Thai 13 tuần nặng bao nhiêu BS Trần Thị Thành giải đáp

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
13/7/2023 14:47

Thai 13 tuần đã có sự phát triển rõ rệt và mẹ bầu cũng bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này nhiều triệu chứng của thời kỳ đầu chấm dứt như mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén và bụng có thể sẽ trông nhô cao hơn một chút. Cùng tìm hiểu xem thai 13 tuần nặng bao nhiêu và có những thay đổi gì của cả mẹ và bé trong giai đoạn này nhé.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thông tin sự phát triển của thai nhi 13 tuần

Giải đáp thắc mắc: Thai 13 tuần nặng bao nhiêu?

Bước tiến quan trọng ở giai đoạn này đó là sự phát triển của thai nhi đã phát triển hơn nhiều cả về trọng lượng, kích thước và bộ phận bên trong. Đây cũng là mốc quan trọng mẹ bầu đi khám thai kỳ, vậy thai 13 tuần nặng bao nhiêu?

Theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn của WHO đưa ra thì ở tuần thứ 13 của thai kỳ bé sẽ dài khoảng 7,4 cm ( tính từ đầu cho đến mông) và nặng khoảng 50-70 gram.

Chúng ta đã biết cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 13 tuần nặng bao nhiêu, vậy ở giai đoạn này, thai nhi đã có sự phát triển như thế nào, cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Sự phát triển của thai 13 tuần như thế nào?

Chắc chắn nhiều mẹ bầu sẽ thắc mắc khi mang thai được 13 tuần thì thai nhi trong bụng phát triển như thế nào. Bé lúc này đã có sự thay đổi đáng kể, đã có thể nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu và mút ngón tay cái của mình.

Ngoài ra thần kinh não cũng đã phát triển, cơ mặt của bé đã có thể thể hiện một số biểu cảm. Và khi đi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy bé đang mút ngón tay cái. Nước tiểu được sản sinh từ thận và thải luôn ra nước ối.

Thai 13 tuần nặng bao nhiêu BS Trần Thị Thành giải đáp
Thai 13 tuần nặng bao nhiêu BS Trần Thị Thành giải đáp

Cơ thể bé cũng lớn nhanh hơn, cụ thể:

  • Đầu bé to, thân nhỏ, nhìn qua siêu âm giống như người ngoài hành tinh, và có thể nhìn thấy sự liên kết giữa đầu và cổ.
  • Đường ruột của bé cũng thay đổi rất nhiều, ở tuần thứ 13 phát triển một khoang trong dây rốn, tuy nhiên đường ruột của thai đã di chuyển và cố định ở trong bụng bé ở tuần thứ 12 rồi. Nhau thai cũng từ đây hình thành và phát triển, đến khi sinh sẽ nặng khoảng 0,5 - 1 kg.
  • Ở cuối tuần thứ 13, cánh tay của bé sẽ đạt chiều dài cân đối với thân hình, còn chân của bé vẫn tiếp tục phát triển. Lông tơ siêu mịn bắt đầu hình thành, phủ khắp người bé.
  • Gan bắt đầu tạo ra mật và chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ của mình. Lá lách cũng bắt đầu sản xuất các tế bào máu đầu tiên.
  • Bộ phận sinh dục cũng dần hình thành và biểu hiện rõ hơn, tuy nhiên chỉ siêu âm sẽ khó đưa ra kết quả chính xác về giới tính của bé. Do vậy nhiều trường hợp siêu âm bác sĩ bảo bé trai nhưng mấy tháng sau đó siêu âm ra bé gái và ngược lại.
  • Lúc này tay và chân của bé đã linh hoạt hơn nhiều nhưng kích thước còn quá bé nên mẹ bầu khó cảm nhận được
  • Dây thanh quản của bé ở tuần thứ 13 cũng đang phát triển, bởi vì âm thanh không truyền qua tử cung được nên mẹ bầu không thể thấy bất kỳ âm thanh hoặc tiếng kêu nào.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi thai 13 tuần

Ở tuần thứ 13 cũng là lúc bạn vừa kết thúc 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã dần quen với những thay đổi từ khi bắt đầu mang thai. Từ tuần 13 trở đi, mẹ đang lấy lại sức, mặc dù mệt nhưng hãy cố thêm thời gian nữa là sẽ ổn định. Phần chóp tử cung bắt đầu cao trên xương mu một chút đẩy bụng mẹ nhô cao. Lúc này mẹ bầu đã có thể cảm nhận được sự hiện diện của bé, lúc này mẹ bầu nên chú ý đến việc chăm sóc bản thân, chuẩn bị cho tương lai, không quá lo lắng về cơ thể, bởi từ giai đoạn này cơ thể mẹ vẫn tiếp tục thay đổi, cụ thể như:

Tăng tiết dịch vùng kín

Khí hư hay dịch tiết ra từ âm đạo thường sẽ hơi loãng, màu trắng đục, có mùi nhẹ hoặc không mùi, từ khi mang thai, lượng khí hư tiết ra tăng lên do quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen tăng, dẫn đến lưu lượng máu dẫn đến vùng chậu tăng lên.

Mục đích của việc tiết ra nhiều khí hư và bảo vệ ống sinh dục khỏi bị nhiễm trùng và cân bằng môi trường vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo. Tuy nhiên điều này sẽ khiến vùng kín luôn ẩm ướt gây cảm giác khó chịu.

Giai đoạn này vùng kín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, vì thế cần chú ý đến việc vệ sinh thường xuyên, tuyệt đối không thụt rửa khi mang thai bởi sẽ ảnh hưởng đến môi trường vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, nguy hiểm cho thai nhi.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn quốc tế 2023 WHO
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS

Tăng cảm giác thèm ăn

Sự thay đổi của nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của mẹ bầu, hơn nữa, đã qua giai đoạn ốm nghén, buồn nôn nên mẹ bầu sẽ tăng cảm giác thèm ăn hơn. Thường mẹ bầu sẽ thích đồ ngọt hoặc chua ở giai đoạn này, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều cần hạn chế lượng đường bởi có thể sẽ gây tiểu đường thai kỳ, còn ăn nhiều đồ chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Tăng nhu cầu quan hệ tình dục

Đã qua giai đoạn cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén suốt ngày, cộng thêm nội tiết tố tăng lên khiến mẹ bầu có nhu cầu sinh lý cao hơn, đây là điều bình thường. Hãy chia sẻ với chồng để cả hai có thể chọn những tư thế “ yêu” thích hợp, ngoài ra quan hệ tình dục khi mang thai có thể tăng tốc độ phục hồi sau sinh, thắt cơ sàn chậu, cải thiện sức khoẻ, tâm trạng và giấc ngủ của mẹ.

Nếu sức khoẻ của mẹ yếu hoặc có dấu hiệu sảy thai thì không nên quan hệ trong khoảng thời gian này.

Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày
Thai 23 tuần nặng bao nhiêu? BS Thành tư vấn

Dễ bị trào ngược dạ dày - thực quản

Ở tuần thứ 13 mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, gây cảm giác bỏng rát ở ngực, để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên tránh những đồ ăn cay nóng, thức uống có cồn, có ga,...

Bài viết trên đã giải đáp thông tin “thai 13 tuần nặng bao nhiêu” và những thay đổi cơ thể của mẹ và bé. Đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh, mẹ bầu nên bổ sung nhiều dưỡng chất như axit folic ( trong ngũ cốc nguyên hạt, chuối, bông cải xanh,...), bổ sung canxi, thực phẩm giàu sắt, ăn nhiều rau xanh để tránh tình trạng bị táo bón.

Hy vọng qua bài viết mẹ bầu đã có thêm kiến thức về thai 13 tuần nặng bao nhiêu của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh, chúc các mẹ có một thai kỳ thật khoẻ mạnh, thoải mái.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không có giữ được thai không
Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không có giữ được thai không
Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không, thai ngoài tử cung có giữ được không hay có thai ngoài tử cung phải làm sao là những vấn đề được rất nhiều nữ giới
Sản dịch sau sinh là gì? Sau sinh bao lâu thì hết?
Sản dịch sau sinh là gì? Sau sinh bao lâu thì hết?
Sản dịch là một hiện tượng sinh lý xảy ra ở chị em sau khi sinh, Sản dịch sau sinh gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho sản phụ, nhất là khi sản dịch kéo dài
[Giải đáp] Nên đặt vòng hay uống thuốc tránh thai?
[Giải đáp] Nên đặt vòng hay uống thuốc tránh thai?
Nên đặt vòng hay uống thuốc tránh thai để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất mời bạn đọc cùng theo dõi những ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Trần Thị Thành đưa ra dưới đây
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân
Nhiệt độ cơ thể tăng khi mang thai có sao không nguyên nhân thân nhiệt tăng khi mang thai là do đâu là những thắc mắc được số đông chị em phụ nữ quan tâm cùng tìm hiểu qua bài viết
Tiền sản giật là gì? Có nguy hiểm không? [Giải Đáp]
Tiền sản giật là gì? Có nguy hiểm không? [Giải Đáp]
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý liên quan đến thời kỳ mang thai ở phụ nữ. Trong đó tiền sản giật có nguy hiểm không? là câu hỏi mà chịu em quan tâm nhất
Thử thai bằng kem đánh răng tại nhà như thế nào đúng và chính xác
Thử thai bằng kem đánh răng tại nhà như thế nào đúng và chính xác
Cách thử thai bằng kem đánh răng có chính xác, Thử thai bằng kem đánh răng như thế nào câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, chị em cùng tham khảo nhé
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ