín đã rụng hết, vì vậy mà trứng và tinh trùng không gặp được nhau để tiến hành quá trình thụ tinh
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Tác dụng phụ
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Tác dụng phụ
Vậy uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không, có những tác dụng nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết được bác sĩ chuyên Sản phụ khoa tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Hậu quả của việc phá thai đối với sức khỏe và khả năng sinh sản
Hậu quả của việc phá thai đối với sức khỏe và khả năng sinh sản
Vậy việc phá thai sớm như vậy có ảnh hưởng như thế nào Hậu quả của việc phá thai đối với sức khỏe sinh sản thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không? quan niệm này có đúng trong xã hội hiện nay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ