Giới thiệu về bệnh giang mai ở nam, nữ giới thông qua những hình ảnh bệnh giang mai ở nam, nữ giới ❤️⭐️❤️⭐️❤️ được rất nhiều bạn đọc quan tâm bởi thông qua những hình ảnh của bệnh giang mai này người bệnh sẽ dễ dàng biết được mình đã mắc bệnh giang mai hay chưa, nếu không có những hình ảnh này sẽ khó phát hiện được bệnh bởi triệu chứng giang mai rất phức tạp và khó nhận biết nhưng giang mai lại là bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra ❤️⭐️❤️⭐️❤️ hình ảnh vi khuẩn giang mai có dạng hình xoắn lò xo, đường kính của nó không quá 0,5 µ; chiều dài khoảng 6 - 15 µ với 6 – 10 vòng xoắn. Chúng thường di chuyển theo 3 kiểu là di động lượn sóng, di động qua lại như quả lắc đồng hồ, di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc.
Con đường lây bệnh chủ yếu là lây qua đường tình dục, lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con và lây qua việc dùng chung đồ vật cá nhân hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh qua vết thương hở.
Những trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh giang mai cao có thể kể tới như:
- Quan hệ tình dục nhưng không có thói quen sử dụng bao cao su bảo hộ hoặc có sử dụng bao cao su nhưng không đúng cách. Nguy cơ này sẽ cao hơn đối với những người có quan hệ tình dục đồng tính nam.
- Có nhiều bạn tình khác nhau, ưa thích phiêu lưu trong các cuộc tình một đêm.
- Có người yêu, vợ đang bị bệnh giang mai.
- Dùng việc quan hệ tình dục để đổi lấy tiền hoặc lợi ích, chất kích thích…
- Bị nhiễm virus gây suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, đặc biệt là mắc bệnh HIV…
Hình ảnh bệnh giang mai qua các giai đoạn bệnh
Triệu chứng bệnh giang mai phức tạp hơn rất nhiều các bệnh xã hội khác, sau khoảng 1 – 3 tháng bị nhiễm vi khuẩn Treponema pallidum người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, nó được chia thành 4 giai đoạn cụ thể, mỗi giai đoạn biểu hiện bệnh giang mai lại có sự khác biệt.
- Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn đầu tiên:
Giai đoạn đầu tiên của bệnh giang mai có tên gọi khác là giai đoạn săng giang mai, triệu chứng bệnh giang mai này xuất hiện ngay sau khi kết thúc thời gian ủ bệnh và được biểu hiện là những vết trợt cùng các vết loét nông ở các khu vực vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, săng giang mai không khiến người bệnh đau đớn. Trong giai đoạn này, khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác là rất cao.
Ở nam giới, các vết săng giang mai thường tìm thấy tại quy đầu, bao quy đầu, bìu, thân dương vật của bộ phận sinh dục. Ở nữ giới, săng giang mai thường hình thành ở bên trong âm đạo hoặc môi lớn cùng môi nhỏ.
Phụ nữ rất khó để phát hiện các vết săng giang mai, nhất là khi các săng giang mai xuất hiện trong âm đạo hoặc cổ tử cung. Ngoài ra, các săng giang mai cũng có thể xuất hiện tại các vị trí khác ngoài bộ phận sinh dục.
Các săng giang mai chỉ tồn tại khoảng 3 – 6 tuần rồi biến mất mà không cần các biện pháp can thiệp và chỉ để lại một vết sẹo mỏng, điều này dễ gây lầm tưởng là bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, người bệnh trở nên chủ quan với bệnh.
Tuy nhiên, thực chất là các vi khuẩn gây bệnh giang mai vẫn tồn tại trong cơ thể và vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.
Ngoài ra sự xuất hiện của săng giang mai thì ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể thấy sự xuất hiện của các hạch bạch huyết ở khu vực gần các săng giang mai.
- Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2:
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 còn được gọi là “đào ban giang mai” do dấu hiệu bệnh giang mai đặc trưng của giai đoạn này phát ban.
Giai đoạn 2 của bệnh giang mai xuất hiện sau khoảng 2 – 12 tuần các săng giang mai phát triển, có nhiều trường hợp các săng giang mai kết thúc thì triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 mới xuất hiện nhưng đôi khi giai đoạn 2 xuất hiện trước khi các vết săng giang mai lành.
Người bệnh xuất hiện các thương tổn khắp cơ thể như vùng lưng, ngực, bụng, tay, chân… Ở giai đoạn 2 bệnh giang mai vẫn dễ lây nhiễm cho người khác.
Các vết đào ban giang mai thường có màu đỏ, hay hồng như cánh đào và ẩn dưới niêm mạc da; sau một thời gian có chuyển sang màu nâu đỏ, chai cứng, bề mặt phẳng hoặc có thể lồi lên lở loét trên da. Biểu hiện đào ban giang rất giống các bệnh về da phổ biến khác.
Phòng khám chữa xét nghiệm giang mai ở đâu tốt Hà Nội
12 Địa chỉ cắt bao quy đầu ở đâu tốt uy tín tại Hà Nội năm 2023
Nếu người bệnh xuất hiện các vết thương hở, có thể thấy sự xuất hiện của các màng nhầy và vết loét chứa mủ, các vết lở loét ẩm và trông giống mụn cóc.
Đào ban giang mai có thể tự biến mất sau khoảng 2 tháng mà không để lại sẹo trên cơ thể người bệnh, tuy nhiên da người bệnh có thể bị đổi màu.
Khi phát ban giang mai lan rộng khắp cơ thể, bệnh nhân có thể bị sốt khoảng 38 độ; bị sút cân; bị đau họng; rụng nhiều tóc và lông; hạch bạch huyết bị sưng; có dấu hiệu của hệ thần kinh bị ảnh hưởng như phản xạ bất bình thường, nhức đầu, cơ cổ căng cứng, có thể khó chịu…
- Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn:
Khi không được điều trị, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn này có thể chỉ tồn tại trong khoảng 1 năm hoặc kéo dài từ 5 – 20 năm, tùy thuộc vào từng người bệnh.
Giai đoạn tiềm ẩn là giai đoạn sau của bệnh giang mai giai đoạn 2 và thường xuất hiện sau khoảng 1 năm người bệnh bị nhiễm bệnh giang mai.
Do trong giai đoạn tiềm ẩn sẽ không xuất hiện các biểu hiện và triệu chứng bệnh giang mai cụ thể nên rất khó phát hiện bệnh.
Thông thường, để đưa ra chẩn đoán chính xác các bác sĩ buộc phải tiến hành xét nghiệm máu và thông qua tìm hiểu bệnh án xem người bệnh có phải mắc bệnh giang mai bẩm sinh hay không (bị lây nhiễm bệnh từ khi trong bụng mẹ hoặc bị nhiễm bệnh trong quá trình sinh sản).
Một người bị nhiễm bệnh giang mai và đang trong giai đoạn tiềm ẩn vẫn có thể lây cho người khác, kể cả khi không xuất hiện triệu chứng.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là có khoảng 20 – 30 người trong số 100 người mắc bệnh giang mai bị tái phát trong giai đoạn tiềm ẩn. Nghĩa là lúc đầu người bệnh không có các triệu chứng bệnh giang mai nhưng các triệu chứng lại bắt đầu xuất hiện một lần nữa và có thể tái phát nhiều lần.
Các bác sĩ cũng cảnh báo nhiều người bệnh khi bệnh giang mai trong giai đoạn tiềm ẩn, không có triệu chứng cụ thể nên có mong muốn sinh con. Khi này bệnh vẫn lây nhiễm khi có sự tiếp xúc với bộ phận sinh dục khác.
Nếu mang thai bệnh sẽ truyền sang thai nhi và có thể bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh, trí tuệ cũng sẽ kém hơn những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường.
- Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn cuối:
Bệnh giang mai giai đoạn cuối có sức phá hoại cơ thể mãnh liệt và có thể bùng phát bất cứ khi nào, một điều may mắn là có nhiều người có thể không bao giờ phải trải qua giai đoạn này.
Bệnh giang mai giai đoạn cuối gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hệ thần kinh, những vấn đề nghiêm trọng về tim mạch và mạch máu, người bệnh có thể bị mù hay rối loạn tâm thần, thậm chí là có thể đột quỵ và mất đi tính mạng.
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối phụ thuộc vào các biến chứng mà bệnh phát triển ở từng người, các biến chứng này bao gồm: Củ giang mai hoặc gôm giang mai gây ra các vết lở loét trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể; giang mai thần kinh ảnh hưởng tới hệ thần kinh; giang mai tim mạch ảnh hưởng đến tim mạch và mạch máu.
Một số hình ảnh khác bệnh giang mai ở nam, nữ giới
Cách phòng bệnh giang mai hiệu quả
- Là mỗi người chỉ quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn duy nhất. Bao cao su cũng được xem là giải pháp để phòng tránh các bệnh xã hội
- Tuy nhiên bao cao su không có tác dụng 100% bởi mọi người vẫn có nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh này thông qua các tiếp xúc khác như đùi, bìu, da, vết thương hở trên người hoặc khi quan hệ bằng đường miệng...
- Ngoài ra mọi người cũng cần lưu ý không nên mặc chung quần áo với người khác, tuyệt đối không dùng cùng bơm tiêm và hết sức lưu ý khi sử dụng các dịch vụ vệ sinh ở nơi công cộng.
Bị bệnh giang mai có chữa khỏi được không?
Bệnh giang mai có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu tiên của bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh giang mai, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm bệnh giang mai và điều trị bệnh hiệu quả.
Khi bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn cuối, sẽ không thể điều trị bệnh triệt để và không khôi phục được những tổn thương do người bệnh gây ra, việc điều trị chỉ có ý nghĩa kìm hãm sự phát triển của bệnh và không để bệnh gây ra nhiều biến chứng hơn.
Để điều trị bệnh giang mai, các bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh để chữa các nhiễm trùng giang mai và ngăn ngừa biến chứng, ngăn chặn vùng nhiễm trùng lây lan.
Điều trị bệnh giang mai và khám bệnh giang mai ở đâu
Vậy điều trị bệnh giang mai và khám bệnh giang mai ở đâu? Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là cơ sở điều trị hiệu quả các bệnh xã hội, trong đó có bệnh giang mai. Ngoài điều trị bằng thuốc kháng sinh, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, phòng khám có áp dụng “phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng”.
Phương pháp điều trị miễn dịch cân bằng là phương pháp tiến hành điều trị bệnh giang mai dựa trên việc kết hợp giữa tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh với gen sinh vật nhằm điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh, đồng thời tổng hợp nhân tế bào miễn dịch kháng bệnh để đạt được hiệu quả điều trị bệnh triệt để trong một thời gian ngắn, bệnh không tái phát trở lại.
Các bác sĩ khuyên rằng, trong quá trình điều trị bệnh giang mai, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ và phác đồ điều trị. Không được tự ý mua thuốc hay ngừng việc điều trị giữa chừng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Mọi thắc mắc khác cần được sự tư vấn của chúng tôi, hãy nhấc máy và gọi tới số điện thoại 0395.456.294, các bác sĩ tư vấn của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp và miễn phí.