Khám vô sinh nữ: Quy trình xét nghiệm gồm các bước nào?

Tác Giả:  
Bác sĩ CKI Trần Thị Thành
Ngày cập nhật:
6/9/2023 11:14

Khám vô sinh nữ bao gồm những gì, quy trình xét nghiệm chẩn đoán gồm các bước nào là vấn đề mà không ít chị em phụ nữ đang băn khoăn, có nhu cầu tìm hiểu. Trong những năm gần đây, thống kê đã cho thấy các trường hợp vô sinh hiếm muộn đang có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng của các bệnh lý hoặc lối sống thiếu khoa học. Cũng chính vì vậy mà nhiều nữ giới lo lắng sức khỏe sinh sản của mình gặp vấn đề, nhưng lại chần chừ bởi không rõ quy trình khám vô sinh nữ như thế nào, cần thực hiện những xét nghiệm gì. Để tìm hiểu cụ thể hơn về điều này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Thời điểm nào cần đi khám vô sinh nữ?

Trong thời gian nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ các cặp vợ chồng bị vô sinh đang gia tăng và trở thành một tình trạng đáng “báo động”. Nguyên nhân vô sinh có thể đến từ người vợ, người chồng hoặc cả hai người hay thậm chí không tìm ra lý do cụ thể.

Trong đó, vô sinh nữ được hiểu đơn giản là nguyên nhân không thể thụ thai xuất phát từ người nữ (khoảng 40%). Theo giải đáp của đội ngũ chuyên gia Sản phụ khoa, vô sinh được xác định khi một cặp vợ chồng đã chung sống, quan hệ đều đặn, không sử dụng biện pháp ngừa thai từ 1 năm trở lên nhưng vẫn không thể mang thai. Đối với trường hợp người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, khoảng thời gian xác định bệnh vô sinh sẽ giảm xuống chỉ còn 6 tháng.

Vô sinh nữ bao gồm 2 nhóm là vô sinh nguyên phát (chưa từng mang thai lần nào) và vô sinh thứ phát (đã từng mang thai hoặc sinh nở ít nhất 1 lần và sau đó không thể tiếp tục thụ thai).

Các bác sĩ khuyến cáo, nữ giới nên đi khám vô sinh càng sớm càng tốt nếu như:

  • Nữ giới dưới 35 tuổi có quan hệ tình dục bình thường, không dùng biện pháp tránh thai từ 1 năm trở lên nhưng vẫn không thể có con.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi đã cố gắng mang thai sau 6 tháng quan hệ đều đặn, không ngừa thai nhưng không có kết quả.
  • Phụ nữ đã có tiền sử bị sảy thai 2 lần trở lên, hoặc thai lưu 2 lần trở lên.
  • Người được chẩn đoán mắc phải các bệnh lý, vấn đề bất thường ở cơ quan sinh sản như buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, sẹo ống dẫn trứng, tắc vòi trứng…
  • Người nhiễm bệnh lậu hoặc Chlamydia có nguy cơ cao vô sinh hiếm muộn.
  • Chị em phụ nữ cũng nên đi khám vô sinh nếu nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ như rối loạn kinh nguyệt kéo dài, vô kinh, khí hư bất thường, đau khi quan hệ…
Khám vô sinh nữ: Quy trình xét nghiệm gồm các bước nào?
Khám vô sinh nữ: Quy trình xét nghiệm gồm các bước nào?

Quy trình khám vô sinh nữ bao gồm những gì?

Nhiều chị em phụ nữ hiện nay có nhu cầu đi khám vô sinh hiếm muộn nhưng vẫn còn băn khoăn, chần chừ do không biết khám vô sinh nữ là khám những gì. Theo đó, để nhận được kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe sinh sản, người bệnh cần thực hiện theo đúng quy trình khám vô sinh nữ được liệt kê như dưới đây:

1. Bác sĩ thăm hỏi tiền sử bệnh

Bước đầu tiên khi thăm khám vô sinh nữ, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh và tình trạng của người bệnh. Bệnh nhân nên trao đổi, trả lời thẳng thắn, rõ ràng với bác sĩ những vấn đề sau:

  • Tiền sử bệnh: Tần suất thăm khám sản khoa, tiền sử các bệnh lý và các thủ thuật, phẫu thuật phụ khoa từng thực hiện, các loại thuốc đã và đang sử dụng, có tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại hay không, có những thói quen gây ảnh hưởng đến sinh sản như lạm dụng chất kích thích, rượu bia, hút thuốc… hay không.
  • Đời sống tình dục: Tần suất quan hệ tình dục, các biện pháp tránh thai từng sử dụng, người bệnh có triệu chứng bất thường như đau vùng kín, chảy máu khi giao hợp hoặc mắc các bệnh về đường tình dục… hay không.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh của người bệnh như thế nào, có bị rối loạn kinh nguyệt hoặc triệu chứng bất thường liên quan đến máu kinh hay không.

2. Tiến hành thăm khám lâm sàng

Hạng mục khám lâm sàng trong quy trình khám vô sinh nữ bao gồm:

  • Khám tổng quát: Khám toàn thân nhằm kiểm tra các nguyên nhân, dấu hiệu có nguy cơ dẫn đến vô sinh nữ. Điển hình là: Cơ thể, tuyến vú chậm phát triển, thừa cân, béo phì, đa nang buồng trứng, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, bệnh gan…
  • Khám phụ khoa: Giúp phát hiện những tổn thương liên quan đến đường sinh dục như viêm nhiễm phụ khoa, khối u, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tư thế bất thường của tử cung…

3. Khám cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh

Để phát hiện được chính xác những vấn đề bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, người bệnh cần thực hiện các loại xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như sau:

  • Xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung, xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý truyền nhiễm, một số loại xét nghiệm đặc biệt khác được bác sĩ chỉ định tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm qua ngả âm đạo, siêu âm tử cung và phần phụ, nội soi buồng tử cung chẩn đoán, nội soi ổ bụng, chụp HSG (chụp cản quang tử cung - vòi trứng), sinh thiết nội mạc tử cung…

4. Bác sĩ đưa ra kết luận và tư vấn phương pháp điều trị

Khi đã có đầy đủ các kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đọc kết quả và đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng sức khỏe sinh sản. Tiếp đó, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào đó để tư vấn về hướng điều trị phù hợp, hiệu quả đối với từng trường hợp. Người bệnh có thể được khuyên tiếp tục quan hệ bình thường thêm một thời gian để theo dõi, điều trị bằng thuốc, tiểu phẫu hay phẫu thuật ngoại khoa, hoặc cần phải can thiệp bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI, IVF, ICSI…

Quy trình xét nghiệm vô sinh nữ gồm các bước nào?

Như chúng tôi đã chia sẻ, trong quy trình khám vô sinh nữ bên cạnh thăm hỏi bệnh sử và khám lâm sàng thì việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cũng là hạng mục đóng vai trò quan trọng, không thể bỏ qua nhằm đưa ra kết quả chính xác về khả năng sinh sản của người bệnh. Theo đó, một số xét nghiệm cần tiến hành khi khám vô sinh nữ cụ thể là:

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC)

Đây là một xét nghiệm cơ bản giúp đánh giá khái quát về sức khỏe người bệnh và cũng được thực hiện trong quy trình xét nghiệm khám vô sinh nữ. Thông qua xét nghiệm CBC, bác sĩ có thể phát hiện được nếu bệnh nhân gặp vấn đề bất thường như thiếu máu, mắc bệnh bạch cầu, nhiễm trùng… Xét nghiệm công thức máu sẽ đo các chỉ số, số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hemoglobin và Hematocrit.

Xét nghiệm đường huyết

Phương pháp này được hiểu là xét nghiệm kiểm tra lượng đường có trong máu, chỉ số insulin nhằm xác định nguy cơ dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Bởi các nghiên cứu đã cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 thực tế có liên quan đến tình trạng vô sinh, cũng như một số biến chứng trong thai kỳ bao gồm tiền sản giật, sinh non…

Quy trình xét nghiệm vô sinh nữ gồm các bước nào?
Quy trình xét nghiệm vô sinh nữ gồm các bước nào?

Xét nghiệm VDRL tìm kháng thể giang mai

VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) là loại xét nghiệm kháng thể giang mai không đặc hiệu, sử dụng huyết thanh của người bệnh với mục đích sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai. Giang mai không chỉ gây tổn thương cơ quan sinh sản, làm gia tăng tỷ lệ vô sinh mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe, do đó quy trình xét nghiệm vô sinh nữ cũng cần thực hiện kiểm tra bằng VDRL.

Xét nghiệm nội tiết tố sinh dục nữ

Xét nghiệm nội tiết là phương pháp phổ biến giúp thăm dò khả năng sinh sản ở nữ giới. Tùy thuộc vào chẩn đoán lâm sàng mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định những loại xét nghiệm phù hợp cho người bệnh. Thông thường xét nghiệm nội tiết tố sinh dục nữ gồm có:

  • Xét nghiệm hormone Estrogen: Người bệnh thường được chỉ định xét nghiệm chỉ số E2 - Estradiol, thực hiện vào ngày thứ 2 - 4 trong chu kỳ kinh. Nếu như nồng độ E2 cao hơn so với mức bình thường sẽ có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc hay thậm chí là nguy cơ ung thư vú.
  • Xét nghiệm Prolactin: Hormone Prolactin trong cơ thể nữ giới đóng vai trò quyết định lượng sữa tiết ra, bên cạnh đó còn ngăn sự rụng trứng bằng cách ức chế hormone sinh sản nên phụ nữ đang mang thai thường có nồng độ Prolactin cao. Điều này cũng giải thích tại sao chị em có nguy cơ mắc vô sinh nếu như kết quả xét nghiệm Prolactin cho thấy nồng độ hormone đang ở mức quá cao.
  • Xét nghiệm hormone FSH: Loại xét nghiệm này có mục đích đánh giá khả năng sản xuất Estrogen và kích thích tăng trưởng noãn, được tiến hành trong khoảng ngày thứ 2 - 4 của chu kỳ kinh. Chỉ số FSH bình thường dao động từ 1.4 - 9.6 IU/L, nếu như kết quả tăng cao chứng tỏ hoạt động buồng trứng bị suy giảm.
  • Xét nghiệm hormone LH: Cũng giống như xét nghiệm E2 và FSH, phương pháp này sẽ thực hiện vào thời điểm ngày 2 - 4 của chu kỳ kinh nguyệt. Hormone LH giúp kích thích nang noãn trưởng thành và rụng trứng, mức an toàn là 0.8 - 26 IU/L. Hormone LH gia tăng cho thấy bạn có nguy cơ mắc các bệnh về buồng trứng.
  • Xét nghiệm AMH (dự trữ buồng trứng): Đây là bước kiểm tra quan trọng trong quy trình xét nghiệm khám vô sinh nữ, bởi AMH sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chính xác khả năng buồng trứng dự trữ nang noãn như thế nào. Chỉ số AMH thấp nghĩa là khả năng sinh sản của người bệnh đang có dấu hiệu suy giảm.
  • Xét nghiệm hormone Progesterone: Nồng độ nội tiết tố Progesterone bình thường dao động ở mức từ 5 - 20 ng/mL, nếu hormone này tăng nhanh đột ngột chính là nguyên nhân khiến nữ giới mệt mỏi, đau tức ngực, xuất hiện nhiều mụn, suy giảm ham muốn và hứng thú quan hệ tình dục…

Xét nghiệm hormone tuyến giáp

Khi đi khám vô sinh nữ, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra các loại hormone tuyến giáp như T3, T4 và TSH, bởi hormone tuyến giáp cũng có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em. Hormone tuyến giáp quá ít hoặc quá nhiều, các bệnh lý ở tuyến giáp có nguy cơ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, suy buồng trứng sớm…, từ đó tỷ lệ mang thai thành công cũng giảm đi, quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp thử nghiệm vitamin B12 và vitamin D3

Một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh làm thêm xét nghiệm kiểm tra chỉ số vitamin B12 để đánh giá về tình trạng thiếu máu. Ngoài ra còn có phương pháp thử nghiệm vitamin D3 bởi loại vitamin này cũng có mối liên hệ với vô sinh ở nữ giới.

Một số điều cần lưu ý khi khám vô sinh nữ

Những chị em phụ nữ trong lần đầu tiên đi khám vô sinh luôn có nhiều nỗi lo lắng, không chỉ thắc mắc về quy trình khám vô sinh nữ là khám những gì, quy trình xét nghiệm chẩn đoán như thế nào mà còn băn khoăn cần lưu ý gì khi đi khám. Để quá trình thăm khám sức khỏe sinh sản được thuận lợi, hiệu quả và an toàn thì nữ giới nên nắm được một số điều sau:

  • Chuẩn bị chi phí khám vô sinh cùng các giấy tờ cần thiết, hồ sơ bệnh lý có liên quan, các bệnh án và đơn thuốc đã từng hoặc đang sử dụng (nếu có) để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra trước, có thêm thông tin chẩn đoán về tình trạng của người bệnh.
  • Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, có thể liệt kê sẵn các câu hỏi thắc mắc, vấn đề cần trao đổi với bác sĩ khi đi khám vô sinh nữ. Việc người bệnh thoải mái, thẳng thắn trao đổi, trình bày về vấn đề của bản thân sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình thăm khám.
  • Thời điểm chị em nên đi khám và xét nghiệm vô sinh nữ là sau khi sạch kinh 3 - 5 ngày và tốt hơn hết là khám vào buổi sáng.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất là 2 ngày trước khi thăm khám, không sử dụng các chất kích thích bởi chúng sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
  • Trước khi khám vô sinh nữ, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ với nước ấm, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh. Đồng thời bạn cũng nên lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi để việc thăm khám của bác sĩ được thuận lợi.
  • Tham khảo và tìm hiểu các địa chỉ khám vô sinh ở đâu uy tín tại Hà Nội có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, đầy đủ máy móc khám chữa hiện đại để đảm bảo chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh.

Khám vô sinh nữ ở đâu tốt Hà Nội, Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín nhận được giấy phép hoạt động cấp bởi Sở Y tế, đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh đường tình dục, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam, nữ giới… Đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, năng lực giỏi kết hợp với sự đầu tư máy móc thiết bị y tế hiện đại của phòng khám giúp người bệnh được yên tâm về kết quả chính xác, giúp tiết kiệm thời gian.

Để liên hệ tư vấn và đặt lịch hẹn tại phòng khám Hưng Thịnh, bạn có thể gọi trực tiếp số hotline 0395456294 Đặc biệt, bệnh nhân khi đăng ký trước còn được nhận ngay ưu đãi khám phụ khoa - bệnh xã hội chỉ 280K/lượt với 9 hạng mục, giảm 30% đối với chi phí tiểu phẫu.

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin về quy trình khám vô sinh nữ, các xét nghiệm chẩn đoán cần thực hiện và một số vấn đề liên quan. Hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích liên quan đến khám vô sinh nữ, từ đó lên kế hoạch thăm khám hiệu quả tại những cơ sở y tế uy tín trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số hotline 0395456294 (miễn phí cước gọi) nếu như còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào khác muốn được đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa hỗ trợ giải đáp.

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
21 Cách làm giảm đau bụng kinh nhanh nhất trong ngày "đèn đỏ"
21 Cách làm giảm đau bụng kinh nhanh nhất trong ngày "đèn đỏ"
21 Cách làm giảm đau bụng kinh ❤️⭐️❤️⭐️❤️ nhanh nhất trong ngày đèn đỏ sau đây sẽ xua tan nỗi ám ảnh đau bụng kinh trong những ngày diễn ra kinh nguyệt của chị em
Hình ảnh mụn cóc sinh dục ở nữ qua từng giai đoạn cách chữa
Hình ảnh mụn cóc sinh dục ở nữ qua từng giai đoạn cách chữa
Hình ảnh mụn cóc sinh dục ở nữ là cụm từ được nhiều chị em tìm kiếm mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ngay sau đây
Dấu hiệu viêm buồng trứng thường gặp nhất
Dấu hiệu viêm buồng trứng thường gặp nhất
Viêm buồng trứng là một bệnh ở buồng trứng tuy ít gặp nhưng lại là bệnh nguy hiểm nên việc tìm dấu hiệu viêm buồng trứng thường gặp nhất là cần thiết để sớm phát hiện và điều trị
Review 23 Địa chỉ Phòng khám phụ khoa uy tín tốt nhất tại Hà Nội 2024
Review 23 Địa chỉ Phòng khám phụ khoa uy tín tốt nhất tại Hà Nội 2024
BS Trần Thị Thành giải đáp nên khám phụ khoa ở đâu tốt ❤️⭐❤️⭐❤️ review địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội: 1. Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh 2. phòng khám phụ khoa Thái Hà
Vùng kín có mùi hôi khó chịu 7 nguyên nhân 7 cách khắc phục hiệu quả
Vùng kín có mùi hôi khó chịu 7 nguyên nhân 7 cách khắc phục hiệu quả
Vì sao vùng kín lại có mùi hôi khó chịu, mùi hôi đó có thể là khắm, tanh, chua ❤️⭐️❤️⭐️❤️ Câu hỏi được đặt ra là làm sao để khắc phục được hiện tượng này?
Chữa tắc vòi trứng ở đâu, chi phí thông tắc vòi trứng chỉ từ 3.00.000 Vnđ
Chữa tắc vòi trứng ở đâu, chi phí thông tắc vòi trứng chỉ từ 3.00.000 Vnđ
Chữa tắc vòi trứng ở đâu là tốt nhất? ❤️⭐️❤️⭐️❤️ tại Hà Nội chi phí thông tắc vòi trứng chỉ từ 3.00.000 Vnđ, giảm 30% chi phí tiểu phẫu giá khám phụ khoa chỉ 280k
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ