Khám phụ khoa có đau không? [Giải Đáp từ BS Trần Thị Thành]

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
15/5/2023 16:35

Rất nhiều chị em phụ nữ vì mang tâm lý sợ đau nên không đi khám phụ khoa thường xuyên theo định kỳ nên cũng chính vì thế mà ngày càng nhiều chị em bị bệnh phụ khoa không được chữa trị kịp thời và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là tình trạng vô sinh. Vậy đi khám phụ khoa có đau không? Các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ đến bạn vấn đề này qua bài viết ngày hôm nay.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Bệnh phụ khoa và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phụ khoa là một căn bệnh rất phổ biến đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở, bệnh phụ khoa là cách gọi chung của bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục bao gồm viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nữ dưới (gồm âm đạo, âm hộ, cổ tử cung) và bộ phận sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng).

Nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa chủ yếu là do nhiễm khuẩn vì quan hệ tình dục với các bệnh nhân bị bệnh, vệ sinh thân thể đặc biệt là vùng âm đạo không sạch sẽ; mặc đồ nhiễm khuẩn đồ ẩm ướt hay dùng nước bẩn sử dụng để tắm rửa hàng ngày. Các vi khuẩn vi nấm gây bệnh chủ yếu là Candida, Chlamydia, Trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virut herpes sinh dục hay E.coli cùng các vi khuẩn họ đường ruột khác…

Khám phụ khoa có đau không?
Khám phụ khoa có đau không?

Khám phụ khoa có đau không?

Khám phụ khoa có đau không là câu hỏi rất nhiều bạn đặt ra và  băn khoăn vì chưa từng đi khám phụ khoa, cũng vì sợ đau cộng thêm tâm lý e ngại.

Bác sĩ tư vấn phụ khoa trực tuyến ONLINE qua điện thoại
Thực chất các bạn không nên quá lo lắng vì khám phụ khoa không hề gây đau đớn và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

Khi đi khám phụ khoa các bạn sẽ được thăm khám bằng các cách sau:

1. Thăm khám bằng việc quan sát bên ngoài không gây đau đớn

- Các bác sĩ thực hiện quan sát các biểu hiện của bệnh xem âm đạo có bình thường hay không có xuất hiện mụn rộp, tấy đỏ hay bị sưng không, khí hư tiết ra có mùi khó chịu không, màu sắc của khí hư như thế nào liệu bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi khó chịu không từ đó có những chẩn đoán về bệnh phụ khoa có thể mắc phải.

Khí hư có mùi hôi và những điều cần biết
Địa chỉ khám vô sinh hiếm muộn

- Sau khi quan sát âm đạo các bác sĩ sẽ quan sát vùng hậu môn xem có các biểu hiện lạ như xuất hiện các búi trĩ, bị áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn hoặc mọc mụn rộp ở hậu môn hay không đây cũng là dấu hiệu của các viêm nhiễm mà bệnh nhân sẽ gặp phải kèm theo các bệnh phụ khoa

2. Thăm khám bằng dụng cụ mỏ vịt không gây đau

- Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ được gọi là mỏ vịt để thăm khám, đầu tiên các bác sĩ sẽ khử trùng cho dụng cụ mỏ vịt ngâm trong nước ấm để dụng cụ mỏ vịt có nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ của cơ thể.

- Sau đó từ từ đưa mỏ vịt vào âm đạo để quan sát các biểu hiện của âm đạo và lấy dịch tiết âm đạo bằng một que chuyên dụng, các dịch này được kiểm tra dưới kính hiển vi xác định các loại vi khuẩn mà bạn có thể đang gặp phải. Nếu có dấu hiệu của nhiễm bệnh chúng sẽ được đem đi xét nghiệm và tìm ra chính xác các loại khuẩn gây bệnh.

- Khám phụ khoa bằng mỏ vịt không gây đau, với bạn lần đầu tiên đi khám chỉ cảm thấy hơi khó chịu một chút rồi sẽ biến mất ngay sau đó nên các bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Ra khí hư khi mang thai 3 tháng đầu, màu gì có sao không? {Giải Đáp}

3. Thăm khám bằng tay Khi bác sĩ ấn ổ bụng sẽ hơi đau

- Với phương pháp này các bác sĩ sẽ sử dụng găng tay y tế cùng với dịch bôi trơn âm đạo để thực hiện thăm khám.

- Các bác sĩ sẽ quan sát các hiện tượng bên ngoài âm đạo mặt khác dùng tay mở âm đạo xem âm đạo có u sùi, lở loét hay sưng viêm hay không.

- Mặt khác các bác sĩ sẽ dùng tay ấn vào ổ bụng để kiểm tra cổ tử cung có bị lệch lạc không, kích thước như thế nào và có các kết luận sơ bộ về các bệnh ở cổ tử cung.

Lời khuyên của các bác sĩ khi đi khám phụ khoa

bệnh khụ khoa có ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng sinh sản của nữ giới cũng như sức khoẻ nên các bạn cần được thăm khám thường xuyên đều đặn theo định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc trong các trường hợp sau.

  • Thấy xuất hiện các hiện tượng lạ như ngứa âm đạo, âm đạo mọc mụn, sưng đỏ, khí hư ra nhiều mùi hôi, đau vùng bụng dưới…
  • Sau khi có quan hệ tình dục với các đối tượng lạ đặc biệt các đối tượng có mối quan hệ phức tạp
  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Rối loạn kinh nguyệt

Việc thăm khám và chữa trị càng sớm sẽ giúp các bạn nhanh chóng phát hiện ra bệnh và ngăn chặn các tác hại mà bệnh gây ra, đặc biệt là đối với các bạn nữ chưa có con, ngăn ngừa bệnh vô sinh hiếm muộn bảo vệ sức khoẻ tốt cho chính mình. Hãy thực hiện vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày đặc biệt trong những ngày có kinh nguyệt, quan hệ tình dục lành mạnh, mặc đồ sạch sẽ thoáng mát, không mặc đồ ẩm ướt nhiễm khuẩn, không tắm rửa bằng nguồn nước bẩn và ô nhiễm…

Hy vọng với những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh trên đây đã giúp các bạn trả lời câu hỏi khám bệnh phụ khoa có đau không và cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả. Để được thăm khám và giải đáp các thắc mắc các bạn hãy liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng 0395456294 chat với các chuyên gia hoặc trực tiếp đến tại phòng khám Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội,  chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào.

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Khám phụ khoa có đau không? [Giải Đáp từ BS Trần Thị Thành]
Khám phụ khoa có đau không? [Giải Đáp từ BS Trần Thị Thành]
Bệnh phụ khoa không được chữa trị kịp thời và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cần đi khám sớm Vậy đi khám phụ khoa có đau không? sẽ được giải đáp
TOP 11 Bệnh phụ khoa nữ giới thường mắc Hình ảnh chi tiết nhất
TOP 11 Bệnh phụ khoa nữ giới thường mắc Hình ảnh chi tiết nhất
Bệnh phụ khoa dùng để chỉ những bệnh lý ❤️⭐️❤️⭐️❤️ những bất thường hệ thống sinh sản ở nữ giới, bệnh phụ khoa không được khám chữa sớm có thể sẽ gây vô sinh ở nữ
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ