Thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, thai 23 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu cần lưu ý điều gì là vấn đề băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người chưa có kinh nghiệm mang thai trước đó. Khi thai nhi 23 tuần tuổi đồng nghĩa với việc mẹ đã hoàn thành 2/3 chặng đường thai kỳ, vì thế cân nặng thai 23 tuần tuổi cũng như sự phát triển của bé luôn là điều được quan tâm hàng đầu. Nếu bạn cũng đang băn khoăn thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam, hãy cùng chúng tôi theo dõi những chia sẻ của Bác sĩ CKI Trần Thị Thành - Bác sĩ Sản phụ khoa Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ngay sau đây.
Bác sĩ tư vấn: Thai 23 tuần nặng bao nhiêu thì đạt chuẩn?
Khi thai nhi đạt 23 tuần tuổi là lúc mẹ bầu đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai, gần đến tháng thứ 6 trong thai kỳ. Đây cũng là thời điểm mà thai nhi sẽ bắt đầu có sự gia tăng nhanh chóng về cân nặng, đồng thời phát triển cả về các cơ quan và chi tiết nhỏ ở trên cơ thể.
Nhiều mẹ bầu đều có chung thắc mắc thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam thì sẽ đạt chuẩn cũng như thai 23 tuần phát triển như thế nào.
Dựa trên bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cân nặng của thai nhi 23 tuần sẽ là 501 gam với chiều dài đầu chân vào khoảng 28,9 cm, đường kính lưỡng đỉnh vào khoảng 56 mm.
Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính tham khảo, hoàn toàn không áp dụng một cách tuyệt đối, bắt buộc đối với tất cả mọi thai nhi. Cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ ít nhiều chênh lệch do còn bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố (chế độ dinh dưỡng và sức khỏe mẹ bầu, số lượng thai nhi, di truyền…). Do đó, nếu như bà bầu thấy cân nặng của thai khi 23 tuần tuổi có sự chênh lệch nhỏ so với con số nói trên thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
Bên cạnh câu hỏi thai 23 tuần nặng bao nhiêu, nếu mẹ bầu băn khoăn về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 23 thì có thể tham khảo một số thông tin chia sẻ như dưới đây:
- Thai nhi đã có lỗ mũi, đang dần hoàn thiện ống mũi, trong túi phổi có chất hoạt dịch bao phủ giúp em bé giữ oxy cho đến khi ra đời và tự thở được độc lập.
- Thai nhi 23 tuần tuổi có thể thay đổi nhiều tư thế khác nhau, bé ở tư thế nằm ngang, nằm nghiêng một bên hay nằm chéo so với tử cung.
- Bé sẽ phát triển nang lông và xuất hiện các lớp lông đầu tiên (lông tơ).
- Ở giai đoạn này tử cung vẫn còn nhiều không gian cho bé “khám phá”, vì thế thai nhi luôn không ngừng cử động bên trong tử cung của mẹ.
- Mặc dù cân nặng đã bắt đầu tăng nhanh tuy nhiên làn da của thai nhi 23 tuần tuổi vẫn còn nhăn nheo.
- Nếu như mẹ bầu tiến hành khám thai theo định kỳ ở tuần thứ 23 sẽ có thể nghe thấy nhịp tim của bé đang đập nhanh và liên tục.
Mẹ bầu thay đổi như thế nào khi ở tuần thứ 23 trong thai kỳ?
Việc chủ động tìm hiểu thai 23 tuần nặng bao nhiêu là điều quan trọng, nhưng song song với đó mẹ bầu cũng đồng thời nên quan tâm, theo dõi những sự thay đổi của bản thân mình trong giai đoạn này nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Theo đó, sự thay đổi của bà bầu khi mang thai ở tuần thứ 23 cụ thể như sau:
- Kích thước vùng bụng ở tuần thứ 23 trong thai kỳ đã tương đối lớn, so với trước khi mang thai thì thông thường lúc này mẹ bầu sẽ tăng khoảng từ 5 - 7 kg.
- Dịch tiết âm đạo tăng nhiều hơn với màu vàng nhạt và thường có mùi nhẹ.
- Xuất hiện cảm giác đau nhức mỏi vùng lưng bởi phần xương sống phía dưới vẫn đang tiếp tục uốn cong với mục đích giúp cơ thể giữ được thăng bằng.
- Nướu răng của bà bầu ở tuần thai thứ 23 sẽ bị sưng hơn bình thường hoặc dễ viêm do hormone thay đổi, dẫn đến tình trạng chảy máu nướu răng.
- Thai nhi đang trong quá trình phát triển ở bên trong nên sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đói nhanh khi mang thai tuần 23 và có thể ăn nhiều hơn, thế nhưng hormone thai kỳ lại gây ra hiện tượng chậm tiêu hóa, đầy hơi.
- Mẹ bầu mang thai tuần thứ 23 đôi lúc sẽ có cảm giác hơi mất thăng bằng khi đi lại, xảy ra do trọng lượng của em bé trong bụng cũng như ảnh hưởng của hormone thai kỳ làm các dây chằng và khớp xương mềm đi.
- Một số trường hợp bà bầu gặp phải tình trạng đau, râm ran ngứa ở bàn tay, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc với máy tính. Điều này xuất hiện do hiện tượng sưng trong khi mang thai gây áp lực cho các dây thần kinh nằm tại cổ tay.
Lời khuyên từ bác sĩ cho bà bầu mang thai 23 tuần
Theo Bác sĩ CKI Trần Thị Thành, để đảm bảo cho sự phát triển của con yêu và sức khỏe của mẹ bầu kể từ tuần thai thứ 23 trở đi, chị em phụ nữ nên lưu ý một số điều sau đây:
Đi khám thai theo định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
Kể từ tuần thứ 23 trong thai kỳ, mẹ bầu không nên bỏ qua những lần khám thai theo định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của bé yêu, thai 23 tuần nặng bao nhiêu gam, tình trạng sức khỏe của chính bản thân mình như thế nào… Thêm vào đó, các bác sĩ cũng chia sẻ, đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho bà bầu về chế độ chăm sóc, thực đơn dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai 23 tuần
Một chế độ ăn uống đủ chất, khoa học sẽ giúp mẹ có sức khỏe tốt và bé yêu được phát triển toàn diện, cân nặng tăng đúng chuẩn. Một vài điều lưu ý mà bạn nên nắm được bao gồm:
- Mẹ bầu mang thai tuần thứ 23 nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa, uống đầy đủ nước…
- Bà bầu nên ăn vừa đủ ở 3 bữa chính (không nên ăn quá no), đồng thời kèm theo 3 bữa phụ để bảo đảm đủ chất và dễ tiêu hóa, hấp thu hơn.
- Nguồn thực phẩm cần an toàn, sạch sẽ, được nấu chín cẩn thận, không ăn đồ sống.
- Các loại thực phẩm cần tránh: Đồ uống có cồn và các chất kích thích nói chung, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…
Bổ sung lượng chất sắt đầy đủ
Để phát triển toàn diện, thai nhi sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin từ người mẹ. Trong đó, nửa sau của giai đoạn thai kỳ mẹ bầu thường sẽ cần bổ sung chất sắt giúp lượng hồng cầu được sản xuất đầy đủ, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu gây mệt mỏi, khó thở, nhức đầu và chóng mặt. Theo đó, bà bầu mang thai tuần thứ 23 sẽ cần cung cấp cho cơ thể lượng chất sắt khoảng 30 miligam/ngày nên chị em phụ nữ cần lưu ý.
Biện pháp giúp khắc phục tình trạng chuột rút chân
Mẹ bầu thường dễ bị chuột rút ở chân vào ban đêm ở giai đoạn thai nhi đạt 23 tuần tuổi. Để cải thiện vấn đề này và một số vấn đề liên quan đến xương khớp trong thai kỳ, chị em nên:
- Nếu bị chuột rút, bà bầu hãy cố gắng duỗi thẳng đầu gối rồi từ từ uốn cong bàn chân về phía sau gối, tiếp theo xoay chân nhẹ nhàng để cơn đau thuyên giảm.
- Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm ấm bắp chân và bàn chân giúp giảm bớt cảm giác đau.
- Hạn chế đi lại nhiều hoặc đứng lâu một chỗ, thay vào đó nên nghỉ ngơi cho phù hợp, khi đi ngủ mẹ có thể gác chân lên một chiếc gối cao hơn so với cơ thể.
- Hàng ngày và trước lúc đi ngủ nên luyện tập những bài tập nhẹ nhàng giúp co giãn cơ xương nhằm ngăn ngừa hiện tượng chuột rút.
Như vậy, trên đây là chia sẻ của Bác sĩ CKI Trần Thị Thành BS Phòng khám Hưng Thịnh giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi thai 23 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích đối với chị em phụ nữ đặc biệt là những người mới mang thai lần đầu tiên, từ đó có thêm kinh nghiệm trong chế độ chăm sóc khi mang thai giúp đảm bảo sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của bé yêu. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ luôn an toàn và khỏe mạnh!