Phụ nữ sau khi vượt cạn thành công, cơ thể còn rất yếu ớt. Vì vậy, các chị em thường được nghe lời khuyên từ ông bà, cha mẹ như kiêng tắm trong 3 tháng đầu. Hiện nay, nhiều gia đình tin vào tính đúng đắn của quan niệm đó là thực hiện theo, bên cạnh đó một số khác lại phản đối điều này. Vậy quan niệm này có đúng trong xã hội hiện nay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Với niệm dân gian được truyền lại qua nhiều thế hệ, phụ nữ sau sinh nên kiêng tắm trong 3 tháng đầu để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Theo đó, việc tắm trong 3 tháng đầu sau sinh có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe bà mẹ như khi thay đổi thời tiết, cơ thể sẽ có những biểu hiện như bị lạnh đặt biệt ở lòng bàn chân, tay chân nổi gân,... hay cơ thể đau nhức xương khớp về sau.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc kiêng tắm trong 3 tháng đầu là không chính xác.
Sau khi trải qua quá trình vượt cạn, cơ thể của người mẹ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, sau sinh cơ thể người mẹ rất yếu ớt, họ thường nằm một chỗ. Điều này gây ra cảm giác khó chịu với các bà mẹ. Việc tắm rửa sẽ giúp vùng kín được sạch sẽ, không còn cảm giác ngứa ngáy, máu được lưu thông tốt, tinh thần thoải mái và các bà mẹ sẽ có được giấc ngủ ngon hơn.
Ngược lại, nếu kiêng tắm trong 3 tháng đầu sau sinh sẽ khiến các bà mẹ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Hơn nữa, sau mỗi ngày sinh hoạt, lượng vi khuẩn ẩn nấp trên da cũng gia tăng không ngừng. Việc kiêng tắm khiến lượng vi khuẩn có cơ hội tích tụ, dần dần sẽ dẫn đến các bệnh liên quan về da. Khi kiêng tắm, cơ thể các bà mẹ sẽ xuất hiện mùi hôi. Điều đó khiến họ cảm thấy tự ti, bí bách, buồn bực.
- Sau khi sinh bao lâu thì có thể quan hệ vợ chồng trở lại an toàn cho cả mẹ và con
- Phụ nữ mang thai và sau sinh đi ngoài ra máu có sao không?
- Sản dịch sau sinh là gì? Sau sinh bao lâu thì hết?
Vì vậy, quan điểm kiêng tắm trong 3 tháng đầu sau sinh là không có tính khoa học. Theo các bác sĩ, thời gian tắm sau sinh của mỗi bà mẹ khác nhau tùy vào việc bạn sinh thường hay sinh mổ, có biến chứng gì sau sinh không. Sau đây là thời điểm thích hợp để tắm cho các bà mẹ:
Đối với phụ nữ sinh thường
Theo các bác sĩ, sau sinh từ 3 -4 ngày là thời gian hợp lý nhất để tắm của phụ nữ sau sinh. Bạn không nên kiêng cữ quá lâu, cụ thể sau 1 -2 ngày bạn có thể tắm gội nhẹ nhàng bằng nước ấm. Đặc biệt, sau khi trải qua quá trình sinh con, âm đạo và đáy chậu của bạn sẽ có cảm giác đau nhức. Cảm giác này sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn đứng tắm dưới vòi hoa sen với nước ấm.
Đối với phụ nữ sinh mổ
Với các sản phụ sinh mổ, thời gian tắm lý tưởng là sau 5 - 7 ngày. Điều cần đặc biệt chú ý là không để nước chạm vào vết mổ gây viêm nhiễm. Bạn có thể tắm sau khi thấy khỏe hơn phụ thuộc vào tình trạng vết mổ. Tuy nhiên, bạn cần giữ cho cơ thể sạch sẽ bằng việc thay quần áo và lau khô cơ thể hàng ngày. Việc tắm trở nên cần thiết hơn sau khi bạn có thể vận động trở lại, vết mổ khô bề mặt.
Nhìn chung, vết mổ cần thời gian khoảng ba tuần để lành. Trong thời gian đó, bạn có thể tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm nhanh chóng. Bạn cần lưu ý không chà sát vào vết mổ. Vết mổ cần được thấm khô với khăn sạch sau khi tắm.
Những lưu ý khi tắm sau sinh
Việc tắm sau sinh giúp cơ thể người mẹ cảm thấy thoải mái, sạch sẽ. Tuy nhiên, cần chú ý một số điểm dưới đây khi tắm gội sau sinh:
Lựa chọn nhiệt độ nước thích hợp
Sau sinh, bạn cần chú ý nhiệt độ phòng và nhiệt độ nước. Bên cạnh đó, nhiệt độ bên trong và bên ngoài phòng tắm cũng nên được lưu ý. Nếu nhiệt độ trong phòng tắm có sự chênh lệch quá nhiều với bên ngoài có thể khiến các bà mẹ bị cảm lạnh. Nhiệt độ nước tắm cần được chú ý, không nên quá nóng cũng tuyệt đối không được là nước lạnh. Phòng tắm nên giữ sạch sẽ và đảm bảo kín gió.
Nhiệt độ nước tắm đặt biệt quan trọng. Nhiệt độ nước tắm nên trong khoảng 40 độ, nhiệt độ phòng duy trì khoảng 22 độ. Đặc biệt trong quá trình tắm, cửa nên đóng để tránh gió lùa.
Mùa đông, người mẹ có thể sử dụng thêm bóng sưởi, mùa hè cần duy trì nhiệt độ phòng. Một điều rất quan trọng là các bà mẹ tuyệt đối không được tắm nước lạnh dù là mùa đông hay mùa hè. Vì tắm nước lạnh với cơ thể yếu ớt sau sinh của các bà mẹ có thể dẫn đến khí lạnh vào người, gây ra đau đầu, có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều.
Sự trợ giúp từ người thân
Sau sinh, cơ thể người mẹ thường yếu hoặc rất đau do sinh mổ, vì vậy người mẹ cần sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình với những lần tắm đầu tiên. Qua đó, tránh tình trạng trơn trượt trong quá trình tắm. Các bạn cần lưu tuyệt đối không nên ngâm mình trong bồn tắm vì có thể gây ra tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hoặc vết mổ. Sản phụ nên tắm nhanh để tránh bị nhiễm khí lạnh.
Không nên vừa tắm vừa gội cùng lúc sau sinh
Theo các bác sĩ, các bà mẹ không nên vừa tắm vừa gội đầu cùng một lúc để tránh việc cơ thể bị nhiễm khí lạnh. Thứ tự nên làm là tắm trước, sau đó mới đến gội đầu. Nếu gội đầu trước sẽ khiến các mạch máu trên đầu khó lưu thông, việc chênh lệch nhiệt độ có thể dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Vậy nên, việc gội đầu sẽ thực hiện cuối cùng. Sản phụ có thể tắm vào khoảng 9 -10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều để hạn chế việc tiếp xúc với nước nhiều, tránh bị choáng váng và có thể té ngã khi phải cúi đầu lâu
Giữ ấm cơ thể sau khi tắm
Thời gian tắm nên trong khoảng từ 5 - 10 phút, tránh tắm quá lâu. Sau khi tắm xong, cần lau người khô với khăn sạch. Đồng thời mặc quần áo kín cổ, dài tay sẽ giúp cho việc giữ ấm được tốt nhất. Việc sấy tóc khô sau khi gội đầu cũng rất quan trọng với các bà mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, để việc giữ ấm tốt hơn, các mẹ có thể dùng một ly trà gừng.
- Với các bà mẹ sau sinh, sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần. Vì vậy, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh để thấm hút.
- Đối với các sản phụ không bị rạch tầng sinh môn khi vượt cạn, hay không có vết thương, vết mổ thì có thể tắm sau khi thấy tình trạng sức khỏe hồi phục.
- Đối với sản phụ có vết thương ở âm hộ hoặc vết mổ chưa lành thì nên sử dụng khăn mềm để lau thay vì việc tắm gội. Bởi nếu tắm gội trong thời gian đầu này có thể gây đau rát, khả năng viêm nhiễm cũng có thể xảy ra.
- Trong những lần tắm đầu tiên có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì đây là điều bình thường. Sản phụ nên chú ý, sau sinh cần vệ sinh vùng kín 4 lần trong ngày vào các buổi sáng, chiều, tối, trước khi ngủ bằng dung dịch sát khuẩn có độ PH phù hợp.
Tắm sau sinh với những nguyên liệu tự nhiên
Nguyên liệu tự nhiên được biết đến là lành tính, mang lại nhiều tác dụng đối với những sản phụ sau sinh. Sau đây là một số nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng trong nước tắm của sản phụ sau sinh:
Lá trầu không
Từ xưa đến nay, lá trầu không là nguyên liệu tự nhiên được nhiều chị em tin dùng với đặc tính nổi bật là tính kháng viêm. Ngoài công dụng xông hơi vùng kín, lá trầu không còn giúp sản phụ kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.
Với các bà mẹ sau sinh, lá trầu không mang nhiều công dụng như điều trị một số bệnh phụ khoa, nấm da,...
Lá kinh giới
Với công dụng giúp làm tiêu đờm, tăng tuần hoàn máu, làm sạch da, chống nổi mụn ngứa trên cơ thể, lá kinh giới được nhiều chị em sau sinh sử dụng để tắm. Với mùi hương dịu nhẹ, lá kinh giới đem đến cho các sản phụ cảm giác thư thái, thoải mái.
Lá, vỏ bưởi
Lá. vỏ bưởi là một loại cây dễ tìm nên được nhiều sản phụ lựa chọn. Tắm lá bưởi sau sinh giúp đẩy lùi một số bệnh thường gặp như cảm cúm, giải cảm. Bên cạnh đó, vỏ bưởi giúp tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng hiệu quả đối với các sản phụ.
Lá chè
Với công dụng chống oxy hóa, lá chè được nhiều chị em tin dùng để làm đẹp da. Trong lá chè chứa các loại vitamin A,E,C có tác dụng làm đều màu da và trắng da.
- Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại [Góc Hỏi Đáp]
- Táo bón sau sinh nguyên nhân cách khắc phục hiệu quả nhất
Như vậy, dựa vào những thông tin trên, có thể khẳng định việc kiêng tắm trong ba tháng đầu sau sinh là không chính xác. Mỗi sản phụ cần lựa chọn thông tin khoa học để bảo vệ sức khỏe cũng như để quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất. Chị em nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ những phương pháp bảo vệ sức khỏe theo quan niệm dân gian để quá trình phục hồi được diễn ra tốt nhất.