Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
25/8/2023 17:20

Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục là câu hỏi sẽ được bác sĩ sản phụ khoa giải đáp tại bài viết này. Mang thai là trọng trách cao cả, là thiên chức mà bà mẹ nào cũng mong muốn có được. Đó là lý do là trong quá trình mang thai thì hầu hết mẹ bầu đều rất lo lắng và quan tâm từng chu kỳ phát triển của con. Tuy thai nhi bị dị tật là trường hợp hiếm gặp, nhưng mẹ bầu cũng cần biết rằng ở giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật để có thể phòng tránh và bảo vệ con mình. Để nắm rõ hơn kiến thức này thì hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây.

Nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật

Thai nhi bị dị tật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do gen di truyền hoặc có thể là do một số tác động bên ngoài. Nhưng hầu hết những trường hợp thai bị dị tật thường do một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Thai phụ bỏ qua bước sàng lọc dị tật trước sinh

Sàng lọc dị tật trước sinh là một trong những bước vô cùng quan trọng, nhất là ở trong thời đại hiện nay thì mẹ bầu càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ khiến thai dị tật. Nếu không sàng lọc dị tật trước sinh thì mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều cơ đáng tiếc. Theo khuyến khích của bác sĩ chuyên khoa thì tốt hơn hết là mẹ bầu nào cũng cần làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh để có thể phát hiện dị tật sớm và cải thiện giống nòi một cách hiệu quả.

2. Thai nhi dị tật do tuổi tác của mẹ

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những trường hợp mẹ trên 35 tuổi và bố trên 50 tuổi thì nguy cơ mang thai bị dị tật sẽ cao hơn so với bình thường. Lý do là bởi vì khi độ tuổi cao thì bố chất lượng tinh trùng kém, mẹ bị suy giảm về chức năng sinh sản nên có thể làm tăng khả năng mắc bệnh di truyền ở thai nhi. Thêm vào đó là mang thai ở độ tuổi này thì thai nhi cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến não bộ, chỉ số IQ thấp,...nên khi sinh ra sẽ dễ mắc bệnh hơn so với các độ tuổi khác.

Nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật
Nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật

3. Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây dị tật thai nhi thường thấy ở nhiều trường hợp. Trong quá trình mang thai mẹ bầu có mắc một số bệnh lý như nhiễm virus Herpes, Rubella hay Cytomegalo,...trong vòng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì thai nhi rất dễ bị dị tật, đặc biệt là khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, mẹ bầu nếu mắc bệnh đái tháo đường., lupus ban đỏ trong quá trình mang thai thì cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh.

4. Mẹ có tiền sử sinh non hay con nhiễm bệnh di truyền

Có một điều tất nhiên xảy ra là nếu bố mẹ khỏe mạnh thì con cũng sẽ khỏe mạnh. Nếu bố hoặc mẹ có mắc bệnh di truyền thì khả năng cao là con cũng sẽ mắc bệnh. Chính vì thế mà khi phát hiện có thai thì mẹ bầu nên đi làm xét nghiệm sớm để xem rằng liệu con mình có khả năng mắc bệnh hay không. Ngoài ra thì mẹ bầu nếu có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc thai dị dạng thì khả năng thai bị dị tật cũng rất cao.

5. Thai phụ nhiễm phóng xạ hoặc chất độc khi mang thai

Chất phóng xạ hay chất độc như thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá và những chất kích thích khác cũng là nguyên nhân gây dị tật thai nhi. Mẹ bầu nếu không may nhiễm, hay có sử dụng các loại chất này thì nguy cơ thai bị dị tật sẽ càng cao. Nếu làm việc ở những khu vực chất thải, lò luyện kim hay hầm mỏ cũng có nguy cơ thai bị dị tật. Hoặc nếu như mẹ bầu mang thai nhưng không biết nên đi chụp X-quang, tia X này cũng có thể làm tăng nguy cơ thai nhi dị tật.

6. Mẹ bầu tự ý sử dụng các loại thuốc

Quá trình mang thai là một thời kỳ rất nhạy cảm, chỉ cần những tác động nhỏ cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chính vì thế mà khi sử dụng bất kể chất gì hay loại thuốc nào thì mẹ bầu cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc tự do mà không có chỉ định của bác sĩ cũng là nguyên nhân dị tật thai nhi nghiêm trọng. Nếu có dấu hiệu ho, ốm sốt hay cảm cúm,...bất kể bệnh gì đi chăng nữa thì mẹ bầu cũng nên đi khám để được tư vấn, kê những loại thuốc phù hợp với thai kỳ. 

Thắc mắc: Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật?

Giải đáp câu hỏi giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật thì bác sĩ chuyên khoa đưa ra những thông tin như sau: Hầu hết chị em phụ nữ nào khi mang thai đều biết rằng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, thai nhi có thể dễ bị sảy thai và nguy cơ bị tật cũng sẽ cao. Về cơ bản thì thời điểm mang thai trong 14 tuần đầu sẽ là giai đoạn thai nhi dễ bị dị tật, trong đó có tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 là cơ hội dị tật tăng cao nhất, thai dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài. 

Khi tinh trùng bắt đầu gặp trứng để thụ thai thì sẽ mất một khoảng thời gian để phôi thai có thể là tổ cố định. Đây là thời kỳ phát triển sơ khai nhất, thai bắt đầu hình thành nên còn rất yếu ớt ở những tháng đầu. Vì vậy mà chỉ cần một tác động nhỏ thôi cũng có thể khiến thai bị tổn thương và ảnh hưởng không hề nhỏ. Ở mỗi giai đoạn thì nguy cơ dị tật sẽ bị ảnh hưởng như sau:

  • Bắt đầu từ tuần thứ 3 thì não bộ của thai nhi bắt đầu hình thành, thời điểm này các tế bào phôi thai phân chia liên tục, hình thành lên các phôi thần kinh quan trọng. Đây chính là giai đoạn mà mẹ bầu cần cung cấp đủ chất, giữ một sức khỏe tốt để thai nhi tránh được nguy cơ dị tật.
  • Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật ở thời điểm từ giữa tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 sẽ là giai đoạn nhạy cảm với hệ thần kinh ruột. Vào thời điểm này thì ống thần kinh sẽ tự đóng lại, nếu như thai nhi thiếu đi axit folic thì rất dễ gây dị tật bẩm sinh liên quan đến phần tủy sống. Đây cũng là thời điểm mà tim, võng mạc, thính giác và hình thành phân chia các bộ phận. Nếu như chịu một tác động nhỏ thôi thì thai nhi cũng sẽ dễ bị dị tật.
  • Từ giai đoạn tuần thứ 10 đến tuần thứ 14 thì các cơ quan hình thành sẽ phát triển tiếp, hình thành cơ quan sinh sản bên ngoài và gan thận cũng bắt đầu phát triển. Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật vào giai đoạn này thai nhi càng gấp thụ nhiều chất từ mẹ để nuôi dưỡng, nếu không đáp ứng hay có những tác động mạnh là nguyên nhân gây dị tật thì sẽ rất dễ bị dị tật.

Hầu hết những thời điểm ban đầu là giai đoạn rất quan trọng không chỉ là dễ bị dị tật mà còn dễ bị sảy thai nếu không chú ý. Thai phụ qua 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể yên tâm hơn chút, cơ bản an toàn. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên chủ quan vì giai đoạn nào thai dễ bị dị tật có thể đến ở bất kỳ thời điểm nào nếu mẹ bầu không may gặp phải những tác hại không đáng có.

Cách khắc phục thai nhi bị dị tật

Không có một cách khắc phục thai nhi bị dị tật hiệu quả bằng việc mẹ bầu nên có những biện pháp phòng tránh tốt. Để không làm cho thai nhi trong bụng tăng nguy cơ bị dị tật thì hãy thực hiện bằng những cách sau đây để bảo vệ đứa con trong bụng của chính mình:

1. Bổ sung acid folic và các loại cần thiết khác

Bổ sung dưỡng chất trong thời kỳ mang thai là điều mà tất cả bà mẹ cần làm. Không chỉ bổ sung một mà còn là nhiều loại chất khác nhau để đảm bảo sức khỏe thai nhi được khỏe mạnh, phát triển tốt. Một trong những nhóm chất quan trọng cần bổ sung trong những ngày đầu của thai kỳ phải kể đến là các loại vitamin nhóm B, nhất là acid folic ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ bầu nên đảm bảo lượng acid folic nạp vào cơ thể mỗi ngày khoảng 400mcg để phòng tránh được thai nhi bị dị tật.

2. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ

Hiện nay hầu hết các chị em trước khi có ý định sinh nở đều rất chú trọng vào việc tiêm phòng. Đây cũng là cách khắc phục thai bị dị tật được các bác sĩ khuyên dùng, tiêm phòng không chỉ là cách bảo vệ con mà còn bảo vệ cả mẹ khỏi những tác nhân gây hại. Mẹ bầu nên tiêm phòng một số loại bệnh lý bắt nguồn từ virus như cúm, rubella, sởi, thủy đậu,...Các loại bệnh từ virus này nếu không được đề phòng, mẹ bầu trong quá trình mang thai không may mắc phải thì nguy cơ thai nhi bị dị tật cũng rất cao.

Cách khắc phục thai nhi bị dị tật
Cách khắc phục thai nhi bị dị tật

3. Tránh xa những môi trường độc hại

Khi phát hiện bản thân đã mang thai thì tốt nhất là nữ giới nên tránh xa những môi trường độc hại nguy hiểm. Cách khắc phục thai nhi bị dị tật này được khuyến cáo tránh xa phòng chụp X-quang, chụp CT, các môi trường có khí thải độc hại như các nhà máy xí nghiệp hoặc những nhà máy chế biến, chế tạo những sản phẩm có hại,...Thêm vào đó là thai phụ nên tránh xa những vùng có bức xạ cao như ở gần quá lâu TV, sóng điện thoại, laptop và các sản phẩm công nghệ có thu sóng cao tần,...

4. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích gây hại

Chất kích thích có lẽ là “kẻ thù” lớn nhất của sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Chỉ với lượng chất kích thích nhỏ cũng rất dễ làm cho thai nhi ảnh hưởng đến sự phát triển, nguy hiểm hơn là nguy cơ dị tật tăng cao. Các loại chất kích thích mà chắc chắn mẹ bầu cần tránh xa, đó là rượu bia, thuốc lá, các loại trà hay các loại thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều caffeine,...Mẹ bầu cũng nên tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá, nó cũng là nguyên nhân gây hại đến thai nhi trong bụng.

5. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Như đã nhắc đến ở đầu bài viết, sàng lọc trước sinh là một bước rất quan trọng để đánh giá được thai nhi có nguy cơ bị dị tật hay không. Vì thế mà mẹ bầu cần thăm khám định kỳ, thực hiện đầy đủ những cách khắc phục thai nhi bị dị tật, sàng lọc trước sinh để tầm soát sớm dị tật bẩm sinh và có những cách can thiệp kịp thời. Ba thời điểm mà mẹ bầu cần kiểm tra dị tật thai thật kỹ đó là giai đoạn 12-14 tuần, 21-24 tuần và cuối cùng là 30-32 tuần. Đây đều là những mốc thời gian quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý để bảo đảm thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị dị tật bẩm sinh.

Mang thai là thời điểm nhạy cảm, là thời kỳ mà cả mẹ và bé đều cần được quan tâm và chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Chỉ cần một yếu tố tác động nhỏ thôi cũng sẽ gây ra nhiều tác hại lớn, trong đó có nguy cơ thai nhi bị dị tật. Trên đây là toàn bộ những thông tin về giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục mà mẹ bầu cần tìm hiểu để có thêm kiến thức trong cẩm nang mang thai của mình. Nếu cần được tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ từ bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ tới đường dây nóng…để được giải đáp nhanh chóng các mẹ nhé. 

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Quan hệ xong uống cà phê có sao không? BS Tư Vấn
Quan hệ xong uống cà phê có sao không? BS Tư Vấn
Có thể nói cà phê là loại đồ uống nhận được sự yêu thích Vậy khi quan hệ xong uống cà phê có sao không? Cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời bằng các thông tin dưới đây nhé
Canh ngày rụng trứng như thế nào? 5 cách canh trứng rụng tại nhà
Canh ngày rụng trứng như thế nào? 5 cách canh trứng rụng tại nhà
Canh ngày rụng trứng như thế nào hiệu quả hãy cùng tham khảo 5 cách canh trứng rụng tại nhà đơn giản ngay trong bài viết dưới đây
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân thân nhiệt tăng khi mang thai là do đâu là những thắc mắc được số đông chị em phụ nữ quan tâm cùng tìm hiểu qua bài viết
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS CK Trần Thị Thành
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS CK Trần Thị Thành
Giải đáp câu hỏi thai 30 tuần nặng bao nhiêu bác sĩ CK Trần Thị Thành cho biết thai nhi sẽ tương tự như một quả dưa hấu nhỏ với cân nặng trung bình là 1,4kg
Các mốc khám thai quan trọng định kỳ 4d bà bầu nên đi khám
Các mốc khám thai quan trọng định kỳ 4d bà bầu nên đi khám
Các mốc khám thai quan trọng định kỳ 4d bà bầu nên đi khám ❤️⭐️❤️⭐️❤️ là rất quan trọng bởi quá trình khám thai định kỳ BS sẽ cho biết sự phát triển của thai nhi
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không? quan niệm này có đúng trong xã hội hiện nay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ