Trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung? BS Thành giải đáp

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
27/2/2023 10:09

Trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung hay trứng rụng sống được mấy ngày để thụ thai là câu hỏi băn khoăn của không ít chị em phụ nữ, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến cơ hội mang thai ở mỗi người. Trong mỗi một chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới sẽ chỉ rụng trứng một lần, vì thế khi nắm bắt được thông tin thời gian trứng có thể tồn tại trong tử cung sẽ giúp bạn gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi những chia sẻ từ đội ngũ bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh trong nội dung bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Một chu kỳ kinh nguyệt bao gồm những giai đoạn nào?

Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được tính từ ngày đầu có kinh của kỳ này cho đến ngày đầu tiên có kinh nguyệt ở kỳ tiếp theo, thông thường sẽ kéo dài 28 ngày được coi là mức chuẩn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người khác nhau mà số ngày của một vòng kinh cũng không hoàn toàn giống nhau, có thể dao động từ 21 đến 35 ngày thì vẫn là bình thường.

Dưới đây là các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới mà bạn nên nắm bắt:

  • Giai đoạn hành kinh: Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh, xuất hiện do trước đó trứng không được thụ tinh khiến cho niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu. Trứng thoái hóa, máu kinh, mảnh vụn niêm mạc cùng với các chất nhầy được giải phóng ra ngoài cơ thể thông qua âm đạo, diễn ra trong khoảng từ 3 đến 7 ngày.
  • Giai đoạn nang trứng: Giai đoạn này thực tế sẽ diễn ra song song cùng với giai đoạn kinh nguyệt và kết thúc khi đến thời điểm rụng trứng. Dưới tác động của hormone, buồng trứng sẽ được kích thích và sản xuất ra từ 5 - 20 nang nhỏ có chứa trứng chưa trưởng thành, niêm mạc tử cung chuẩn bị dày lên cho quá trình thụ thai.
  • Giai đoạn rụng trứng: Đây chính là thời điểm “vàng" để thụ thai, buồng trứng sẽ giải phóng 1 trứng trưởng thành về phía ống dẫn trứng đến tử cung, đợi “gặp” tinh trùng và tiến hành thụ tinh. Cũng chính vì vậy mà nhiều chị em phụ nữ thường có chung thắc mắc trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung.
  • Giai đoạn hoàng thể: Nếu như quá trình thụ tinh xảy ra, hoàng thể sẽ được duy trì bởi hormone Gonadotropin và lớp niêm mạc tử cung cũng dày lên cho quá trình mang thai. Ngược lại, khi không có sự thụ tinh thì hoàng thể sẽ co lại sau đó tái hấp thụ vào trong cơ thể, bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.
Một chu kỳ kinh nguyệt bao gồm những giai đoạn nào?
Một chu kỳ kinh nguyệt bao gồm những giai đoạn nào?

Giải đáp: Trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung?

Các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết, ngay từ khi sinh ra thì nữ giới đã sở hữu lượng trứng khoảng 400 đến 500 quả trong suốt cuộc đời. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, khi gần đến giai đoạn rụng trứng thì nồng độ nội tiết tố Estrogen sẽ gia tăng giúp cho lớp niêm mạc thành tử cung có thể dày lên, tạo thành môi trường thuận lợi cho quá trình thụ thai tiếp theo.

Đồng thời với đó, hormone Estrogen tăng cao cũng sẽ kéo theo sự gia tăng của hormone LH và kích thích trứng trưởng thành, quá trình rụng trứng (phóng noãn) sẽ diễn ra trong vòng từ 24 cho đến 36 giờ. Khoảng thời gian cần thiết để trứng có thể phát triển, trưởng thành trước khi được giải phóng khỏi buồng trứng sẽ rơi vào chừng 90 ngày.

Ngoài việc tìm hiểu thời gian trứng rụng trong bao lâu thì nhiều người còn băn khoăn về vấn đề khi trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung. Đây là yếu tố quan trọng đặc biệt là đối với những cặp đôi đang mong muốn có em bé, bởi nếu như biết được thời gian trứng tồn tại bên trong tử cung sẽ tạo điều kiện giúp tinh trùng và trứng “gặp gỡ” thành công, kết hợp với nhau và nâng cao tỷ lệ thụ thai.

Theo đó, trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung thì trứng trưởng thành sau khi được giải phóng sẽ sống được tối đa 24 giờ đồng hồ, cần phải được thụ tinh trong khoảng thời gian này. Trong trường hợp hiện tượng thụ tinh không xảy ra, trứng sẽ “chết” đi, thoái hóa hoặc tự bị hút lại vào màng bụng.
❤️Trứng rụng sống được bao lâu ⭐️Tối đa 24 giờ đồng hồ
❤️Tinh trùng sống được bao lâu ⭐️3 đến 5 ngày
❤️Tư vấn ⭐️Miễn Phí
❤️Hotline ⭐️0395456294

Tuy nhiên, tinh trùng của nam giới lại có thể sống tới 3 đến 5 ngày sau khi vào tử cung nữ giới. Vì vậy, nếu như các cặp đôi đang có kế hoạch mang thai thì nên chủ động quan hệ xung quanh thời điểm cả trước và sau ngày rụng trứng thì khả năng thụ thai cũng sẽ được tăng cao thêm.

Như chúng tôi đã chia sẻ trong phần trước, khi trứng không gặp được tinh trùng, không có sự thụ tinh thì buồng trứng sẽ ngừng lại việc tiết ra các hormone, lớp niêm mạc tử cung bắt đầu bong tróc ra dẫn đến tình trạng chảy máu được gọi là kinh nguyệt. Điều này cũng là dấu hiệu cho thấy chị em phụ nữ không mang thai. Chỉ có một số ít các trường hợp bị rối loạn nội tiết tố vẫn có thể xuất hiện kinh nguyệt ngay cả khi quá trình rụng trứng không diễn ra.

Giải đáp: Trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung?
Giải đáp: Trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung?

Một số dấu hiệu nhận biết thời điểm rụng trứng ở nữ giới

Như vậy, trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung là 24 tiếng, các cặp đôi nên lưu ý thời điểm này để có thể mang thai một cách thuận lợi hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết được thời gian rụng trứng? Thực tế, bên cạnh việc áp dụng cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng que thử rụng trứng… thì chị em phụ nữ còn có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện sắp đến ngày rụng trứng thường gặp như dưới đây:

  • Lượng dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường do nồng độ hormone Estrogen đang gia tăng, lúc này dịch tiết sẽ có màu trong, nhầy dính hơn, tính chất tương tự như lòng trắng trứng và có thể gây ẩm ướt vùng kín.
  • Xuất hiện cảm giác đau nhẹ, hơi căng tức ở vùng bụng dưới và vùng chậu, nhưng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ là kết thúc. Kèm theo đó, chị em còn có thể nhận thấy tình trạng chướng bụng, đầy hơi, chuột rút… tùy theo từng người.
  • Thân nhiệt của nữ giới trong thời điểm rụng trứng thực tế cũng sẽ tăng nhẹ khoảng 0,3 đến 0,5 độ C so với bình thường mà hoàn toàn không phải do bệnh lý.
  • Nồng độ nội tiết tố Estrogen tăng cao trong ngày rụng trứng cũng chính là nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ gia tăng ham muốn về “chuyện ấy”.
  • Một số trường hợp nữ giới trong giai đoạn rụng trứng còn có cảm giác hai bầu ngực trở nên căng và đầy đặn hơn, nhũ hoa có phần nhạy cảm hơn, nhưng điều này cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ nhanh chóng biến mất.

Những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng của trứng

Chất lượng trứng của người phụ nữ là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình thụ thai cũng như khả năng tồn tại của phôi thai. Theo giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa, chất lượng của trứng có thể bị ảnh hưởng từ một số điều như sau:

  • Yếu tố tuổi tác: Chất lượng trứng của nữ giới sẽ tỷ lệ nghịch với độ tuổi của họ, cụ thể là tuổi càng cao thì chất lượng tế bào trứng lại càng giảm đi. Trong đó, khoảng thời gian từ 25 cho đến 30 tuổi được coi là “thời điểm vàng” để chị em phụ nữ mang thai và sinh con, bởi giai đoạn này tâm sinh lý đã phát triển một cách hoàn thiện.
  • Thói quen trong lối sống: Những người có thói quen không lành mạnh, lạm dụng bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá, thường xuyên thức khuya… sẽ khiến chất lượng trứng bị suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ trở nên rối loạn. Vì thế, nếu bạn đang mắc phải những sai lầm này thì cần chủ động thay đổi càng sớm càng tốt.
  • Các bệnh phụ khoa: Thêm một yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng trứng và khả năng thụ thai của nữ giới chính là các bệnh lý phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng…
  • Tiền sử nạo phá thai: Việc nạo phá thai sẽ khiến cho nội mạc tử cung ít nhiều bị tác động, tổn thương và đồng thời gây ảnh hưởng cho chức năng hoạt động của buồng trứng. Theo đó, mỗi lần nạo phá thai sẽ làm tỷ lệ thụ thai của chị em bị giảm đi từ 5 đến 10%, thậm chí nếu như phá thai không an toàn còn gây viêm tắc ống dẫn trứng, tiềm ẩn nguy cơ hiếm muộn - vô sinh nữ về sau đó.
  • Yếu tố di truyền: Ngoài ra, trong trường hợp nữ giới mắc một số bệnh lý có liên quan đến di truyền cũng có khả năng khiến cho nhiễm sắc thể trong tế bào trứng gặp vấn đề bất thường, từ đó chất lượng trứng sẽ không được đảm bảo.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ lời giải đáp cho câu hỏi trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung cùng một số thông tin liên quan đến ngày rụng trứng. Hy vọng rằng sẽ giúp cho chị em phụ nữ cùng tham khảo, tự trang bị thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe sinh sản, từ đó có thể nâng cao cơ hội thụ thai thành công hoặc phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Trong trường hợp còn vấn đề thắc mắc nào khác hay có nhu cầu đăng ký khám phụ khoa với bác sĩ giỏi, xin vui lòng liên hệ số hotline 0395456294 để được các chuyên gia của chúng tôi nhanh chóng hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Mới mang thai có bị ra khí hư không? [Giải Đáp]
Mới mang thai có bị ra khí hư không? [Giải Đáp]
Mới mang thai có bị ra khí hư không? thai nhi có sao không và hiện tượng này có ảnh hưởng gì không ạ! rất mong được phản hồi sớm từ bác sĩ! Cháu xin cám ơn
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? giải đáp chi tiết từng giai đoạn
Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? giải đáp chi tiết từng giai đoạn
Thụ thai là quá trình tinh trùng của nam giới di chuyển qua âm đạo, tử cung và tiến hành thụ tinh với trứng của nữ giới, quá trình thụ thai diễn ra theo 2 giai đoạn
Máu báo thai xuất hiện mấy ngày thì hết BS Thành tư vấn
Máu báo thai xuất hiện mấy ngày thì hết BS Thành tư vấn
Khi lớp niêm mạc được đẩy ra ngoài sẽ không thoát ra ngay như kinh nguyệt mà rò rỉ từ từ nên thường kéo dài từ một đến một vài ngày (cụ thể Kéo dài từ 2-7 ngày)
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không?
Phụ nữ sau sinh kiêng tắm trong 3 tháng đầu có đúng không? quan niệm này có đúng trong xã hội hiện nay không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây
Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục
Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục
Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật, cách khắc phục là câu hỏi sẽ được bác sĩ sản phụ khoa giải đáp tại bài viết này giúp các mẹ nắm rõ hơn kiến thức trong và trước mang thai
Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai
Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai
Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không hay khí hư ra nhiều có thể đang mang thai phải không là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc khi thấy bản thân bỗng nhiên ra dịch nhờn
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ