Đi ngoài ra máu (ỉa ra máu) là một thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng máu lẫn trong phân. Máu có thể hình thành dưới nhiều dạng như: các dòng, các tia máu đi kèm với phân hoặc dưới dạng phân đen.
Nguồn gốc của máu trong phân có thể xuất phát từ tổn thương của bất cứ cơ quan nào trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ống tiêu hóa hay mũi, miệng, hậu môn…. Màu sắc của máu khi chảy ra phụ thuộc rất lớn vào số lượng máu và thời gian máu lưu trong hệ tiêu hóa.
Đi ngoài ra máu chưa bao giờ được xem nhẹ như một hiện tượng bình thường của cơ thể. Chỉ trừ khi các bác sĩ đã loại bỏ được hết các nguyên nhân ác tính hoặc tìm ra được các bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, kể cả khi xác định được các nguyên nhân cụ thể, thì việc tiến hành chữa trị và can thiệp phẫu thuật khi cần thiết cũng là một trong những đòi hỏi cấp thiết cần được thực hiện. Vậy xác định nguyên nhân của đi ngoài ra máu và cách thức điều trị như thế nào? Đó là câu hỏi sẽ được các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ.
11 Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi thường gặp nhất
Bệnh trĩ nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đi ngoài ra máu tươi
Máu thường nhỏ thành giọt hoặc dính theo phân. Các triệu chứng đi kèm là nóng rát và ngứa vùng hậu môn. Khi đi thăm khám sẽ nhận thấy các búi tĩnh mạch trĩ phình to lên.
Hình ảnh bệnh trĩ giai đoạn đầu, nhẹ chi tiết cụ thể ở hậu môn
TOP 20 địa chỉ khám trĩ tốt tại Hà Nội TỐT NHẤT
Viêm loét dạ dày hoặc ruột non gây đi ngoài ra máu
Chảy máu của dạ dày và ruột non thường dẫn tới tình trạng đi ngoài ra máu tươi cấp tính.
Đi ngoài ra máu do nứt hậu môn
Nguyên nhân của tình trạng này là do phụ nữ có thai, người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Khiến phân quá rắn, làm nứt, chảy máu hậu môn. Nứt hậu môn thường đi kèm với tình trạng ung thư, nhiễm trùng ở ruột. Biểu hiện đi kèm của nứt hậu môn là cảm giác rất đau không chỉ đi ngoài mà còn cả khi ngồi.
Bệnh kiết lỵ cũng gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu
Biểu hiện đi kèm của đi ngoài ra máu là có mùi khó chịu. Người bệnh luôn có cảm giác mót rặn và đau rát hậu môn.
Đi ngoài ra máu do viêm đại trực tràng
Viêm đại trực tràng làm chảy máu trong trực tràng. Phân thường đi kèm với nhầy máu, đau bụng dữ dội cấp thiết phải đi ngoài. Có trường hợp khi chứng bệnh đã trở nên quá nặng sẽ khiến cho đi ngoài liên tục trong ngày, nhưng không có phân mà chỉ có nhầy máu.
Nhiễm trùng đại tràng gây đi ngoài ra máu
Thường là do vi rút gây nên. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới chảy máu khi đi ngoài.
Đi ngoài ra máu nguyên nhân do ung thư đại tràng
Người bệnh thường có biểu hiện như đi ngoài ra máu thành giọt hoặc tia có lẫn trong phân. Ung thư đại tràng thường khó phát hiện nên chỉ khi tiến hành các xét nghiệm, người bệnh mới có thể thấy được bệnh lý của mình.
Do viêm ruột, dị dạng động tĩnh mạch, lồng ruột
Tuy nhiên trong các nguyên nhân trên, thì lồng ruột là nguyên nhân chỉ xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và thường đi kèm với biểu hiện như khóc thét, nôn hết thức ăn và đi ngoài ra máu nhiều.
Dị ứng nặng gây cũng gây đại tiện ra máu
Dị ứng ở trạng thái nặng có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết một số cơ quan trong hệ tiêu hóa khiến cho máu lẫn trong phân khi đi ngoài.
Đi ngoài ra máu do Polip đại trực tràng
Nguyên nhân này thường hiếm gặp, ở một số bệnh nhân khi bị đi ngoài ra máu khi tiến hành xét nghiệm phát hiện có polip.
Đi ngoài ra máu do sử dụng thuốc hoặc đồ ăn
Các loại thực phẩm màu đỏ hoặc các viên uống chứa sắt, hoặc các bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc kháng kết tập tiểu cầu cũng có thể dẫn tới màu phân giống như máu.
Cần làm gì khi gặp tình trạng đi ngoài ra máu
- Ngay khi bị đi ngoài ra máu, các bệnh nhân cần phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc trong khám và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
- Uống đầy đủ nước, tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho tiêu hóa.
- Chăm chỉ vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục vừa sức. Có thể tập xoa bụng theo các bài tập trong yoga để kích thích đại tràng chữa táo bón.
- Tuyệt đối không nhịn đi ngoài mà cố gắng tập cho mình thói quen đi ngoài vào những giờ nhất định trong ngày,
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay cáu gắt cũng khiến cho bệnh tình thêm nặng.
- Phụ nữ trong Chu kỳ kinh nguyệt nên chú ý vệ sinh sạch sẽ. Tránh tình trạng mất vệ sinh gây nhiễm niêm mạc cửa hậu môn.
Bạn đọc thân mến! đi ngoài ra máu là triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm chứ không đơn thuần là chứng nóng trong như mọi người thường lầm tưởng. Chính vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với chứng đi ngoài ra máu thì hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị triệt để. Tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, chúng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp khoa học để điều trị cho người bị đi ngoài ra máu như : kỹ thuật nội soi đưởng ruột kỹ thuật vi ba, đông máu, cắt bằng điện….phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một trong những phòng khám tốt tại Hà Nội chuyên điều trị các bệnh về hậu môn, trực tràng.