Đau bụng dưới rốn có phải có thai? BS Trần Thị Thành giải đáp

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
27/1/2023 14:16

Đau bụng dưới rốn có phải có thai là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là nếu như trước đó đã quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ. Mặc dù đau tức bụng dưới rốn là một trong những dấu hiệu mang thai tương đối thường gặp, thế nhưng cũng không loại trừ khả năng triệu chứng này đang cảnh báo một vấn đề bệnh lý nào đó. Nếu muốn biết chính xác đau bụng dưới rốn có phải mang thai hay không thì chúng ta cần dựa vào một số biểu hiện khác đi kèm. Cụ thể vấn đề này ra sao, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi những chia sẻ từ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sau đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Đau bụng dưới rốn có phải có thai?

Đau bụng dưới rốn là tình trạng rất phổ biến, bất kể ai cũng có thể gặp phải và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với nữ giới, trong trường hợp trước đó đã có quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp ngừa thai ngoài ý muốn thì nhiều chị em phụ nữ thường băn khoăn liệu đau bụng dưới rốn có phải có thai hay không.

Đau bụng dưới rốn có phải có thai?
Đau bụng dưới rốn có phải có thai?

Theo các chuyên gia Sản phụ khoa, thực tế tình trạng đau tức bụng ở dưới rốn cũng là một dấu hiệu có thai khá thường gặp. Khi đi khám tại các cơ sở y tế, để chẩn đoán khả năng mang thai của nữ giới thì các bác sĩ có thể hỏi về chu kỳ kinh nguyệt, ngày kinh cuối cùng…, sau đó chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm như nước tiểu, máu.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn khi mang thai mà chị em phụ nữ có thể tham khảo và lưu ý:

  • Thai đang làm tổ: Sở dĩ khi mới mang bầu phần lớn chị em lại thấy vùng bụng dưới hơi đau tức âm ỉ là bởi trứng thụ tinh đã di chuyển về buồng tử cung, bắt đầu bám lên lớp niêm mạc để thực hiện quá trình làm tổ, phát triển thành thai nhi hoàn chỉnh. Lúc này đau bụng dưới rốn là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, chỉ sau khoảng vài ngày sẽ tự khỏi nên chị em không cần phải quá lo lắng.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu như thai phụ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống hàng ngày thì cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng đau bụng dưới rốn. Những dưỡng chất mà phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ bao gồm axit folic, sắt, protein, vitamin, magie, kẽm, selen…
  • Mang thai ngoài tử cung: Đau bụng dưới rốn có phải có thai là Có thể, tuy nhiên nếu nhận thấy cơn đau diễn ra với tần suất thường xuyên, mức độ dữ dội kèm chảy máu âm đạo thì phải thận trọng bởi bạn đang có nguy cơ chửa ngoài dạ con. Đây là một vấn đề nguy hiểm cần được xử lý càng sớm càng tốt đề phòng biến chứng.

Nhìn chung, đau bụng dưới rốn có phải có thai không là Có khả năng, chị em có thể kiểm tra nhanh chóng bằng cách sử dụng que thử thai sau khoảng 7 - 10 ngày kể từ thời điểm quan hệ tình dục không có biện pháp tránh thai. Hoặc cách tốt nhất là lựa chọn những cơ sở y tế, phòng khám sản phụ khoa uy tín chất lượng để được bác sĩ tư vấn, kiểm tra cụ thể.

Để giảm thiểu cảm giác đau bụng dưới rốn khi có thai, nữ giới nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước hàng ngày, tránh xa các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn… Thêm vào đó, chị em hãy dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn, mặc quần áo thoải mái, thử vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe.

Khi nào đau bụng dưới rốn là dấu hiệu mang thai?

Như đã chia sẻ, chúng ta không thể chỉ dựa vào duy nhất triệu chứng đau bụng dưới rốn để khẳng định đã mang thai hay chưa. Vậy khi nào tình trạng đau bụng dưới rốn cho thấy nữ giới đang có “tin vui”? Chị em phụ nữ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để nhận biết bên cạnh dấu hiệu đau bụng thì có sự xuất hiện của những dấu hiệu mang thai điển hình khác hay không, bao gồm:

  • Ra máu báo thai: Xảy ra do thai làm tổ khiến một ít niêm mạc tử cung bị bong tróc và gây chảy máu, nhưng không phải thai phụ nào cũng nhận thấy triệu chứng này. Không giống như máu kinh nguyệt, máu báo thai chỉ ra tối đa trong vòng 2 ngày với lượng rất ít, màu sắc phớt hồng hoặc nâu đậm, cũng vì thế mà máu báo có thai thường không có mùi, không bị lẫn dịch nhầy.
  • Trễ kinh nguyệt: Chị em sẽ không còn thấy kinh nguyệt xuất hiện nếu như đã ở trong thai kỳ, vì thế bị đau bụng dưới rốn kèm theo chậm kinh thì bạn có thể nghĩ đến khả năng mình đã mang thai. Mặc dù vậy, trễ kinh còn xuất phát từ nhiều lý do khác như căng thẳng, stress, thay đổi cân nặng đột ngột, sinh hoạt không điều độ…
  • Ốm nghén: Tình trạng buồn nôn và nôn ói khi mang thai cũng tương đối phổ biến do sự thay đổi mạnh mẽ của nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể. Thông thường, bà bầu sẽ bị ốm nghén vào thời điểm buổi sáng ngủ dậy, nhưng một số trường hợp nặng hơn thì thậm chí còn bị buồn nôn, nôn ói vào nhiều thời gian khác nhau trong ngày.
  • Ngực thay đổi: Hormone chưa thật sự ổn định khi mới mang thai ngoài ra còn gây căng tức, đau và khó chịu ở hai bên bầu ngực, đồng thời với đó phần quầng vú và nhũ hoa thường trở nên đậm màu hơn trước đó.
  • Tiểu tiện nhiều lần: Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, thứ nhất là hormone thay đổi làm lượng máu lưu thông qua thận gia tăng kéo theo cảm giác buồn tiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó, tử cung sẽ có xu hướng giãn nở dần ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển nên vô tình chèn ép, tạo áp lực cho bàng quang.
  • Mệt mỏi nhiều: Đau bụng dưới rốn có phải có thai hay không, chị em cũng nên theo dõi thể trạng sức khỏe của bản thân mình để có nhận định chính xác hơn. Bởi bà bầu thường sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi thường xuyên do phải tiêu tốn nhiều năng lượng để nuôi dưỡng em bé trong bụng, kết hợp với sự tăng cao của Progesterone.
  • Vị giác thay đổi: Khi mang thai, nhiều mẹ bầu có chia sẻ rằng họ bỗng nhiên thèm ăn một món nào đó mà trước đây không thích, hoặc cảm thấy sợ một món ăn vốn là “khoái khẩu”, nếu kèm theo đau bụng dưới rốn thì khả năng bạn đã mang thai.
Khi nào đau bụng dưới rốn là dấu hiệu mang thai?
Khi nào đau bụng dưới rốn là dấu hiệu mang thai?

Một số nguyên nhân khác gây đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn có phải có thai, ngoài nguyên nhân này thì thực tế có nhiều trường hợp không mang thai mà chỉ do yếu tố sinh lý. Hay thậm chí tình trạng đau bụng ở dưới rốn còn đang cảnh báo các bệnh lý, vấn đề bất thường về sức khỏe nên chị em phụ nữ tuyệt đối không được chủ quan, coi nhẹ. Theo đó, những nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn mà không phải do mang thai có thể liệt kê như dưới đây:

  • Đau bụng kinh: Các cơn đau ở vùng bụng dưới trước và trong những ngày “đèn đỏ” rất phổ biến, mức độ từ nhẹ đến nặng tùy vào cơ địa của từng người khác nhau. Khi kinh nguyệt kết thúc thì cảm giác đau bụng cũng sẽ mất đi, nữ giới chú ý nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, hạn chế vận động quá mạnh… để giảm bớt tình trạng khó chịu.
  • Ngày rụng trứng: Một số chị em phụ nữ cũng gặp hiện tượng hơi đau nhẹ vùng bụng dưới rốn khi đến ngày rụng trứng, cơn đau ở mức không đáng kể, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Nguyên nhân là do trứng chín được giải phóng khi nang trứng vỡ ra, gây kích thích nhẹ ở niêm mạc tử cung.
  • Các bệnh phụ khoa: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu… đều có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới rốn. Kèm theo đó là bất thường về khí hư, tiểu nhiều, tiểu đau buốt, chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, mệt mỏi…
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Phổ biến nhất là bệnh lậu và nhiễm khuẩn Chlamydia, không chỉ gây đau vùng bụng dưới rốn mà còn khiến người bệnh ra nhiều khí hư màu xanh, vàng xanh kèm mùi hôi, đau rát vùng kín, xuất huyết âm đạo bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt, chán ăn, sốt nếu nhiễm trùng nặng…
  • Ruột kích thích: Được hiểu là hiện tượng rối loạn chức năng ruột già với các dấu hiệu nhận biết như đau bụng dưới rốn theo từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài, rối loạn hoạt động đại tiện (táo bón, tiêu chảy, mót đại tiện ngay sau khi ăn, cảm giác đi không hết phân, lượng phân thải ra ít và lỏng…), chướng bụng, đầy hơi…

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đau bụng dưới rốn có phải có thai còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trường hợp chỉ đau nhẹ âm ỉ kèm theo những dấu hiệu mang thai khác thì bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra. Ngược lại, nếu nhận thấy tình trạng đau bụng ở mức độ dữ dội kéo dài thì cần phải nhanh chóng đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý cho phù hợp. Nếu có câu hỏi băn khoăn nào khác về tình trạng đau bụng khi mang thai, hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám phụ khoa sớm xin vui lòng liên hệ số hotline 0395456294 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi hỗ trợ miễn phí.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Có nên mang thai khi bị sùi mào gà không?
Có nên mang thai khi bị sùi mào gà không?
Lời đầu tiên xin khẳng định với bạn rằng bạn không nên mang thai khi bị sùi mào gà. Và bạn chỉ nên mang thai sau khi đã điều trị khỏi bệnh sùi mào gà
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì, phải làm sao để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp
Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong có nên quan hệ không?
Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong có nên quan hệ không?
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai quan hệ tình dục là chuyện bình thường ❤️⭐️❤️⭐❤️ đặc biệt với phụ nữ mang thai khỏe mạnh thì việc này không ảnh hưởng gì đến thai nhi
Mang thai có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Mang thai có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Mang thai có kinh nguyệt không? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được bác sĩ Sản phụ khoa tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
Đặt vòng tránh thai là gì? Có an toàn không hết bao nhiêu tiền?
Đặt vòng tránh thai là gì? Có an toàn không hết bao nhiêu tiền?
Đặt vòng tránh thai là gì? Có an toàn không ❤️⭐️❤️⭐️❤️ Chi phí đặt vòng tránh thai hết bao nhiêu tiền? Đây là những câu hỏi đang nhận được sự quan tâm hàng đầu của chị em
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân thân nhiệt tăng khi mang thai là do đâu là những thắc mắc được số đông chị em phụ nữ quan tâm cùng tìm hiểu qua bài viết
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ