Vô sinh có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
29/7/2023 14:52

Bị vô sinh có kinh nguyệt không là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ thắc mắc, cảm thấy băn khoăn lo lắng. Thực trạng hiện nay cho thấy vô sinh hiếm muộn ở nữ đang có xu hướng tăng lên, chính vì vậy không ít nữ giới tỏ ra hoang mang, lo ngại rằng những rối loạn bất thường của chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân mình. Vậy cụ thể vô sinh có kinh nguyệt không, nếu không may bị vô sinh hiếm muộn cần làm gì? Bài viết dưới đây được chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn đọc giải đáp về vấn đề này.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thông tin cần biết về kinh nguyệt và vô sinh ở nữ giới

Trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn đang có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân có thể xuất phát từ người vợ, người chồng hoặc không tìm ra nguyên nhân cụ thể. Điều này khiến cho nhiều chị em phụ nữ lo lắng, băn khoăn trước vấn đề bị vô sinh có kinh nguyệt không. Trước khi đến với lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng điểm qua những thông tin cần biết liên quan đến kinh nguyệt và tình trạng vô sinh.

Về kinh nguyệt ở nữ giới

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý diễn ra theo chu kỳ hàng tháng ở nữ giới, hình thành khi quá trình thụ thai không xảy ra làm bong lớp niêm mạc tử cung gây chảy máu, đi ra ngoài theo đường âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người cũng sẽ khác nhau, có thể từ 28 - 32 ngày hoặc dao động từ 21 - 35 ngày nhưng số ngày của các chu kỳ vẫn đều đặn thì bạn không cần quá lo lắng do còn tùy vào cơ địa. Trong một chu kỳ, chị em sẽ mất một lượng máu từ 50 - 80ml và số ngày “rụng dâu” là khoảng 3 - 7 ngày.

Vô sinh có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Vô sinh có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp

Mặc dù vậy, kinh nguyệt thực tế không phải lúc nào cũng đều đặn. Nữ giới có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt do một nguyên nhân nào đó với những dấu hiệu điển hình:

  • Chậm kinh (trễ kinh): Kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường từ 5 - 7 ngày.
  • Kinh sớm: Kinh nguyệt tới sớm từ 3 - 7 ngày, hoặc một số trường hợp 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần.
  • Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 35 ngày.
  • Rong kinh: Số ngày có kinh nguyệt trên 1 tuần, lượng máu kinh thường nhiều hơn.
  • Thiểu kinh: Lượng máu kinh mất đi trong một chu kỳ ít hơn 20ml, số ngày có kinh nguyệt chỉ diễn ra 1 - 2 ngày rồi kết thúc.
  • Vô kinh: Kinh nguyệt không xuất hiện trong một thời gian dài.

Về tình trạng vô sinh ở nữ giới

Vô sinh có nghĩa là không thể mang thai mặc dù hai vợ chồng đã chung sống với nhau từ 1 năm trở lên, thường xuyên quan hệ tình dục đều đặn mà không dùng bất cứ biện pháp ngừa thai nào. Thống kê cho thấy, có khoảng 40% các trường hợp cặp vợ chồng bị vô sinh có nguyên nhân bắt nguồn từ người nữ. Theo bác sĩ chuyên khoa, vô sinh được phân loại thành 2 dạng bao gồm:

  • Vô sinh nguyên phát: Vô sinh ở các cặp vợ chồng mà trước đó người vợ chưa từng mang thai lần nào, cần kiểm tra sức khỏe của cả 2 người để tìm ra nguyên nhân.
  • Vô sinh thứ phát: Các cặp vợ chồng trước đó đã từng sinh con hoặc mang thai (gồm cả những lần bị sảy thai), sau đó không thể tiếp tục thụ thai.

Giải đáp: Vô sinh có kinh nguyệt không?

Vô sinh có kinh nguyệt không? bác sĩ Trần Thị Thành cho biết: Mặc dù vô kinh và vô sinh không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau, nhưng chúng có thể liên quan đến nhau trong một số trường hợp. Ví dụ, một số nguyên nhân gây vô kinh như rối loạn nội tiết, căng thẳng tinh thần nặng nề, hoặc bệnh lý phổ thuật cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh và gây ra vô sinh.

Để tìm hiểu chính xác nguyên nhân của hiện tượng vô kinh hoặc vô sinh, cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Để hiểu được một cách rõ ràng vô sinh có kinh không, trước tiên chị em phụ nữ cần nắm được mối liên quan giữa tình trạng vô sinh và chu kỳ kinh nguyệt:

Vô sinh và kinh nguyệt có mối liên hệ như thế nào?

Như các thông tin đã được chia sẻ trong phần nội dung trước, cơ chế xuất hiện của kinh nguyệt là do trứng không được thụ tinh với tinh trùng, quá trình thụ thai không diễn ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung cũng sẽ không còn đóng vai trò là môi trường để phôi thai bám vào làm tổ và phát triển thành thai nhi. Chính vì vậy niêm mạc tử cung sẽ bong ra dẫn tới chảy máu, tiếp đó máu và các mảnh vụn niêm mạc cùng chất nhầy sẽ thoát ra ngoài thông qua đường âm đạo để tạo thành kinh nguyệt.

Thông thường kinh nguyệt sẽ diễn ra một cách đều đặn theo chu kỳ hàng tháng, đồng thời đây cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Nữ giới khi có chu kỳ kinh nguyệt đều thì việc tính ngày rụng trứng để quan hệ cũng dễ dàng hơn, nhờ đó giúp tăng khả năng thụ thai. Từ đây chúng ta nhận thấy được rằng việc mang thai được hay không cũng phụ thuộc một phần lớn vào kinh nguyệt.

Vô sinh có kinh nguyệt hay không?

Nhận định về câu hỏi bị vô sinh có kinh nguyệt không, các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết thực tế là vô sinh ở nữ giới thường xuất hiện những triệu chứng liên quan đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Sự rối loạn này chính là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến quá trình thụ tinh và mang thai, trong số đó hiện tượng vô kinh (không xuất hiện kinh nguyệt) có khả năng cao cảnh báo vô sinh.

Với những trường hợp vô kinh nguyên phát (chưa từng có kinh nguyệt dù đã quá tuổi) rất có thể do buồng trứng hoạt động không bình thường dẫn đến khó hoặc không thụ thai. Còn đối với trường hợp vô kinh thứ phát (đang có kinh nhưng bị mất kinh 3 tháng trở lên) thì chứng tỏ quá trình rụng trứng gặp rối loạn, từ đó khả năng mang thai cũng gặp nhiều trở ngại.

Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là tất cả mọi trường hợp nữ giới vô sinh đều không thấy kinh nguyệt. Vô sinh có kinh nguyệt không, có những người bị vô sinh và không xuất hiện kinh nguyệt nhưng cũng nhiều trường hợp khác có kinh nguyệt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ vô sinh. Lý do là bởi vô sinh ở nữ giới còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như dưới đây:

  • Rối loạn rụng trứng: Trứng rụng không thường xuyên hoặc không rụng trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung gây cản trở nhu động ống dẫn trứng và rối loạn quá trình rụng trứng.
  • Tắc ống dẫn trứng: Vòi trứng bị tắc nghẽn khiến cho trứng không thụ tinh được với tinh trùng, hoặc trứng thụ tinh không có đường đi để quay lại tử cung làm tổ.
  • Viêm vùng chậu: Viêm nhiễm ở những cơ quan vùng chậu gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng… gây tổn thương và ngăn cản sự thụ thai.
  • Một số vấn đề khác liên quan đến tử cung: U xơ tử cung, polyp tử cung, dị dạng bất thường ở tử cung, cổ tử cung bị dính hoặc chít hẹp…
  • Tăng prolactin máu: Lượng prolactin do tuyến yên sản xuất bị dư thừa khiến cho nồng độ hormone Estrogen bị giảm đi và hậu quả là gây vô sinh.

Tóm lại, bị vô sinh có kinh nguyệt không thì câu trả lời sẽ là Có thể có hoặc không có kinh nguyệt. Hay nói một cách khác là dù bạn có kinh nguyệt hay không thì nguy cơ vô sinh vẫn xảy ra. Tuy nhiên, nếu bị vô kinh kéo dài thì chị em phải thận trọng, chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Một số dấu hiệu nhận biết vô sinh nữ phổ biến khác

Bên cạnh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, điển hình là vô kinh thì triệu chứng vô sinh ở phụ nữ còn có thể được nhận biết thông qua một số biểu hiện khác trên cơ thể. Nếu như bạn nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thường xuyên thì nên nhanh chóng đi khám sức khỏe sinh sản để bác sĩ có phương án can thiệp, khắc phục kịp thời:

  • Khí hư bất thường: Dịch tiết ra từ âm đạo thường có màu trong, hơi dai và dính, mùi nhẹ hoặc không có mùi. Do đó, khí hư có sự thay đổi bất thường về tính chất bao gồm loãng ra như nước, bị vón cục, mùi hôi tanh, đổi sang màu vàng, xanh, nâu… có khả năng cảnh báo các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm dẫn đến vô sinh.
  • Thống kinh: Đây là hiện tượng đau vùng bụng dưới dữ dội vào những ngày “đèn đỏ”, nguyên nhân có thể do bất thường ở tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… và chúng đều tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh về sau này.
  • Rối loạn nội tiết tố: Cơ thể người phụ nữ bao gồm nhiều loại nội tiết tố khác nhau có ảnh hưởng tới khả năng mang thai, nếu chúng bị rối loạn thất thường sẽ không chỉ tác động tiêu cực đối với sức khỏe, vẻ ngoài của chị em mà lâu dài còn gây rối loạn phóng noãn, làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
  • Đau vùng chậu: Những cơn đau ở vùng chậu xuất hiện thường xuyên có khả năng là triệu chứng bệnh viêm vùng chậu. Người bệnh cần được phát hiện và điều trị dứt điểm ngay từ sớm, bởi nếu để diễn biến kéo dài sẽ gây ra khối áp xe hoặc để lại sẹo ở vòi trứng, ngăn cản quá trình “gặp gỡ” giữa trứng và tinh trùng.
  • Tiết dịch từ bầu ngực: Tuyến vú có dịch tiết màu trắng đục nhưng không phải trong giai đoạn thai kỳ thì biểu hiện này cho thấy bạn đang bị tăng prolactin. Cụ thể, nồng độ prolactin gia tăng sẽ khiến cho quá trình sản xuất hormone sinh dục, sinh sản nữ bị cản trở, từ đó chị em dễ bị vô sinh do ít hoặc không rụng trứng.

Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?

Như chúng ta đã biết, tình trạng rối loạn kinh nguyệt bao gồm cả vô kinh là một trong những biểu hiện cảnh báo vô sinh hiếm muộn. Bởi vậy, thay vì băn khoăn lo lắng vô sinh có kinh nguyệt không thì chị em phụ nữ nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín về sản phụ khoa. Qua đó bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân kinh nguyệt không đều, chẩn đoán nguy cơ vô sinh cũng như kịp thời có phương pháp điều trị giúp hạn chế những vấn đề rủi ro.

  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, điều trị chứng vô kinh, hạn chế đau bụng kinh… Bạn lưu ý không được tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ, uống thuốc đúng loại và theo liều lượng phù hợp.
  • Điều trị ngoại khoa: Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp rối loạn kinh nguyệt, vô kinh do hội chứng buồng trứng đa nang, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… Người bệnh có thể cần thực hiện mổ nội soi hay phẫu thuật mở tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như giai đoạn của bệnh.

Ngoài ra, để hiện tượng vô kinh hay kinh nguyệt không đều sớm được cải thiện, phòng ngừa nguy cơ vô sinh thì chị em phụ nữ cũng đồng thời cần lưu ý:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực vận động cơ thể thường xuyên mỗi ngày.
  • Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cần có đủ chất, ăn uống đủ bữa.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp cơ thể duy trì hoạt động ổn định, hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… gây hại cho sức khỏe.

Tại Hà Nội, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ khám phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản nữ giới uy tín do Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Người bệnh đến phòng khám sẽ được trực tiếp đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị bằng phương pháp tiên tiến, có sự hỗ trợ từ các trang thiết bị máy móc chất lượng hiện đại. Chị em có thể liên hệ với phòng khám để thuận tiện đặt lịch hẹn trước và nhận thêm ưu đãi khám phụ khoa 280K, giảm 30% chi phí điều trị bằng tiểu phẫu so với giá gốc.

Như vậy, nội dung bài viết trên là những giải đáp, chia sẻ của đội ngũ chuyên gia về vấn đề bị vô sinh có kinh nguyệt không, đồng thời cung cấp thêm một số thông tin liên quan. Tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới hiện nay có thể can thiệp điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, vì thế chị em phụ nữ nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa gặp bác sĩ thăm khám, tư vấn hướng xử lý phù hợp. Nếu như còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào khác hoặc đang gặp phải dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc vô sinh cần đặt hẹn khám, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0395456294 để được tư vấn miễn phí.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Nguyên nhân bị chậm kinh nhưng lại không có thai? [Hỏi đáp]
Nguyên nhân bị chậm kinh nhưng lại không có thai? [Hỏi đáp]
Có rất nhiều nguyên nhân chậm kinh nhưng không có thai mà không phải chị em nào cũng biết. Dưới đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Kinh nguyệt kéo dài 10-15-20-24 ngày có sao không, có bình thường không?
Kinh nguyệt kéo dài 10-15-20-24 ngày có sao không, có bình thường không?
Kinh nguyệt kéo dài 10-15-20-24 ngày có sao không, có bình thường không? lý do vì sao mà kinh nguyệt lại kéo dài lâu như vậy hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau
Bị rong kinh có nguy hiểm không? [Giải đáp từ BS Trần Thị Thành]
Bị rong kinh có nguy hiểm không? [Giải đáp từ BS Trần Thị Thành]
Bị rong kinh có nguy hiểm không khi bị phải làm sao? Trong bài viết dưới đây bác sĩ CKI Trần Thị Thành Bs phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp
Vô sinh có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Vô sinh có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Cụ thể vô sinh có kinh nguyệt không, nếu không may bị vô sinh hiếm muộn cần làm gì? Bài viết dưới đây được chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn đọc giải đáp về vấn đề này
Kinh nguyệt ra ít, 10 nguyên nhân 8 cách phòng tránh hiệu quả
Kinh nguyệt ra ít, 10 nguyên nhân 8 cách phòng tránh hiệu quả
Tại sao kinh nguyệt ra ít là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ các chuyên gia cho rằng ❤️⭐️❤️⭐️❤️ hiện tượng kinh nguyệt ít hơn bình thường do nhiều nguyên nhân gây ra
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ