Sốt ở người lớn, trẻ em là triệu chứng thường gặp trong suốt cuộc đời và thường xuất hiện khi mắc phải các bệnh cảm cúm. Sốt là trường hợp tăng thân nhiệt và cũng là dấu hiệu cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại các nhiễm trùng. Tuy nhiên nhiều khi sốt ở người lớn cũng là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh tiềm ẩn mà cơ thể đang mắc phải. Phongkham.webflow.io xin chia sẻ những thông tin cơ bản về vấn đề bao nhiêu độ là sốt ở người lớn, trẻ em và cách xử lý khi sốt ở người lớn, trẻ em.
Sốt là gì? Nguyên nhân gây sốt ở người lớn, trẻ em
Như đã biết, sốt là hiện tượng rất quen thuộc của cơ thể mà ai cũng đã từng trải qua. Hiện tượng nhiệt độ tăng lên trong khoảng thời gian nhất định và ngắn đồng thời giúp cơ thể chống lại bệnh và các vi khuẩn có hại xâm nhập, được gọi là hiện tượng sốt. Quá trình tăng tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ khiến não bộ tăng sinh nhiệt. Để tự cân bằng và làm mát, cơ thể chúng ta sẽ tăng cường lưu lượng máu đến khu vực da và cơ. Chính vì thế mà ta thường có cảm giác đau cơ và rùng mình, ớn lạnh lúc cơ thể bị sốt.
Các nguyên nhân phổ biến gây sốt ở người lớn được kể đến như:
- Nhiễm virus (các bệnh cảm cúm hay cảm lạnh)
- Nhiễm trùng nấm
- Kiệt sức vì nhiệt (sốc nhiệt hoặc say nắng)
- Cơ thể có khối u
- Cơ thể có các cục máu đông
- Hoặc trường hợp bệnh nhân bị sốt cao nghiêm trọng khi mắc một số vấn đề sức khỏe mãn tính như: bệnh tim, bệnh hen suyễn, bệnh thận, bệnh gan, bệnh phổi mãn tính, đột quỵ, bệnh hồng cầu hình liềm, viêm màng não, …
Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có các nguyên nhân chính gây ra chứng sốt đó là:
- Sốt do sau tiêm chủng
- Sốt mọc răng
- Sốt do các chứng cảm thông thường
- Sốt do mặc quá nhiều quần áo
- Sốt do nhiễm trùng: đây là chứng sốt chủ yếu do chính cơ địa của trẻ hoặc do cách cha mẹ chăm sóc trẻ. Các bệnh lý khác nhau hay gặp ở trẻ có đề kháng yếu đó là: viêm tai, sởi, sốt phát ban, … hoặc một số bệnh lý nặng hơn như: viêm phổi, sốt xuất huyết, …
Cách nhận biết cơn sốt thường gặp đó là:
- Mệt mỏi, đau đầu hoặc đau nhức các cơ
- Da ửng đỏ, nóng ran
- Cảm thấy rét run, ớn lạnh, rùng mình mặc dù đang trong thời tiết nắng nóng hay mát mẻ
- Luôn phải uống thêm nhiều nước và cơ thể có dấu hiệu mất nước
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Ở trường hợp nghiêm trọng có những biểu hiện khác như: phát ban da, khó thở, hay nôn mửa, đau bụng, nhạy cảm hơn với ánh sáng, chóng mặt, co giật, …
Những trường hợp thân nhiệt tăng cao làm cơ thể nóng lên nhưng không phải hiện tượng sốt đó là do:
- Người trưởng thành khi hoạt động ở cường độ cao, có tính chất liên tục và làm việc hoặc hoạt động dưới trời nắng nóng cũng tăng sinh nhiệt độ cơ thể.
- Trẻ em chạy nhảy, đùa nghịch vui chơi quá nhiều.
- Do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh mạnh hoặc do tiêm thuốc tiêm chủng cũng làm tăng thân nhiệt.
- Ở phụ nữ, thân nhiệt ở thời kỳ rụng trứng sẽ tăng lên khoảng 0,3 - 0,5 độ C so với khi bình thường. Phụ nữ có thai sẽ tăng thân nhiệt lên tầm 0,5 - 0,8 độ C vào giai đoạn cuối thời kỳ thai nghén.
Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn, trẻ em
Cơ thể chúng ta khi khỏe mạnh đều có khả năng tự điều hòa và cân bằng thân nhiệt để phù hợp với môi trường, hoạt động thể lực và thời gian trong ngày. Thông thường trong cơ thể, ở các bộ phận khác nhau sẽ có nhiệt độ trung bình khác nhau. Khi đo nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,5 độ C hay khi đo hậu môn cao hơn hoặc bằng 38 độ C thì cơ thể đang sốt. Tuy nhiên, khi ở mức nhiệt này, cơ thể không gặp phải vấn đề gì quá nguy hiểm.
Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn
Ở cơ thể người trưởng thành, hệ miễn dịch đã được hoàn chỉnh và có sức đề kháng cùng hệ miễn dịch tốt hơn rất nhiều so với trẻ em. Thông thường, nhiệt độ ở người lớn được coi là sốt nhẹ khi chỉ số thân nhiệt là 38 độ C, còn sốt cao nhiệt độ sẽ vào khoảng 39,4 độ C và hầu hết sẽ cắt sốt 1 - 3 ngày sau đó. Trường hợp hệ miễn dịch yếu, sốt có thể kéo dài và tái phát tối đa 14 ngày.
- 14 biện pháp tránh thai tự nhiên an toàn hiện đại hiệu quả sau sinh
- Quan hệ xong đi rửa ngay có thai không?
- Dương vật nổi mụn trắng, đỏ 7 nguyên nhân 6 cách xử lý an toàn hiệu quả
Dù chỉ là sốt nhẹ nhưng nếu kéo dài và tái phát hơn 3 ngày thì có khả năng cơ thể bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó. Một số trường hợp khác khi người lớn sốt cao cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời:
- Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn? Sốt rất cao từ 41 độ C cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
- Sốt cao trên 38,5 độ mặc dù đã sử dụng các phương pháp tác động vật lý và sử dụng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thuyên giảm.
- Sốt cao kéo dài và không có dấu hiệu hạ sốt hay hồi phục lên đến 48h đồng hồ.
- Họng bị đau rát không rõ nguyên nhân hoặc bị ho rất nhiều.
- Cơ thể xuất hiện các vết bầm tím hoặc phát ban da.
- Bệnh nhân nghi ngờ có liên quan đến các bệnh lý về tim hoặc phổi.
- Ngoài ra các triệu chứng cấp cứu sau đây cần gấp phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời: co giật hoặc động kinh, khó thở, sưng tấy bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ảo giác, đau đầu dữ dội, ngất xỉu hoặc mất đi ý thức, …
Tuy ở cơ thể người trưởng thành, cơ thể có thể tự cân bằng và điều chỉnh thân nhiệt nhờ vào hoạt động hệ miễn dịch nhưng các bạn cũng không nên chủ quan coi thường bệnh, mà cần phải có những cách xử lý kịp thời để bệnh tình triển tiến tốt hơn. Sau đây là một số cách xử lý khi người lớn bị sốt cao:
- Bệnh nhân cần được mặc quần áo thoáng mát, hạn chế đắp chăn và mặc quá nhiều quần áo. Theo dõi thân nhiệt thường xuyên bằng cách đo nhiệt kế khoảng 1 - 2 giờ 1 lần.
- Bệnh nhân nên được nằm nghỉ ngơi ở khu vực thông thoáng, tránh gió và sạch sẽ, yên tĩnh đồng thời hạn chế tập trung quá nhiều người.
- Chườm mát đúng cách để cơn sốt nhanh thuyên giảm hơn. Người nhà nên lau qua cơ thể bệnh nhân bằng nước ấm vắt khô. Tập trung các khu vực thân nhiệt cao như nách, bẹn, … chờ cho bề mặt da khô thoáng hơn lại tiếp tục lau lượt mới, cứ lặp lại cho đến khi thân nhiệt hạ dần xuống khoảng 38 độ C thì mặc quần áo thoáng mát và thoải mái cho bệnh nhân.
- Thân nhiệt người bệnh cần được theo dõi liên tục và thường xuyên, nếu có dấu hiệu tăng thì lại thực hiện bước chườm mát.
- Ngoài ra, nên cho bệnh nhân uống nhiều nước và bù điện giải để tránh cơ thể bị mất nhiều nước khi sốt.
- Vì cơ thể khi bị sốt rất mệt mỏi và chán ăn, ăn không ngon nên bệnh nhân cần được ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, … đồng thời bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C để cơ thể mau chóng hồi phục.
Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ em
Ở trẻ em, nhiệt độ trung bình của cơ thể là khoảng 36,4 độ C - 37,2 độ C. Nhiệt độ được cho là bất thường ở trẻ khi đo hậu môn hoặc đo nhiệt độ trong tai là 38 độ C, nhiệt độ ở nách từ 37 độ đến 38 độ C, nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8 độ C. Cơ thể trẻ rất yếu ớt, hệ thống miễn dịch cũng như sức đề kháng chưa được hoàn chỉnh và phát triển toàn điện. Chính vì vậy, khi trẻ gặp phải trường hợp sốt cao, cha mẹ cần lưu ý đưa bé đến ngay bệnh viện để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh để lại những di chứng cũng như hậu quả đáng tiếc.
- Đối với trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi: trẻ bỏ bú, biểu hiện cáu gắt nóng nảy bất thường kèm theo sốt trên 38,5 độ C.
- Đối với trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi: dù đã sử dụng thuốc hạ sốt cũng như các biện pháp vật lý như chườm lạnh nhưng cơn sốt vẫn trên 38,5 độ C và không có dấu hiệu hạ nhiệt.
- Đối với trẻ từ 2 - 4 tuổi: trẻ có biểu hiện cáu gắt, khó chịu, cơn sốt vẫn tái phát, nhiệt độ vẫn trên 38,5 độ C dù đã uống thuốc và chườm lạnh.
- Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên: cơn sốt kéo dài trên 3 ngày, nhiệt độ trên 38,9 độ C kèm theo nhức mỏi người, khó chịu, chán ăn, … cơ thể không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Ngoài ra, khi cơ thể trẻ xuất hiện những triệu chứng khác như: trẻ khó thở, thở nhanh, đau nhức toàn thân, buồn nôn, trẻ bỏ bú, không chơi và quấy khóc nhiều, trẻ bị tiêu chảy, phân có kèm máu, trên da bé bị phát ban đỏ, … nguy hiểm hơn ở trẻ xuất hiện những cơn co giật, sảng, li bì.
Vì trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên các bậc cha mẹ cần lưu ý sát sao đo nhiệt độ của trẻ để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Cách xử lý khi sốt ở trẻ em tại nhà bằng những biện pháp an toàn như:
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm: sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ là biện pháp thông qua tiết mồ hôi, các độc tố sẽ được đào thải qua da. Tuyệt đối không được tắm nước lạnh cho trẻ nhằm mục đích hạ nhiệt.
- Việc bù nước và điện giải cho trẻ khi sốt là biện pháp cực kỳ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Khi sốt cơ thể sẽ bị mất nước và mệt mỏi, vì vậy việc bổ sung nhiều nước là rất cần thiết. Phụ huynh có thể sử dụng oresol để bù nước và điện giải cho trẻ, tuy nhiên cần phải tham khảo từ bác sĩ chuyên khoa liều lượng và độ tuổi trẻ được sử dụng.
- Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, chất liệu thoáng mát, không nên mặc quá nhiều quần áo hay dùng khăn bông quấn cơ thể bé. Nếu em bé bị lạnh có thể dùng khăn xô, khăn mỏng quấn cổ cho bé. Việc mặc quần áo thoáng mát sẽ giúp cơ thể nhanh thoát nhiệt và hạ sốt nhanh chóng hơn.
- Trường hợp trẻ sốt cao từ 38,5 trở lên thì phụ huynh nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Những cách trên chỉ là những biện pháp hạ sốt tạm thời cho trẻ. Nếu bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm và vẫn tái phát, các bậc cha mẹ cần đưa ngay em bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ kiểm tra và theo dõi kỹ càng hơn, tránh được những bệnh tiềm ẩn hoặc di chứng cho trẻ.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về chủ đề bao nhiêu độ là sốt ở người lớn, trẻ em. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm kiến thức cơ bản về triệu chứng sốt để có thể tự chăm sóc bản thân và gia đình mình. Mọi thắc mắc còn tồn tại xin vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.