Tiểu đau là tình trạng mà nhiều nam nữ giới gặp phải hiện nay. Không chỉ đơn thuần xuất phát từ việc trước đó có chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay tình dục quá sức, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm ở thận, bàng quang, niệu đạo...Chính vì vậy, nếu như thường xuyên đi tiểu đau, người mắc cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Hiện tượng tiểu đau ở nam và nữ giới
Đi tiểu đau (đái đau) là hiện tượng phổ biến, gặp phải ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, ở những người lớn, người già, người có đời sống quan hệ tình dục phức tạp là đối tượng có tỉ lệ mắc phải cao hơn, đặc biệt là ở nữ giới.
Theo đó, người mắc phải luôn có cảm giác đau rát, khó chịu ở bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu mỗi khi đi tiểu. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có thể buốt, rát dữ dội khiến người mắc luôn cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi việc tiểu tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và công việc.
Tiểu đau thường đi kèm với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đau bụng dưới…Ngoài ra, một số trường hợp còn bị sốt, buồn nôn và nôn.
Theo các chuyên gia, nếu như những dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong khoảng vài ngày rồi biến mất thì bạn không cần quá lo lắng. Đây rất có thể chỉ là hiện tượng bình thường do chế độ sinh hoạt cá nhân của bạn chưa hợp lý. Tuy nhiên, với những trường hợp liên tục có cảm giác đái đau, không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, bàng quang…
10+ nguyên nhân thường gặp gây đi tiểu đau ở nam, nữ giới
Không ít người cho rằng hiện tượng đau buốt khi đi tiểu tiện là do bộ phận sinh dục gặp phải chấn thương hoặc do chế độ ăn uống bất hợp lý trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu đau, bao gồm cả yếu tố tâm sinh lý, đời sống sinh hoạt cho đến các bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:
Tiểu đau do vệ sinh vùng kín không đúng cách
Một nguyên nhân rất phổ biến khiến nam nữ giới, đặc biệt là nữ giới bị đau rát khi đi tiểu chính là việc vệ sinh vùng sinh dục không đúng cách.
Xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh vùng kín... không đảm bảo, có độ tẩy rửa cao sẽ gây ra các kích ứng cho các mô nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, việc thụt rửa âm đạo quá sâu cũng khiến vùng kín bị tổn thương, đặc biệt là các mô âm đạo ở nữ giới. Vì vậy, khi nước tiểu đi qua đây sẽ gây ra những cơn đau rát, khó chịu cho người bệnh.
Tiểu đau do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu, cà phê...là những tác nhân dễ gây ra các cơn đau buốt, nóng rát khi đi tiểu tiện. Ngoài ra, lối sinh hoạt không lành mạnh này còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho gan, dạ dày và thận. Vì vậy, hạn chế sử dụng các chất kích thích là cách bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Bí tiểu là gì cách điều trị an toàn hiệu quả nhất năm 2023
Sinh hoạt tình dục quá mức gây đau rát khi tiểu tiện
Tiểu đau rát ở cả nam và nữ giới có thể xuất phát từ việc sinh hoạt tình dục quá mức. Cụ thể, việc quan hệ tình dục hoặc thủ dâm tần suất dày đặc, quan hệ tình dục thô bạo sẽ khiến cho cơ quan sinh dục dễ bị tổn thương, xây xước. Bên cạnh đó, chức năng hoạt động của bàng quang, tinh hoàn cũng gặp phải một số vấn đề bất thường. Vì vậy, khi đi tiểu, nước tiểu đi qua khu vực bị tổn thương này khiến người bệnh cảm thấy đau rát, thậm chí tiểu buốt đến tận óc.
Đau khi đi tiểu do gặp phải chấn thương vùng kín
Những tai nạn, sự cố va đập vào vùng kín như: vùng bìu, tinh hoàn, dương vật của nam giới hay âm đạo ở nữ giới sẽ khiến các mô bị tổn thương, sưng đỏ. Do đó, cảm giác đau khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, tiểu xót là tình trạng khó tránh khỏi.
Tiểu đau do mắc bệnh
Hoạt động tiểu tiện của con người có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như: bàng quang, các cơ đường của đường tiết niệu, các hệ thống thần kinh tự động...Vì vậy, nếu bạn gặp phải các vấn đề về rối loạn tiểu tiện, nhiều khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường đang xảy ra tại các vị trí này.
So với các nguyên nhân gây tiểu đau, nguyên nhân do bệnh lý là nguy hiểm nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, để có phương án xử lý kịp thời, tránh để xảy ra các hậu quả nguy hiểm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kỹ lưỡng.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày biểu hiện 8 bệnh nguy hiểm sau
Có rất nhiều bệnh lý xuất hiện biểu hiện ban đầu là tình trạng đau rát, khó chịu khi đi tiểu. Trong đó, thường gặp nhất là các bệnh về tuyến tiền liệt, niệu đạo...Theo các chuyên gia, những căn bệnh này đều hết sức nguy hiểm, nếu tiến triển trong một thời gian dài sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và cả tính mạng. Vì vậy, người gặp tuyệt đối không được chủ quan với tình trạng này.
1. Viêm đường tiết niệu
Căn bệnh thường gặp nhất khi gặp phải tình trạng đi tiểu đau chính là viêm đường tiết niệu hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh là tình trạng bàng quang, thận, niệu đạo, niệu quản hay bất cứ vị trí nào trên đường tiết niệu bị nhiễm trùng do sự tấn công và gây hại của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, theo thống kê, phụ nữ là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn do cấu trúc âm đạo mở, niệu đạo cũng ngắn hơn ở nam giới nên vi khuẩn từ bên ngoài sẽ di chuyển nhanh hơn đến bàng quang.
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu là tình trạng người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, tiểu đau, tiểu nhiều vào ban đêm, đau tức bụng dưới. Một số trường hợp nặng bị viêm loét còn khiến nước tiểu có lẫn máu, nước tiểu đục và có mùi khai nồng.
Các chuyên gia cho biết, viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trường hợp nhẹ, bệnh sẽ gây nhiễm trùng lan rộng, tắc nghẹt ống dẫn trứng ở nữ giới gây vô sinh hiếm muộn, hẹp niệu đạo ở nam giới làm suy giảm ham muốn tình dục, khó khăn khi tiểu tiện.
Nặng hơn, bệnh gây viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính khiến người bệnh phải chạy thận hoặc thay thận để duy trì sự sống. Chính vì vậy, nếu thường xuyên bị đau khi đi tiểu, người mắc cần chú ý, nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt có thể là dấu hiệu gây ra tình trạng đau khi đi tiểu. Căn bệnh này chỉ gặp ở nam giới và phổ biến nhất ở những người dưới 50 tuổi. Ngoài ra, những người bị chấn thương vùng chậu, nhiễm trùng bàng quang, thường xuyên căng thẳng, lao lực...cũng rất dễ dẫn đến bệnh.
Bên cạnh nguyên nhân chính là do sự tấn công và gây hại của vi khuẩn, tuyến tiền liệt còn có thể bị tổn thương do việc lạm dụng tình dục, thủ dâm quá độ, thói quen sử dụng chất kích thích thường xuyên...Vì vậy, đây là căn bệnh ngày càng có nhiều nam giới mắc phải hiện nay.
Ở giai đoạn cấp tính, viêm tuyến tiền liền gây ra các triệu chứng như: tiểu khó, tiểu đau buốt, tiểu rắt, đau vùng bẹn, xương mu và xung quanh dương vật. Khi chuyển biến nặng hơn, bệnh gây đau tinh hoàn và dương vật, tiểu ra máu và rối loạn cương dương. Một số nam giới còn có triệu chứng giống như cảm cúm như: ớn lạnh, sốt, rét run…
Không chỉ gây bất tiện, khó chịu trong sinh hoạt, viêm tuyến tiền liệt nếu tiến triển trong một thời gian dài sẽ gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất tinh trùng của tinh hoàn, gây vô sinh hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn khi xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim. Đặc biệt, không ít các trường hợp ghi nhận nam giới bị ung thư tiền liệt tuyến do biến chứng từ căn bệnh này gây ra.
3. Viêm niệu đạo
Trong số những căn bệnh về đường tiết niệu, viêm niệu đạo là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới nhưng phổ biến hơn ở nữ giới, đặc biệt là những người có quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đảm bảo.
Nhìn chung, biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo không có nhiều điểm khác biệt so với các bệnh về đường tiết niệu khác. Theo đó, người bệnh xuất hiện hiện tượng đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu đau rát, khó chịu ở lỗ niệu đạo. Bệnh nặng hơn có thể khiến tiểu ra máu, đau khi quan hệ tình dục, sưng đỏ và ngứa ở lỗ niệu đạo.
Ở nam giới, viêm niệu đạo nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây viêm bàng quang, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, suy thận, rối loạn xuất tinh. Điều này về lâu dài rất dễ khiến nam giới rơi khó có thể có con.
Ở nữ giới, do đường niệu đạo ngắn hơn nên tình trạng bệnh có phần nặng hơn. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, khí hư ra lẫn máu, viêm bàng quang, suy thận và vô sinh. Vì vậy, nếu bị đau khi đi tiểu, nam nữ giới tuyệt đối không được chủ quan, chậm trễ điều trị.
4. Viêm bàng quang
Tiểu đau là bị bệnh gì? Các chuyên gia cho biết đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh viêm bàng quang. Bệnh là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn gây ra, phổ biến nhất là E.Coli chiếm khoảng 70 đến 80%.
Dấu hiệu mắc bệnh viêm bàng quang điển hình nhất là tình trạng rối loạn tiểu tiện như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc ra mủ ở cuối bãi. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị đau nhẹ ở vùng trên khớp mu, đau lan sang niệu đạo hoặc âm hộ đối với nữ giới. Sau khi đi tiểu sau, những cơn đau này sẽ biến mất hoặc giảm dần.
Viêm bàng quang nếu phát triển trong một thời gian dài sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng, ảnh hưởng đến thận, xấu nhất là gây viêm thận, suy thận. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây nhiễm trùng huyết, rất nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Tiểu ra mủ nguyên nhân cách điều trị tốt nhất
5. Mắc các bệnh xã hội
Không loại trừ khả năng những cơn đau buốt, đau rát khi đi tiểu tiện là dấu hiệu cho biết bản thân bạn đang gặp phải một số căn bệnh xã hội nguy hiểm như: lậu, giang mai, sùi mào gà…
Ở mỗi căn bệnh xã hội, triệu chứng gặp phải sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, đa phần người mắc đều bị rối loạn tiểu tiện: tiểu đau rát, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc tiểu ra máu. Ngoài ra, ở vùng kín hoặc mắt, khóe môi, miệng xuất hiện một số vết loét hoặc vết sùi bất thường, gia tăng nhanh chóng về số lượng và kích thước theo thời gian.
Bệnh xã hội gặp phải ở mọi lứa tuổi bởi con đường lây nhiễm bệnh đa dạng. Tuy nhiên, nam nữ giới trong độ tuổi sinh sản, có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ với nhiều bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc phải cao hơn.
Ngoài việc làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người mắc phải, các bệnh xã hội còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, chức năng sinh sản và thậm chí là cả tính mạng. Do đó, đây được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm được xã hội cảnh báo hiện nay.
Ngoài ra, với thắc mắc tiểu đau là bị bệnh gì, các chuyên gia cho biết đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm thận, phì đại tuyến tiền liệt...Cách tốt nhất để xác định chính xác nguyên nhân, kịp thời có phương án xử lý hiệu quả là người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và thăm khám bệnh kỹ lưỡng.
Cách điều trị tiểu đau hiệu quả hiện nay
Như đã nói ở trên, tiểu đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, muốn có cách điều trị hiệu quả, trước hết phải tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra.
Cụ thể, sau khi thăm khám lâm sàng và xét nghiệm kỹ lưỡng, nắm bắt được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân dẫn tới tiểu đau, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc của người bệnh là cần nói rõ, chi tiết về tình trạng bất thường mà bản thân gặp phải, tiểu sử bệnh, các loại thuốc đang và đã dùng thời gian gần đây...để phương án điều trị được an toàn và hiệu quả nhất.
1. Điều trị tình trạng đau khi đi tiểu bằng thuốc Tây y
Với nguyên nhân gây tiểu đau là do mắc phải các bệnh viêm nhiễm, bệnh xã hội mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là thực hiện đơn giản tại nhà, tiết kiệm đáng kể về thời gian và chi phí điều trị. Tuy nhiên, thường rất ít bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh sớm nên việc điều trị nội khoa không quá phổ biến hiện nay.
Theo đó, với trường hợp bị viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc kháng sinh dạng uống nhằm tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm. Với nguyên nhân do mắc các bệnh xã hội, một số thuốc kháng virus, làm lành vết thương, ngăn chặn nhiễm trùng dưới dạng bôi, dạng uống sẽ được bác sĩ kê đơn.
Nhìn chung, việc dùng thuốc tuy đơn giản nhưng nếu áp dụng không đúng cách sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để thuốc phát huy tối đa công dụng, nhanh chóng chữa khỏi bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định về liều lượng và cách dùng mà bác sĩ đưa ra.
2. Can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh
Đối với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, cơ thể đã gặp phải những tổn thương nguy hiểm thì việc dùng thuốc sẽ không còn mang lại nhiều tác dụng. Lúc này, các phương án can thiệp ngoại khoa sẽ được bác sĩ cân nhắc và chỉ định để ngăn chặn bệnh phát triển và gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Tùy vào bệnh lý mắc phải mà phương án can thiệp ngoại khoa sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu nguyên nhân gây tiểu đau là do cổ bàng quang bị tắc nghẽn, không còn khả năng chữa khỏi bằng nội khoa, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu cắt bàng quang một phần tại vị trí viêm nhiễm. Với nguyên nhân xuất phát từ sùi mào gà, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp đốt điện, đốt laser hoặc kỹ thuật quang động học ALA - PDT.
Như vậy, để có thể đưa ra cách điều trị tiểu đau hiệu quả nhất, người bệnh cần phải đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân trước. Việc chủ quan, chậm trễ điều trị hoặc tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp chưa được bác sĩ cho phép sẽ khiến bản thân người bệnh phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc phần nào giải đáp được các thắc mắc liên quan đến tình trạng tiểu đau, nguyên nhân và cách điều trị. Nếu có thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc hãy liên hệ đến số điện thoại 0395 456 294 để gặp trực tiếp các chuyên gia và trao đổi cụ thể, hoàn toàn miễn phí.