Tiền sản giật là gì? Có nguy hiểm không? [Giải Đáp]

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
10/1/2023 14:10

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý liên quan đến thời kỳ mang thai ở phụ nữ. Tiền sản giật có nguy hiểm không? là một trong các câu hỏi mà mọi nữ, đặc biệt là các mẹ bầu quan tâm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ khi mang thai cần tìm hiểu rõ về bệnh lý tiền sản giật để biết cách phòng tránh và đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm, xuất hiện khi các cơ quan bị thiếu máu, nội mạch phù nề. Gây ra do huyết áp tăng cao và một số dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác thường. Bệnh tiền sản giật chiếm tỉ lệ 6-8% số phụ nữ mang thai và triệu chứng sẽ xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Tùy vào tình trạng tiền sản giật nặng hay nhẹ, bệnh khi mang thai sẽ biểu hiện thành các dấu hiệu bất thường do huyết áp tăng đột ngột, co giật, khó thở... Thế nhưng không phải người phụ nữ trong quá trình mang thai cũng nhận thức được hết sự nguy hiểm của biến chứng thai kỳ này. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành sản giật gây ra những biến chứng và hậu quả nguy hiểm tới tính mạng mẹ và bé.

Dấu hiệu có thai TOP 18+ dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần quan hệ

Bởi vậy, đối với phụ nữ mang thai có triệu chứng tiền sản giật có thể sẽ cần phải năm viện hay nằm bất động trên giường trong suốt thời gian còn lại đến khi sinh em bé ra.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn xuất hiện tình trạng tiền sản giật sau sinh, đây là tình trạng hiếm gặp xảy ra khi người mẹ bị tăng huyết áp hay protein niệu dương tính ngay sau sinh.

Bạn cần theo dõi sức khỏe và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng mặt và tay sưng phù, đột ngột tăng cân, hoa mày chóng mặt,... bạn cần đến bệnh viện thăm khám điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tiền sản giật là gì? Có nguy hiểm không? [Giải Đáp]
Tiền sản giật là gì? Có nguy hiểm không? [Giải Đáp]

Nguyên nhân gây tiền sản giật là gì?

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiền sản giật ở phụ nữ khi mang thai. Theo các chuyên gia, nguyên nhân xuất hiện hội chứng tiền sản giật là từ nhau thai, đây là cơ quan nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ.

Em bé ở giai đoạn đầu của thai kỳ, phát triển các các mạch máu để có thể đưa lượng máu cần thiết tới nhau thai, tuy nhiên với phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, các mạch máu có thể không đầy đủ khiến cho lượng máu truyền đến nhau thai bị giảm.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể là tác nhân dẫn đến hội chứng tiền sản giật là do những mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng khi mang thai kém, thiếu dưỡng chất, máu và sắt hoặc người mẹ phải làm nhiều việc nặng nhọc có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc tiền sản giật?

- Với những hiện tượng song thai, đa thai hay mang thai lần đầu, phụ nữ mang thai trên 40 tuổi cũng là những yếu tố thuận lợi để bệnh xuất hiện.

- Mắc các số bệnh lý sau: cao huyết áp mãn tính, bệnh tiểu đường, bệnh thận, béo phì thừa cân hay bị một số rối loạn máu khó đông. Với các yếu tố này nếu không được kiểm soát trước khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra tiền sản giật cũng như tiền sản giật sau sinh.

- Tiền sử bản thân hoặc người thân gia đình mắc tiền sản giật đều sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật.

Có thể bạn quan tâm:

Cách tính ngày dự sinh chính xác nhất ONLINE cho bà bầu

Triệu chứng tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật khi mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh không chỉ làm tăng nguy cơ sinh non, bị lưu thai, trẻ bị suy dinh dưỡng khi mới sinh mà còn gây ra những biến chứng co giật, mất ý thức, đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi.

Khi phụ nữ mang thai nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

- Phù nề tay, chân: Với những biểu hiện ban đầu của bệnh lý tiền sản giật ở phụ nữ khi mang thai sẽ có triệu chứng chân tay phù nề kèm theo đau đầu, xuất hiện triệu chứng này bạn cần đi khám ngay.

- Đau đầu kéo dài kèm thị lực kém đi.

- Mất kiểm soát khi tăng cân.

- Xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn: đây là biểu hiện thường xuyên của các mẹ bầu thường gặp. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý và hỏi ý kiến thường xuyên để biết cách phòng tránh và phát hiện bệnh sớm.

- Đau mỏi vai, lưng, lờ đờ mệt mỏi: đây là hiện tượng do tuần hoàn máu kém. Đây cũng là triệu chứng gây ra tiền sản giật khi mang thai.

Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh khuyên bạn, khi có các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mắc tiền sản giật, các mẹ bầu cần đến ngay các y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà sẽ khiến bệnh tình chuyển biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Đối với trường hợp chẩn đoán bạn bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm tiền sản giật như xét nghiệm nước tiểu, máu, đo monitoring sản khoa... và làm một số siêu âm để xác định tình trạng bệnh một cách chính xác.

Nếu mẹ bầu được chẩn đoán tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể cho bệnh nhân tự theo dõi và điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc để giảm huyết áp và giám sát chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Mẹ bầu cần nên điều chỉnh cho mình chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu bà bầu mắc tiền sản giật nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi thì bạn sẽ cần nhập viện và tiền hành kích thích chuyển sinh con sớm hơn dự định. Đối với trường hợp này sẽ được các bác sĩ đặc biệt theo dõi trong suốt quá trình mang thai và chuyển dạ.

Máu báo thai là gì phân biệt với máu kinh chính xác chuẩn nhất

Biến chứng của tiền sản giật

Tình trạng tiền sản giật của bạn càng nghiêm trọng và xảy ra càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ cho mẹ và thai càng lớn. Tiền sản giật có thể cần kích thích chuyển dạ và có nguy cơ cần sinh mổ ngay nếu cần thiết khi có dấu hiệu lâm sàng hoặc sản khoa cần phải sinh nhanh.

Các biến chứng của tiền sản giật bảo gồm:

  • Khả năng tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế:  Tiền sản giật ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu truyền đến nhau thai. Điều này dẫn đến tình trạng hạn chế tăng trưởng của thai nhi, cân nặng nhẹ hay sinh non.
  • Sinh non: Khi thai phụ bị tiền sản giật nặng có những dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ có thể sẽ được tiến hành kích thích chuyển dạ sinh con sớm hơn dự định. Việc sinh non sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp hoặc các vấn đề khác cho trẻ sơ sinh. Bác sĩ sản khoa sẽ theo dõi và cân nhắc lựa chọn thời điểm thích hợp để chấm dứt thai kỳ.
  • Nhau bong non: Hội chứng này làm tăng nguy cơ nhau thai tách ra khỏi thành trong tử cung trước khi sinh. Gây gián đoạn nghiêm trọng làm chảy máu nặng, có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
  • Hội chứng HELLP hay còn gọi phá hủy tế bào hồng cầu. Đây là biến chứng của tiền sản giật nặng gây ảnh hưởng nhanh chóng tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
  • Sản giật: Nếu như tiền sản giật không được kiểm soát kịp thời, thì tình trạng sản giật sẽ phát triển. Không có triệu chứng hay dấu hiệu nào cảnh báo để dự đoán hội chứng sản giật.
  • Bệnh lý tim mạch: Bị tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sau này. Để giảm rủi ro này, sau khi sinh các sản phụ hay cố gắng duy trì duy trì cân nặng, ăn uống hợp lý đủ chất dinh dưỡng, tạo một chế độ sinh hoạt hợp lý - khoa học.
Biến chứng của tiền sản giật
Biến chứng của tiền sản giật

Phòng tránh tiền sản giật

Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được nguyên nhân gây tiền sản giật vì vậy chưa có biện pháp nào có khả năng phòng ngừa triệt để biến chứng nguy hiểm này cho các thai sản.

Đã có một số nghiên cứu báo cáo về mối liên quan giữa thiếu vitamin D và tăng nguy cơ tiền sản giật. Thế nhưng một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự liên quan việc bổ sung đầy đủ vitamin D và nguy cơ tiền sản giật là thấp hơn. Chính vì vậy, điều quan trọng và cấp thiết chính là phòng ngừa tiền sản giật. Mẹ bầu có thể giảm nguy cơ tiền sản giật bằng việc bổ sung các chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò thiết yêu.

  • Bổ sung đầy đủ DHA, EPA các sản phẩm chứa hàm lượng omega-3 để phòng ngừa tiền sản giật.
  • Bổ sung canxi, đầy đủ vitamin D trong suốt thai kỳ để giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật.
  • Tập thể dục, nâng cao sức khỏe hạn chế tối đa nguy cơ mắc tiền sản giật.
  • Có thời gian thì tham gia các lớp học kiến thức tiền sản, sau sinh,để chuẩn bị đủ kiến thức, và khả năng phát hiện ra bệnh cao.

Điều quan trọng là phụ nữ khi mang thai không dùng bất kỳ loại thuốc hay chất bổ sung nào mà không có ý kiến của Bác sĩ sản khoa. Trước khi mang thai, đặc biệt bạn đã từng bị tiền sản giật, hãy nên điều chỉnh sức khỏe một cách hợp lý, duy trì cân nặng và đảm bảo quản lý tốt bệnh lý tiểu đường.

Tiền sản giật là tình trạng rất nguy hiểm đối với người phụ nữ khi mang thai. Chính vì thế, phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là việc làm mà các thai sản cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Khi có thai, hãy thường xuyên theo dõi thai kỳ thông qua chăm sóc trước khi sinh sớm. Nếu hội chứng tiền sản giật được phát hiện sớm, bác sĩ có thể đưa ra một phương án thích hợp giúp ngăn ngừa các biến chứng và đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mẹ và thai.

Chính vì vậy, việc lựa chọn một cơ sở y tế khám thai định kỳ đặc biệt quan trọng vì nó góp phần tới tỷ lệ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người mẹ, sự phát triển của em bé cũng như nhận diện sớm được các triệu chứng bất thường. Phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh thuộc một trong những cơ sở y tế chuyên khoa hàng đầu trực thuộc Sở Y tế, là cơ sở mà người mẹ có thể tin tưởng tới khám thai định kỳ tại Hà Nội

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu, màu gì có sao không? {Giải Đáp}
Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu, màu gì có sao không? {Giải Đáp}
Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu có màu gì? là một dấu hiệu khá phổ biến ❤️⭐️❤️⭐️❤️ nhưng đôi lúc nó vẫn có khá nhiều dấu hiệu bất thường
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS CK Trần Thị Thành
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS CK Trần Thị Thành
Giải đáp câu hỏi thai 30 tuần nặng bao nhiêu bác sĩ CK Trần Thị Thành cho biết thai nhi sẽ tương tự như một quả dưa hấu nhỏ với cân nặng trung bình là 1,4kg
Khám vô sinh nam: Quy trình xét nghiệm gồm các bước nào?
Khám vô sinh nam: Quy trình xét nghiệm gồm các bước nào?
Vậy khi đi khám vô sinh nam thì quy trình xét nghiệm gồm các bước nào? Cùng tìm hiểu những thông tin có trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hạng mục khám này nhé
Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai
Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai
Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không hay khí hư ra nhiều có thể đang mang thai phải không là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc khi thấy bản thân bỗng nhiên ra dịch nhờn
Chất nhầy ra bao lâu thì trứng rụng Góc Giải Đáp
Chất nhầy ra bao lâu thì trứng rụng Góc Giải Đáp
Vậy theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thì chất nhầy ra bao lâu thì rụng trứng? Hãy cùng theo những thông tin có trong bài viết ngay dưới đây nhé
Double Test và Triple Test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?
Double Test và Triple Test là gì? làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?
Double test là gì, triple test làm ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ? là 2 trong số nhiều câu hỏi sẽ được BS CKI Trần Thị Thành giải đáp trong bài viết sau
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ