Săng giang mai là đặc điểm nhận biết điển hình của bệnh giang mai ở giai đoạn 1, nếu bạn kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách khi cơ thể mới có biểu hiện này thì tỷ lệ chữa khỏi giang mai là rất cao. Tuy nhiên, do tính chất không gây đau, không gây ngứa và thường xuất hiện ở các vị trí kín đáo mà săng giang mai thường bị nhiều người bệnh bỏ sót. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về săng giang mai cũng như những đặc điểm của chúng để có thể nhận biết và thăm khám kịp thời.
Săng giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội lây qua đường tình dục do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học Treponema pallidum gây ra trên cơ thể người. Xoắn khuẩn có khả năng lây nhiễm khá nhanh qua con đường quan hệ tình dục. Một số bệnh nhân có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với các vết bệnh, dịch tiết của người bệnh qua vết thương hở, lây qua truyền máu và bệnh cũng có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi.
Săng giang mai chính là một biểu hiện đặc trưng của giang mai giai đoạn đầu, chúng thường xuất hiện sau khi xoắn khuẩn đã xâm nhiễm và ủ bệnh từ 10 đến 90 ngày trong cơ thể người bệnh. Theo các bác sĩ, đa phần các trường hợp bệnh nhân đến thăm khám giang mai sẽ xuất hiện biểu hiện săng giang mai trong khoảng 3 - 4 tuần kể từ thời điểm tiếp xúc lây nhiễm.
Theo các chuyên gia về bệnh xã hội, săng giang mai thường sẽ tồn tại trong khoảng thời gian từ 4 đến 8 tuần cho dù bạn có điều trị hay không. Nếu bạn nhận biết được săng giang mai ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi giang mai cao hơn, chi phí chữa bệnh cũng không quá tốn kém, bệnh ít bị tái phát trở lại. Ngược lại, nếu bạn không thăm khám, điều trị khi săng giang mai xuất hiện thì chúng sẽ tự biến mất và chuyển qua giai đoạn 2 trong khoảng 2 đến 10 tuần sau đó.
- Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ, nam chi tiết cụ thể nhất
Đặc điểm nhận biết săng giang mai
Nhiều người bệnh thường nghe được các thông tin rằng săng giang mai không gây đau, không gây ngứa, khó phát hiện vì vậy đã gây tâm lý lo lắng, hoang mang. Thực tế, theo các chuyên gia đúng là săng giang mai không gây đau không gây ngứa nhưng không hẳn là chúng không có những đặc điểm đặc trưng để bạn có thể nhận biết. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết trên từng khía cạnh để giúp bạn đọc hiểu hơn về săng giang mai.
Vị trí xuất hiện săng giang mai
Trước khi đi tìm hiểu về những đặc điểm của săng giang mai thì bạn đọc cần lưu ý đến những vị trí mà chúng thường xuất hiện để chú ý quan sát trong quá trình chăm sóc cơ thể hàng ngày. Săng giang mai có thể xuất hiện đơn lẻ một vết hoặc rất nhiều vết săng ở những vị trí mà xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể như:
- Mép âm hộ, môi bé, môi lớn, núm vú, ngón tay, thành âm đạo,... ở nữ giới.
- Các quý ông cần chú ý đến vị trí như quy đầu, bìu, dương vật hay miệng sáo,...
- Một số trường hợp quan hệ đường miệng có thể quan sát được các vết săng giang mai ở trên môi, lưỡi hoặc miệng.
Đặc điểm của vết săng giang mai
Săng giang mai giống như một vết trợt có đặc điểm sau đây:
- Vết trợt nông, bằng phẳng với bề mặt da, không có gờ nhưng nền thường khá cứng.
- Màu sắc của vết săng giang mai là màu đỏ thịt tươi.
- Các vết săng giang mai thường có hình bầu dục hoặc hình tròn.
- Săng giang mai thường mọc đơn độc 1 vết nhưng cũng có những trường hợp ghi nhận tại một vị trí xuất hiện nhiều vết săng giang mai.
- Không có mủ, không có máu, không có vảy.
- Săng giang mai không gây ra cảm giác ngứa hay đau ở người bệnh.
- Săng giang mai xuất hiện ở trong bao quy đầu có thể gây phù nề còn nếu xuất hiện ở hơi sâu trong miệng sáo thì các quý ông sẽ thấy bộ phận này tiết dịch nhầy và rắn chắc.
- Săng giang mai xuất hiện ở hậu môn có thể gây ra biểu hiện là các vết nứt thâm nhiễm và gây cảm giác đau buốt ở khu vực này.
- Vết trợt do xoắn khuẩn gây ra ở môi lớn vùng kín nữ giới có thể khiến phù nề nhiều ở một bên âm hộ nhưng không gây đau đớn, khó chịu.
Ngoài đặc điểm của săng giang mai ở trên thì bạn có thể khẳng định chắc chắn hơn nguy cơ đã mắc giang mai nếu có chùm hạch xuất hiện ở vùng bẹn. Hạch do giang mai gây ra thường phát triển theo chùm trong đó bạn sẽ sờ thấy một hạch có kích thước to nhất, còn gọi là hạch chúa.
Săng giang mai có gây ngứa không?
Trả lời câu hỏi của nhiều người bệnh săng giang mai có gây ngứa không thì các chuyên gia về bệnh xã hội cũng chia sẻ rằng săng giang mai thường không gây đau, không gây ngứa ngáy cho người bệnh. Điều này chính là lý do khiến người bệnh thưởng bỏ sót hoặc chủ quan với những đặc điểm của săng giang mai ở trên.
Săng giang mai có lây nhiễm được không?
Phải khẳng định rằng săng giang mai hoàn toàn có khả năng lây nhiễm bởi lẽ tại vị trí vết trợt nông đó sẽ tồn tại rất nhiều xoắn khuẩn. Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với các vết loét ở dương vật, âm đạo, hậu môn hay môi/miệng qua quá trình quan hệ tình dục, tiếp xúc hàng ngày thì sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh giang mai. Ngoài ra, xoắn khuẩn cũng tồn tại trên những vật dụng cá nhân, trên quần áo, chăn gối,... của người bệnh và bạn vẫn có khả năng bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với đồ vật có chứa xoắn khuẩn.
Cả nam và nữ đều có khả năng bị lây nhiễm bệnh giang mai như nhau nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Ngay cả khi bạn đã từng mắc và điều trị khỏi bệnh thì vẫn có thể bị lây nhiễm trở lại nếu tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy khi thấy cơ thể có những đặc điểm của săng giang mai hoặc đối tượng quan hệ đang có những biểu hiện này thì bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.
Làm thế nào khi xuất hiện các vết săng giang mai trên cơ thể?
Giang mai được đánh giá là căn bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm, chúng có thể để lại hậu quả nặng nề với sức khỏe của người bệnh nếu không được thăm khám, điều trị sớm. Vậy khi phát hiện cơ thể có những đặc điểm của săng giang mai giai đoạn 1 thì phải làm thế nào? Bạn hãy thực hiện theo lời khuyên từ các chuyên gia như sau:
Chủ động có biện pháp phòng lây nhiễm cho người xung quanh
Khi có những dấu hiệu giang mai thì bạn nên áp dụng những cách sau đây để ngừa lây nhiễm cho bạn tình và những người thân:
- Dừng việc quan hệ tình dục cho đến khi có kết quả xác nhận chính xác không mắc bệnh giang mai hoặc cho đến khi việc điều trị đã cơ bản kiểm soát được tình trạng bệnh và các bác sĩ đồng ý để bạn có thể quan hệ trở lại.
- Trường hợp bạn muốn quan hệ thì cần sử bao cao su và không nên quan hệ qua đường miệng, đường hậu môn.
- Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn gối, bàn chải đánh răng,...
- Hạn chế chạm hay ôm hôn với những người khác khi đang có những vết săng giang mai tại ngón tay, môi, lưỡi, miệng,...
- Không hiến máu trong giai đoạn cơ thể đang có những biểu hiện nghi ngờ là săng giang mai.
Thăm khám và làm xét nghiệm giang mai
Săng giang mai là triệu chứng khởi phát sớm nhất của bệnh giang mai vì vậy nếu bạn có thể phát hiện bệnh ngay trong thời điểm này và được điều trị đúng cách thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn, tỷ lệ điều trị thành công cao hơn so với giai đoạn 2. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần tìm đến các địa chỉ khám bệnh xã hội uy tín để nhanh chóng làm xét nghiệm chẩn đoán giang mai.
Tiếp theo, bạn sẽ lắng nghe và thực hiện theo sự tư vấn điều trị từ bác sĩ bằng một trong 2 phương pháp chữa giang mai phổ biến hiện nay là dùng thuốc hoặc liệu pháp cân bằng miễn dịch. Bạn có thể tham khảo chi tiết thông tin về cách chữa giang mai và chi phí điều trị giang mai qua tổng đài…
Đăng ký khám và xét nghiệm giang mai tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Bên cạnh việc tìm kiếm những thông tin đặc điểm của săng giang mai thì chắc hẳn vấn đề nên khám giang mai ở đâu, xét nghiệm giang mai ở phòng khám, bệnh viện nào cũng được người bệnh quan tâm. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một địa chỉ xét nghiệm bệnh giang mai uy tín mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn tại Hà Nội bởi:
- Khám các bệnh xã hội như giang mai, sùi mào gà, lậu,... là thế mạnh của phòng khám này vì vậy các yếu tố về chuyên môn, kỹ thuật đều đáp ứng đủ yêu cầu để khám chữa bệnh giang mai hiệu quả.
- Người bệnh sẽ được thăm khám giang mai và thực hiện xét nghiệm, điều trị với các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm.
- Phòng khám đã đầu tư máy móc tân tiến, áp dụng kỹ thuật xét nghiệm giang mai hiện đại đem lại kết quả chẩn đoán chính xác.
- Trả kết quả xét nghiệm bệnh giang mai rất nhanh, ít phải chờ đợi.
- Chi phí xét nghiệm bệnh giang mai tại phòng khám Hưng Thịnh vừa phải, được thực hiện theo đúng quy định về mức phí dịch vụ y tế và được thông báo minh bạch với người bệnh.
- Chi phí điều trị giang mai tại phòng khám Hưng Thịnh hợp lý, chỉ từ 6,000,000đ/ 1 ca. Người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn về phương pháp chữa giang mai và chi phí chữa bệnh cụ thể cho từng trường hợp trước khi điều trị để có sự cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện tài chính.
Để đăng ký khám và xét nghiệm bệnh giang mai tại cơ sở này thì người bệnh có thể để lại số điện thoại trong mục đăng ký tư vấn, trong tin nhắn hoặc gọi trực tiếp đến Hotline 0395456294 sẽ có nhân viên hỗ trợ đặt lịch hẹn. Khi đến địa chỉ 380 Xã Đàn để thăm khám và làm xét nghiệm bạn sẽ không mất thời gian làm thủ tục hay chờ đợi, việc thăm khám được diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian.
Hiện nay, phòng khám Hưng Thịnh có lịch khám, xét nghiệm các bệnh xã hội cho cả nam và nữ vào tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả nghỉ lễ hay cuối tuần. Người bệnh có thể đến phòng khám trong thời gian từ 8h - 20h mỗi ngày.
Khi có những biểu hiện giống với những đặc điểm của săng giang mai ở trên thì bạn đọc nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán giang mai. Nếu kết quả là dương tính thì bạn cần điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra để sớm kiểm soát tình trạng bệnh. Bạn cũng có thể liên hệ, chia sẻ những hình ảnh nghi ngờ mắc giang mai với các chuyên gia tư vấn bệnh xã hội qua tổng đài 0395456294 để được hướng dẫn cách xử lý chính xác.