Thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Giải đáp từ BS CK Trần Thị Thành

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
6/7/2023 15:50

Thai 30 tuần nặng bao nhiêu hay cân nặng thai nhi 30 tuần tuổi luôn được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là những mẹ bầu trong lần đầu tiên mang thai. Cân nặng của thai 30 tuần tuổi chính là một trong các chỉ số quan trọng giúp mẹ nắm được tình hình phát triển, sức khỏe con yêu khi chỉ còn khoảng hơn 2 tháng nữa bé sẽ chào đời. Đồng thời với đó bà bầu còn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc để quá trình “vượt cạn” an toàn. Vậy thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg, mẹ nên tăng cân thế nào thì tốt? Nội dung bài viết sau đây là những chia sẻ của BS CK Trần thị Thành BS Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh để bạn đọc tham khảo.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Chuyên gia giải đáp: Thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg?

Theo đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, để biết được thai nhi phát triển như thế nào trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ cần dựa vào những chỉ số gồm: Cân nặng thai nhi, chiều dài của thai, lượng nước ối và tần số tim thai. Trong đó, cân nặng thai nhi 30 tuần bao nhiêu kg thì em bé phát triển tốt luôn là yếu tố được hầu hết các mẹ bầu quan tâm, bởi 3 tháng cuối cùng trong thai kỳ chính là giai đoạn “nước rút” trong quá trình phát triển của bé yêu trước khi chào đời.

Giải đáp câu hỏi thai 30 tuần nặng bao nhiêu mà nhiều chị em phụ nữ băn khoăn, chuyên gia cho biết vào thời điểm này kích thước của thai nhi sẽ tương tự như một quả dưa hấu nhỏ với cân nặng trung bình là 1,4kg.
Thai 30 tuần cân nặng trung bình là 1,4kg
Thai 30 tuần cân nặng trung bình là 1,4kg

Sau đó, kể từ tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi cho tới tuần thứ 37, em bé sẽ tiếp tục phát triển và tăng thêm mỗi tuần khoảng 250 - 400g.

Bên cạnh chỉ số cân nặng, một số chỉ số thai nhi 30 tuần khác mà bạn nên quan tâm bao gồm:

  • Chiều dài tính từ đầu đến mông của thai nhi 30 tuần vào khoảng 27,4cm.
  • Chiều dài cả cơ thể tính từ đầu đến gót chân thai 30 tuần khoảng 38,9 - 40cm.
  • Chiều dài của xương đùi khoảng từ 56 - 57mm.
  • Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 30 tuần tuổi là khoảng 76mm.

Ngoài vấn đề thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg, đa phần mẹ bầu cũng có chung câu hỏi thắc mắc thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào. Bạn có thể tham khảo một số thông tin sau:

  • Ở tuần thai thứ 30, khuôn mặt và thân hình của em bé đã trở nên rõ nét hơn, thậm chí bé còn có thể tự mình quay đầu từ bên này sang bên kia, biết nhắm mắt, mở mắt. Đồng thời bé cũng cử động, đạp, ngọ nguậy… nhiều hơn.
  • Não bộ của bé trong giai đoạn này cũng phát triển nhanh chóng, kèm theo đó là sự gia tăng của kích thước vòng đầu để kịp đáp ứng. Những vết rãnh (vết nhăn) sẽ được hình thành thay cho bề mặt nhẵn trên não bộ trước đó.
  • Thai nhi 30 tuần tuổi sẽ dần mất đi lớp lông tơ, cơ thể trong quá trình dần dần hoàn thiện. Da của em bé không còn trong như trước mà đã gần như giống với da trẻ sơ sinh, lớp mỡ dưới da được tích trữ nhiều hơn và tạo ra các nếp.
  • Mẹ bầu có thể cảm nhận thấy những sự phản ứng, chuyển động của con yêu đối với âm thanh từ bên ngoài, bởi ở tuần thứ 30 trong thai kỳ thì bé đã phát triển thính lực.
  • Trong quá trình phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi, nếu như là bé trai thì tinh hoàn sẽ di chuyển từ vị trí gần thận về đến vùng háng. Còn nếu như là bé gái thì âm vật sẽ bắt đầu nhô lên, lúc này môi bé và môi lớn chưa đủ lớn nên chưa che phủ âm vật. Những sự phát triển này sẽ tiếp tục được hoàn thiện cho đến vài tuần trước sinh.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn quốc tế

Khi thai 30 tuần thì mẹ tăng bao nhiêu cân là phù hợp?

Như vậy, thai 30 tuần nặng bao nhiêu sẽ vào khoảng 1,4kg, vậy ở giai đoạn này mẹ bầu tăng bao nhiêu kg là hợp lý? Bên cạnh cân nặng thai nhi 30 tuần tuổi thì chị em phụ nữ cũng cần quan tâm đến trọng lượng của mình qua mỗi tháng trong suốt cả thai kỳ nhằm đảm bảo cho cả mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh. Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, công thức tính chỉ số tăng cân của bà bầu ở tuần thứ 30 trong thai kỳ sẽ cần dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể), cụ thể như dưới đây:

Chỉ số BMI = Cân nặng (đơn vị kg) / [Chiều cao x Chiều cao] (đơn vị m)

Theo như công thức kể trên, sau khi tính toán chúng ta sẽ có những kết quả sau:

  • Trường hợp chỉ số BMI < 18,5: Mẹ bầu nhẹ cân, trong thai kỳ cần tăng từ 13 - 18kg.
  • Trường hợp 18,5 < BMI < 24,9: Cân nặng của mẹ bầu ở mức bình thường, trong cả thai kỳ nên tăng từ 11 - 16kg.
  • Trường hợp 25 < BMI < 29,9: Mẹ bầu đang bị thừa cân, nên tăng từ 7 - 11kg trong cả thai kỳ.
  • Trường hợp chỉ số BMI > 30: Mẹ bầu nằm trong nhóm bị béo phì, nên giữ mức tăng từ 5 - 9kg trong suốt cả thai kỳ.

Bởi vậy, nếu dựa vào chỉ số cân nặng như trên thì trung bình bà bầu mang thai bình thường (không phải sinh đôi) 3 tháng đầu nên tăng khoảng 1kg, 3 tháng tiếp theo nên tăng từ 4 - 5kg, còn 3 tháng cuối của thai kỳ nên tăng 5 - 6kg là phù hợp.

Khi thai 30 tuần thì mẹ tăng bao nhiêu cân là phù hợp?
Khi thai 30 tuần thì mẹ tăng bao nhiêu cân là phù hợp?

Cân nặng của mẹ bầu dù tăng ít hay quá nhiều thì đều gây ảnh hưởng đến quá trình thai nhi phát triển cũng như sức khỏe người mẹ. Có thể kể đến một số vấn đề bao gồm:

Đối với sự phát triển của thai nhi

  • Thai nhi bị thiếu cân: Trẻ không được phát triển tốt, bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, có nguy cơ gặp phải những vấn đề như bị hạ đường huyết, nhiễm khuẩn, dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi…
  • Thai nhi bị thừa cân: Nếu cân nặng thai nhi 30 tuần vượt chuẩn quá mức có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực sau khi trẻ chào đời, điển hình là dễ bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, hạ thân nhiệt. Không chỉ vậy, mẹ bầu cũng trở nên mệt mỏi, gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở do thai quá to.

Đối với sức khỏe của mẹ bầu

  • Mẹ bầu tăng cân quá ít: Mẹ bầu thiếu cân, tăng cân ít dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, có nguy cơ chuyển dạ sớm, có thể bị thiếu máu và loãng xương về sau đó.
  • Mẹ bầu tăng cân quá nhanh: Đây cũng là tình trạng tiêu cực bởi sẽ khiến cho bà bầu dễ mắc tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, nguy hiểm hơn là gặp phải các biến chứng khi sinh nở, khó sinh đẻ theo đường tự nhiên.
Hình ảnh quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày theo từng tuần

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 30 tuần

Nhằm giúp cho giai đoạn những tháng cuối trong thai kỳ được diễn ra một cách an toàn, mẹ bầu khỏe mạnh và bé yêu phát triển tốt thì chị em nên lưu ý một số điều như sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Thai 30 tuần nên ăn gì, trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ thì nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu sẽ thay đổi so với hai giai đoạn trước đó. Cụ thể, mẹ bầu nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt và protein (rau lá có màu xanh đậm, thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa…), nhóm thực phẩm giàu canxi (sữa bầu, phô mai, sữa chua…), thực phẩm giàu magie (yến mạch, lúa mạch, hạt bí ngô, hạnh nhân…). Ngoài ra, các thực phẩm giàu DHA, vitamin C, chất xơ… cũng rất cần thiết nên mẹ bầu cần lưu ý.

Chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều cữ

Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu nên chia các bữa ăn thành nhiều cữ trong ngày thay cho việc chỉ ăn nhiều trong 3 bữa chính. Bạn vẫn cần đảm bảo khẩu phần hợp lý cho 3 bữa ăn chính, nhưng ngoài ra nên kết hợp cùng với 3 bữa phụ để có đủ năng lượng cho bản thân mình cũng như sự phát triển của thai nhi. Thêm vào đó, cách chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều cữ cũng là một biện pháp phù hợp dành cho bà bầu bị kén ăn.

Uống đầy đủ nước để hạn chế tình trạng sưng phù chân

Hiện tượng sưng phù mắt cá chân rất dễ xảy ra vào những tháng cuối cùng trong thai kỳ. Nhiều người thường có suy nghĩ rằng cần phải hạn chế uống nước nếu bị phù chân, tuy nhiên thực tế là để cải thiện tình trạng này bạn nên uống đầy đủ nước hàng ngày. Kết hợp với đó là một số biện pháp đơn giản khác như: Lựa chọn mặc quần áo thoải mái, tránh đi lại nhiều hoặc đứng lâu một chỗ, không ăn mặn, kê cao chân trong lúc ngủ…

Theo dõi sức khỏe, tiến hành khám thai theo định kỳ

Như chúng tôi đã chia sẻ trong phần trước, việc theo dõi cân nặng và chỉ số BMI là việc cần thiết mà mẹ bầu nên thực hiện trong thai kỳ giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe. Theo đó, bạn nên đo trọng lượng hàng tuần của mình vào mỗi buổi sáng, ghi lại các chỉ số để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng đừng quên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để biết được sự phát triển của bé ra sao, thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg, tình hình sức khỏe mẹ bầu và kịp thời phát hiện nếu có vấn đề bất thường xảy ra.

Các mốc khám thai quan trọng định kỳ 4d bà bầu nên đi khám

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên đây, chị em phụ nữ đã có ời giải đáp cho mình về câu hỏi thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg, sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30 ra sao, cũng như mẹ bầu nên tăng cân như thế nào là phù hợp. Việc chủ động tìm hiểu, nắm được những thông tin cần thiết sẽ giúp mẹ bầu biết về tình trạng sức khỏe, sự phát triển của bé yêu và kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc, dinh dưỡng khi cần thiết. Chúc bạn luôn có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời một cách thuận lợi!

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Chưa đến kỳ kinh làm sao biết có thai BS Trần Thị Thành giải đáp
Chưa đến kỳ kinh làm sao biết có thai BS Trần Thị Thành giải đáp
Đừng bỏ qua những dấu hiệu nhận biết khi chưa đến kỳ kinh làm sao biết có thai trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị thật tốt cho một kỳ thai trọn vẹn, thoải mái
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì, phải làm sao để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp
Mới mang thai có bị ra khí hư không? [Giải Đáp]
Mới mang thai có bị ra khí hư không? [Giải Đáp]
Mới mang thai có bị ra khí hư không? thai nhi có sao không và hiện tượng này có ảnh hưởng gì không ạ! rất mong được phản hồi sớm từ bác sĩ! Cháu xin cám ơn
Xác suất có thai khi dùng bao cao su chính xác BS Trần Thị Thành giải đáp
Xác suất có thai khi dùng bao cao su chính xác BS Trần Thị Thành giải đáp
Khả năng mang thai khi sử dụng bao cao su là rất thấp, chỉ khoảng 2%, điều này có nghĩa rằng bao cao su không đảm bảo một cách tuyệt đối việc ngăn ngừa thai
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không [Giải Đáp]
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không [Giải Đáp]
Đang cho con bú có uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không? là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa sau đây là giải đáp của BS CKI sản phụ khoa Trần Thị Thành
Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?
Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?
Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không là thắc mắc của không ít chị em việc quan hệ bằng miệng cho chồng không chỉ giúp cả hai thỏa mãn nhu cầu tình dục
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ