Uống thuốc tránh thai có bị ra máu, chậm kinh không?

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
27/1/2023 15:44

Uống thuốc tránh thai có bị ra máu, chậm kinh không ️❤️⭐❤️⭐❤️ là một trong số nhiều thắc mắc của chị em khi lựa chọn Uống Thuốc tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Vậy cụ thể Sau khi uống thuốc tránh thai, phụ nữ có gặp phải các triệu chứng bất thường như ra máu, chậm kinh rối loạn kinh nguyệt, ...? Hãy theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin bổ ích về những ảnh hưởng của thuốc tránh thai đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Các loại thuốc tránh thai trên thị trường hiện nay

Có rất nhiều loại thuốc tránh thai để chị em lựa chọn. Trong mỗi viên thuốc tránh thai có hormone progesterone và estrogen – loại hormone có thể ngăn ngừa quá trình thụ thai giữa tinh trùng và trứng. Trên thị trường hiện có hai loại thuốc tránh thai phổ biến là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp mà bất cứ ai cũng có thể mua và sử dụng

Thuốc tránh thai hàng ngày

--->Thuốc tránh thai hàng ngày Hướng dẫn sử dụng cụ thể

+ Thuốc tránh thai Rigevidon: Thuốc này có tác dụng là ức chế quá trình rụng trứng, nhờ vậy ngăn cản quá trình thụ thai. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt, hạn chế đau bụng kinh. Thuốc được sử dụng từ ngày thứ năm của chu kỳ kinh nguyệt và dùng liên tục theo chiều mũi tên ký hiệu trên vỉ thuốc.

Uống thuốc tránh thai có bị ra máu, chậm kinh không?
Uống thuốc tránh thai có bị ra máu, chậm kinh không?

+ Thuốc tránh thai Marvelon: loại thuốc này chỉ gồm 21 viên, uống viên đầu tiên trong ngày đầu kỳ kinh nguyệt, uống lần lượt và liên tục cho đến khi hết 21 viên thì ngưng 7 ngày và tiếp tục vỉ tiếp theo cho đến khi không có ý định tránh thai.

+ Thuốc tránh thai Newlevo: thuốc này phù hợp với các chị em mới sinh con hoặc cho con bú. Bắt đầu dùng thuốc từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày uống 1 viên cho đến hết 28 ngày và lặp lại chu kỳ tương tự.

Thuốc tránh thai khẩn cấp

-- > Hướng dẫn uống thuốc tránh thai khẩn cấp của BS CKI Trần Thị Thành

Là viên uống tránh thai có chứa progestin cao, được sử dụng để giảm nguy cơ có thai ngoài ý muốn sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Thuốc tránh thai khẩn cấp chia làm hai loại:

+ Thuốc tránh thai Mifepriston (Thuốc tránh thai khẩn cấp 120h): loại thuốc tránh thai này có tác dụng trong khoảng 120 giờ sau khi quan hệ, uống càng sớm càng tốt. Để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này thì chỉ nên sử dụng 2 lần trong 1 tháng

+ Thuốc tránh thai Happynor (Thuốc tránh thai khẩn cấp 72h): là thuốc tránh thai chỉ có 2 viên, viên thuốc đầu tiên được uống trong 72 giờ sau khi quan hệ và sau 12 giờ sẽ uống viên thứ hai. Sử dụng thuốc trong 24 giờ đầu tiên hiệu quả tránh thai đạt được 95%, thuốc sẽ làm nội mạc tử cung bị thay đổi và kiểm soát sự làm tổ của bào thai trong tử cung.

Uống thuốc tránh thai có bị ra máu, chậm kinh không?

Sau khi uống thuốc tránh thai có bị ra máu không?

Uống thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai hiệu quả, nhanh chóng cho phái nữ sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ. Thành phần của thuốc tránh thai là Progestin, đặc biệt hàm lượng hormone này trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nhiều lần, khi đi vào cơ thể sẽ ngay lập tức ngăn cản quá trình rụng trứng, làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung bị đặc lại, ngăn chặn sự thụ tinh của trứng và tinh trùng.

Sau khi uống thuốc tránh thai có bị ra máu không?
Sau khi uống thuốc tránh thai có bị ra máu không?

Bất kỳ loại thuốc tránh thai nào cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định cho cơ thể. Hai loại hormone có trong thuốc tránh thai là Progestin hay Estrogen đều có thể gây chảy máu âm đạo. Sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp được 2 – 3 ngày, bắt đầu có hiện tượng ra máu âm đạo. Ban đầu, máu xuất hiện có thể có màu hồng nhạt và dần chuyển sang màu đậm hơn. Lượng máu có thể ra ít hoặc nhiều, diễn ra trong 1 – 2 ngày hoặc kéo dài lâu hơn tùy theo thể trạng của từng người.

Trong trường hợp bị ra máu và rong kinh từ 3 – 5 ngày sau khi uống thuốc tránh thai thì các chị em không cần phải quá lo lắng. Đây có thể chỉ là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới quằn quại, chóng mặt thì khả năng sảy thai hoặc có thai ngoài dạ con là rất lớn. Đây là trường hợp khá nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của người phụ nữ. Vì vậy khi có các dấu hiệu trên, các bạn nữ nên tới các trung tâm y tế để khám, kiểm tra và siêu âm nhằm giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Chữa tắc vòi trứng ở đâu, chi phí thông tắc ống dẫn trứng là bao nhiêu?

Uống thuốc tránh thai có thể gây chậm kinh không?

Lượng hormone sinh dục nữ được đưa vào cơ thể sau khi uống thuốc tránh thai nhằm ngăn cản hoặc làm chậm quá trình rụng trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng phụ của thuốc là chậm kinh nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.

Vì quá trình điều tiết hormone bị thay đổi nên khi uống thuốc tránh thai nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thuốc ức chế chu trình rụng trứng và làm dày niêm mạc tử cung cản trở sự thụ thai.

Khi chị em uống thuốc tránh thai khẩn cẩn có nghĩa là nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, chính vì vậy chu kỳ kinh nguyệt từ đó mà thay đổi theo và dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.Chậm kinh là một trong số những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp.

Việc uống tránh thai có thể gây chậm kinh vì sử dụng thuốc tránh thai nghĩa là đang đưa vào cơ thể một lượng hormone sinh dục nữ nhằm ngăn cản quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị chậm kinh do rối loạn nội tiết tố đồng thời số lượng và màu sắc kinh nguyệt có thể thay đổi.

Tùy từng trường hợp mà thuốc tránh thai có thể gây ra chậm kinh từ 5 đến 10 ngày hoặc có thể hơn. Có nhiều trường hợp sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thì 2 đến 3 tháng sau không có kinh trở lại.

* Do đó câu trả lời cho câu hỏi Uống thuốc tránh thai có thể gây chậm kinh không? là có gây chậm kinh Tùy trường hợp có thể là: 5 đến 10 ngày có trường hợp 2 đến 3 tháng sau không có kinh trở lại
Uống thuốc tránh thai có thể gây chậm kinh không?
Uống thuốc tránh thai có thể gây chậm kinh không?

Lưu ý khi uống thuốc tránh thai

Thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc

  • Khi quyết định dùng thuốc an toàn để tránh thai, các bạn nữ nên tới cơ sở y tế có uy tín và chất lượng để kiểm tra tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai
  • Tuyệt động không nên tự ý dùng thuốc tránh thai vì thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản sau này.

Khi quên không sử dụng thuốc

Nếu quên không sử dụng thuốc tránh thai 1 viên thì bạn cần uống bù vào sáng hôm sau, nên ngừng thuốc nếu quên hai viên, phải đợi ra máu rồi mới dùng vỉ thuốc mới hay dùng thuốc tránh thai sau khi quan hệ tình dục.

Những trường hợp không thích hợp uống thuốc tránh thai

  • Phụ nữ đang cho con bú: thuốc tránh thai có thể làm giảm bài tiết sữa và làm giảm chất lượng sữa. Ngoài ra, thuốc tránh thai còn ngấm vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ.
  • Kinh nguyệt ra ít: Những người có triệu chứng này tốt nhất không nên dùng. Uống thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể khiến lượng kinh nguyệt ngày càng giảm
  • Đau đầu mãn tính: Phụ nữ hay đau nửa đầu và đau đầu do bệnh tim mạch thì không thích hợp để dùng thuốc tránh thai. Nếu sử dụng có thể sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm.
  • Từng mắc bệnh tắc mạch máu: Các bệnh tắc nghẽn cơ tim, viêm tắc mạch máu... Thành phần trong thuốc tránh thai có thể làm tăng mức độ ngưng tụ của máu, làm bệnh tim mạch thêm nặng.
  • Chức năng tuyến giáp không tốt: nếu chưa chữa trị khỏi bệnh này thì tốt nhất không nên uống thuốc tránh thai
  • Có khối u lành tính ở ngực: Phụ nữ có khối u lành tính ở ngực, u cơ tử cung và các loại khối u ác tính đều không thích hợp uống thuốc tránh thai vì có thể làm khối u phát triển nhanh hơn
  • Phụ nữ bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
  • Người bị bệnh tim: phụ nữ bị bệnh tim không nên uống thuốc tránh thai các thành phần trong thuốc tránh thai làm tăng thêm gánh nặng cho tim.
  • Người bị viêm gan, viêm thận: Phụ nữ mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp mãn tính khi sử dụng thuốc tránh thai sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho gan và thận.

Cách điều trị khi uống thuốc tránh thai bị chậm kinh

Để hạn chế những tác dụng không mong muốn khi uống thuốc tránh thai bị chậm kinh, các bạn nữ khi sử dụng thuốc tránh thai nên thay đổi chế độ ăn uống nghỉ ngơi và lối sống sao cho lành mạnh và khoa học hơn.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Các chị em nên lựa chọn các loại rau củ, trái cây và đặc biệt là những thực phẩm có chứa phytoestrogen – đây là hợp chất tự nhiên trong thực vật (đặc biệt là mầm đậu nành) có cấu trúc hóa học và tác dụng gần giống hormone estrogen. Vì vậy các bạn nữ nên ăn nhiều thực phẩm chứa phytoestrogen giúp bạn kiểm soát cân nặng ổn định, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai.

Rèn luyện thói quen hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn

Tập thể dục, yoga thường xuyên không chỉ giữ dáng, rèn luyện sức khỏe mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt. Hoạt động thể chất giúp giữ cân nặng hợp lý và thậm chí là điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.

Giảm căng thẳng, stress

Ngoài ra, các bạn cũng nên áp dụng các bài tập thở, đi bộ, nghe nhạc... Những liệu pháp này có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn. Giữ tinh thần thoải mái không chỉ làm tăng hiệu quả hoạt động của thuốc tránh mà còn hỗ trợ cân bằng hormone và điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.

Cân bằng nội tiết

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các chất chống lão hóa như acid Alphalipoic và selen là gợi ý dành cho bạn. Những thực phẩm này có thành phần chống lão hóa, bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt.

Phá thai ở đâu tốt 11 địa chỉ phá thai an toàn ở Hà Nội uy tín nhất hiện nay

Nếu uống thuốc tránh thai bị ra máu hoặc chậm kinh, các bạn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu sau đó. Nếu cảm thấy không ổn, cần tìm đến bác sĩ để biết kết quả chính xác nhất và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không? quan niệm này có đúng trong xã hội hiện nay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây
Quan hệ cọ xát bên ngoài có thai được không có ảnh hưởng gì không?
Quan hệ cọ xát bên ngoài có thai được không có ảnh hưởng gì không?
Trước khi giải đáp câu hỏi Quan hệ bên ngoài có thai được không thì bạn đọc cũng cần hiểu đúng về khái niệm quan hệ bên ngoài là gì?
Thuốc tránh thai khẩn cấp 72h cách sử dụng từ BS Trần Thị Thành
Thuốc tránh thai khẩn cấp 72h cách sử dụng từ BS Trần Thị Thành
Thuốc tránh thai khẩn 72h là một loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa mang thai sau khi quan hệ không an toàn, hay các biện pháp tránh thai không đảm bảo trong vòng 72h
Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục
Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục
Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục là câu hỏi sẽ được bác sĩ sản phụ khoa giải đáp tại bài viết này giúp các mẹ nắm rõ hơn kiến thức trong và trước mang thai
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không [Giải Đáp]
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không [Giải Đáp]
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không? là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa sau đây là giải đáp của BS CKI sản phụ khoa Trần Thị Thành
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ