Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì? BS Thành Tư Vấn

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
28/6/2023 15:46

Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì hay giai đoạn đầu thụ thai cần phòng tránh gì là những vấn đề mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên tìm hiểu trước khi có kế hoạch mang thai. Điều này sẽ giúp phòng tránh những điều không hay có thể xảy ra trong những tuần đầu mang thai. Hãy cùng tìm hiểu ngay vấn đề thai chưa vào tử cung nên kiêng gì để thai nhanh di chuyển vào đúng chỗ trong tử cung, bám chắc và tránh được tình trạng động thai.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thời gian thai nhi di chuyển vào tử cung

Theo bác sĩ Sản phụ khoa cho biết trứng sau khi được thụ tinh sẽ bắt đầu di chuyển đến cổ tử cung để làm tổ, khoảng thời gian này khoảng 6-9 ngày. Quá trình làm tổ ở niêm mạc tử cung sẽ cần 7-10 ngày nữa để hoàn thành, và sau đó cần thêm thời gian để trứng có thể kết dính, bám chắc ở trong tử cung và phát triển thành bào thai.

Tuy nhiên trên thực tế sẽ tùy vào sức khoẻ mỗi người mà thời điểm thai làm tổ trong tử cung sẽ khác nhau., trung bình thời gian sẽ rơi vào khoảng 12-14 ngày.

Như vậy khi nào thai nhi ở trong tử cung thì trung bình thời gian khoảng 18-23 ngày để phôi thai bám chắc trong tử cung. Ngoài ra cách tính tuổi thai sẽ dựa vào ngày đầu kỳ kinh nguyệt bởi vì khó xác định ngày rụng trứng chính xác, do vậy cách tính này thường có sai số từ 1-2 tuần, thậm chí có những trường hợp tính tuổi thai phải 4-5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.

Review 23 Địa chỉ Phòng khám phụ khoa uy tín tốt nhất
Thời gian thai nhi di chuyển vào tử cung
Thời gian thai nhi di chuyển vào tử cung

Dấu hiệu báo thai chưa vào tử cung

Những dấu hiệu báo thai chưa vào tử cung sẽ giúp chị em phụ nữ có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp, để phòng tránh những nguy cơ rủi ro, tai biến sản khoa có thể xảy ra:

1. Chậm ngày hành kinh

Chị em thường dựa vào ngày hành kinh để nghi ngờ bản thân có mang thai hay không bởi dấu hiệu báo mang thai đầu tiên chắc chắn chị em nào cũng gặp đó là chậm kinh. Bởi khi trứng đã được thụ tinh, các lớp niêm mạc sẽ thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho quá trình mang thai, vì thế không xuất hiện kinh nguyệt trong suốt thai kỳ, và những tháng đầu cho con bú.

Thường nếu như chậm kinh khoảng 5-10 ngày thì khả năng phôi thai đã vào tử cung, và thử que thử thai sẽ lên hai vạch. Trong trường hợp chậm kinh quá thời gian trên thử que chưa lên 2 vạch thì có thể thai vẫn chưa di chuyển vào tử cung.

2. Xuất hiện máu báo thai

Dấu hiệu báo thai chưa vào tử cung tiếp theo chị em cần hết sức chú ý đó là hiện tượng xuất huyết âm đạo. Nếu xuất huyết nhiều, có màu đỏ sẫm hoặc nâu nhạt, kèm theo cục máu đông và đau bụng dữ dội thì có thể đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Trường hợp này mẹ bầu cần nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt đề được xử lý kịp thời trước khi nguy hiểm đến tính mạng.

Còn trong trường hợp máu ít, nhỏ nhọt màu đỏ tươi hoặc hồng, thì có thể đây là máu báo thai, khi phôi thai đang làm tổ ở tử cung khiến niêm mạc bị tổn thương gây chảy máu.

3. Đau lưng hoặc đau bụng dưới

Dấu hiệu thai chưa bám vào tử cung chị em có thể cảm nhận được đó là đau lưng, căng tức, đau bụng dưới do tử cung đang to và mềm ra chuẩn bị cho trứng làm tổ. Lúc này chị em sẽ thấy khó chịu, nên nghỉ ngơi nhiều hơn, và hạn chế vận động để cơ thể bớt mệt mỏi, dễ chịu hơn.

Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì?

Một số vấn đề mẹ bầu cần lưu ý, kiêng và tránh khi thai chưa ổn định trong tử cung, gồm có:

Về vận động

  • Tránh mang vác vật nặng sẽ ảnh hưởng đến vùng cơ chậu
  • Không leo trèo, kiễng chân với tay lấy đồ vật trên cao, tránh làm công việc nặng.
  • Kiêng cúi gập người xuống nhiều tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng bởi máu lên não chậm
  • Tránh đứng hoặc ngồi xổm quá lâu, và không được đứng lên ngồi xuống đột ngột có thể gây hoa mắt.
  • Tránh giữ một tư thế nào đó quá lâu có thể khiến máu khó lưu thông, dẫn đến sưng phù khó di chuyển.
  • Kiêng ngồi vắt chéo chân như vậy sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân dễ gây phù chân.
  • Tránh đi giày cao gót, nên đi giày bệt, giày thể thao hoặc giày đế vuông để vững chắc chân. Nhất là trong những tháng cuối thai kỳ, chân phù nề, mẹ sẽ khó di chuyển hơn, do vậy cần chọn những đôi dép hoặc giày rộng rãi thoải mái.
  • Không tham gia các trò chơi mạo hiểm, vận động mạnh như đu quay, xoay vòng trên cao, tàu lượn siêu tốc,...
Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì?
Thai chưa vào tử cung nên kiêng gì?

Về chế độ ăn

Chế độ ăn uống rất quan trọng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi, vì thế trong giai đoạn đầu khi bào thai chưa vào tổ mẹ bầu càng chú ý hơn, tránh những thực phẩm sau:

  • Tránh các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao, cá sống, cá tái
  • Tránh các loại thịt sống, xông khói hay thịt nướng: những loại thực phẩm này thường dùng than đốt sẽ tạo ra chất động nhiễm vào thức ăn, có khả năng gây ung thư. Trong thời gian này mẹ bầu nên hạn chế để bảo vệ sức khoẻ của mình và bé con.
  • Đồ ăn đã được chế biến sẵn có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe mẹ bầu, và thai nhi, vì thế khi muốn ăn những thực phẩm này nên tự chế biến và nấu kỹ.
  • Tránh ăn các loại rau sống, khoai tây mọc mầm, rau ngót, khổ qua, măng tươi, và một số loại quả như: đu đủ xanh, dứa, nhãn,...

Tránh nguồn lây nhiễm

  • Tránh ngửi nhiều mùi sơn tường
  • Không dọn phân mèo bởi trong phân mèo có chứa vi khuẩn toxoplasmosis - một loại ký sinh trùng gây bệnh truyền nhiễm ở mắt, ở hệ thần kinh trung ương cho mẹ và thai nhi.

Tránh xa khói thuốc, chất độc hại

  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất như thuốc đuổi côn trùng, thuốc diệt muỗi, các loại chất tẩy rửa có mùi nồng như javen,...
  • Tránh xa khói thuốc, hút thuốc bởi khi tiếp xúc với khói thuốc sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non, thai dị tật, trẻ chết đột ngột, não gặp vấn đề,...
  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng xấu đối với thai nhi, vì thế trước khi dùng thuốc nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

Hạn chế xông hơi hay tắm bồn nước nóng

Thực tế tắm xông hơi hoặc ngâm mình sẽ giúp mẹ bầu thư giãn nhưng với thời gian lâu thì không tốt cho mẹ. Bởi vì điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu tăng cao, trong những tháng đầu giai kỳ có thể khiến thai dị dạng bẩm sinh, thậm chí là thai lưu và sảy thai.

Khi mẹ bầu muốn tắm theo cách này thì không nên tắm quá 20 phút nhé.

Trường hợp thai không vào đúng tử cung gây nguy hiểm

Trứng sau khi thụ thai sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ, tuy nhiên có trường hợp trứng không đi đúng vào trong đó sẽ khiến mẹ sảy thai và gây ra nhiều biến chứng khó lường.

1. Sự bất thường của ống dẫn trứng

Nếu cơ thể người mẹ có những bất thường ở ống dẫn trứng, nhỏ hẹp vòi trứng, hoặc có sẹo do phẫu thuật thì khi trứng di chuyển vào tử cung sẽ gặp trở ngại, khó di chuyển hoặc không di chuyển được vào để làm tổ.

2. Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn thấy chậm kinh khoảng 2 tuần mà thử que lên 2 vạch, trong khi đó siêu âm không thấy túi thai ở tử cung, thì có khả năng bạn đang mang thai ngoài tử cung.

Nếu không may gặp một trong hai trường hợp trên thì cần bác sĩ chuyên khoa xử lý kịp thời, để tránh ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này, nếu không có thể vô sinh, hoặc tử vong.

Thai chưa vào tử cung nên làm gì?

Thai chưa vào tử cung nên làm gì?
Thai chưa vào tử cung nên làm gì?

Đối với mẹ bầu lần đầu mang thai sẽ rất bỡ ngỡ không biết khi thai chưa vào tử cung nên kiêng gì, và cần làm gì trong khoảng thời gian này. Nếu mẹ bầu lo lắng thì tham khảo ngay những điều sau để tránh rủi ro không đáng có:

  • Đi siêu âm đầu dò: Siêu âm sẽ giúp chị em biết chính xác bản thân đã mang thai hay chưa, tuy nhiên bạn nên chờ khoảng 1 tuần sau khi chậm kinh nhé. Ngoài ra khi siêu âm đầu dò cũng đưa ra hình ảnh về vị trí của thai nhi, chẩn đoán có mang thai ngoài tử cung không.
  • Hạn chế việc nặng: Trong thời gian thai chưa vào tử cung bạn nên hạn chế các công việc nặng, đặc biệt những động tác tác động lên vùng bụng và vùng chậu. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nếu tác động mạnh có thể gây sảy thai.
  • Giữ tâm trạng thoải mái: Thai chưa vào tử cung nhưng nồng độ hormone tăng cao khiến mẹ có những thay đổi thất thường về mặt cảm xúc, tâm trạng thường nóng giận, giận dỗi, vui buồn lẫn lộn, dễ tủi thân. Trong thời gian này mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, suy nghĩ tích cực, giữ tâm trạng thoải mái để đón nhận thiên thần chuẩn bị đến với gia đình
  • Bổ sung thực phẩm: Ở chia sẻ trên chúng tôi đã chỉ ra những thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi thai chưa vào tử cung nên kiêng gì, mẹ bầu nên tập trung bổ sung dưỡng chất để thai mau vào tử cung như vitamin, chất xơ, quả tươi,....
Hình ảnh bụng bầu 1 tuần chi tiết cụ thể nhất
Hình ảnh viêm phụ khoa, viêm âm đạo ở nữ giới

Những điều cần tránh sẽ giúp thai nhi vào tử cung một cách an toàn cũng như đảm bảo sức khỏe mẹ bầu có thai kỳ an toàn. Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và sinh hoạt lành mạnh chính là cách tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi ở giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu cần tư vấn sức khỏe sinh sản, thăm khám thai hoặc kiểm tra sức khoẻ phụ khoa, chị em có thể liên hệ đến hotline 0395.456.294 để được bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tuyến miễn phí.

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Hình ảnh que thử thai 2 vạch 1 vạch đậm 1 vạch mờ có thai thật không?
Hình ảnh que thử thai 2 vạch 1 vạch đậm 1 vạch mờ có thai thật không?
Hình ảnh que thử thai 2 vạch 1 vạch đậm 1 vạch mờ có thai không ❤️⭐️❤️⭐️❤️ hình ảnh que thử thai thật, được nhiều chị em quan tâm mong BS Trần Thị Thành giải đáp
Mang thai có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Mang thai có kinh nguyệt không? BS Trần Thị Thành giải đáp
Mang thai có kinh nguyệt không? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được bác sĩ Sản phụ khoa tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
Có nên mang thai khi bị sùi mào gà không?
Có nên mang thai khi bị sùi mào gà không?
Lời đầu tiên xin khẳng định với bạn rằng bạn không nên mang thai khi bị sùi mào gà. Và bạn chỉ nên mang thai sau khi đã điều trị khỏi bệnh sùi mào gà
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS CK Trần Thị Thành
Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS CK Trần Thị Thành
Giải đáp câu hỏi thai 30 tuần nặng bao nhiêu bác sĩ CK Trần Thị Thành cho biết thai nhi sẽ tương tự như một quả dưa hấu nhỏ với cân nặng trung bình là 1,4kg
Uống ích mẫu bao lâu thì có kinh? BS Trần Thị Thành Giải Đáp
Uống ích mẫu bao lâu thì có kinh? BS Trần Thị Thành Giải Đáp
Thông thường, phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại trong khoảng 1 đến 2 tuần sau khi uống ích mẫu nhưng cũng có trường hợp mà chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại muộn hơn
Cách phá thai bằng rau ngót sống có được không có an toàn không?
Cách phá thai bằng rau ngót sống có được không có an toàn không?
Cách phá thai bằng rau ngót sống là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau từ trước đến nay, tuy nhiên lại không ai có thể khẳng định về hiệu quả cũng như tính an toàn
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ