Đau thượng vị là gì? triệu chứng, nguyên nhân và mẹo chữa trị

Tác Giả:  
Bác sĩ Nguyễn Lương Xu
Ngày cập nhật:
19/5/2023 13:46

Đau thượng vị là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng đau thượng vị ra sao? Mẹo chữa trị đau thượng vị hiệu quả tại nhà…Đây là những câu hỏi thường gặp trên các diễn đàn sức khỏe và các trang mạng xã hội hiện nay. Theo các chuyên gia, đau thượng vị là triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Đau thượng vị nguyên nhân có thể chỉ là do bị rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng Đau thượng vị có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm nào đó như: viêm đại tràng, thủng dạ dày, giun chui ống mật…Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi gặp phải những cơn đau bất thường tại vị trí này.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Đau thượng vị là gì?

Để biết đau thượng vị là gì, trước hết bạn đọc cần phải hiểu được khái niệm về thượng vị. Theo Trung tâm truyền thông sức khỏe Trung ương, thượng vị là vùng bụng phía trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị được hiểu là cảm giác đau âm ỉ cả ngày hoặc đau dữ dội, đau nhói tức thời, đau quặn bụng tại vị trí này. Đôi khi những cơn đau này còn lan phía sau lưng khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống sinh hoạt.

Đau thượng vị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng thường phổ biến ở nam nữ giới từ 25 – 40 tuổi do lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích. Ngoài ra, tình trạng này còn gặp ở nhiều phụ nữ mang thai do hệ quả của những thay đổi trong cơ thể và chế độ ăn uống.

Không chỉ gây ra những cơn đau đớn, đau thượng vị còn có thể kèm theo các biểu hiện khác như: khó thở, ho khan, tiêu chảy, buồn nôn…Nhiều người thường chủ quan cho rằng đây chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường hoặc nhầm lẫn với bệnh dạ dày dẫn đến việc chậm trễ điều trị hoặc điều trị sai cách. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đau thượng vị có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan nếu gặp phải những cơn đau bụng tại đây.

Đau thượng vị là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và mẹo chữa trị
Đau thượng vị là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và mẹo chữa trị

Triệu chứng đau thượng vị

Khu vực thượng vị là nơi chứa các cơ quan như: ống thực quản, dạ dày, tuyến tụy, ruột non và gan. Do đó, bất kỳ tổn thương nào xảy ra ở một trong các cơ quan kể trên cũng đều gây ra những cơn đau thượng vị.

Theo các chuyên gia, triệu chứng đau thượng vị ở mỗi người có thể không giống nhau do còn phải xét đến nguyên nhân gây đau. Bên cạnh việc gây đau âm ỉ hoặc đau dữ dội tại vùng bụng trên, đau thượng vị còn kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Ợ hơi thường xuyên, ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát ở ngực
  • Đau khi ăn hoặc khi đi đại tiện
  • Táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ cả 2 triệu chứng
  • Đầy hơi, trướng bụng hoặc khó tiêu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau dạ dày
  • Chán ăn, cân nặng giảm, nhanh có cảm giác no mặc dù mới chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ
  • Các cơn đau thượng vị trở nên nghiêm trọng hơn khi di chuyển
  • Đau họng, khàn giọng

Ngoài ra, đau thượng vị còn có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến tim mạch. Vì vậy, người bệnh còn có thể kèm theo các triệu chứng như: khó thở, đau thắt ngực, tim đập nhanh, đau thượng vị bên trái lan tỏa đến cánh tay…Thậm chí, tình trạng này còn có thể dẫn đến một cơn đau tim nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, nếu gặp phải các triệu chứng đau thượng vị kể trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra nhanh chóng, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Nguyên nhân đau thượng vị là gì?

Không ít người khi gặp phải những cơn đau bụng thượng vị thường cho rằng đây là triệu chứng thông thường của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, một số khác lại thường quy chụp với bệnh dạ dày dẫn đến việc chậm trễ phát hiện bệnh và điều trị sai cách.

Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị, bao gồm cả do chất lượng đời sống sinh hoạt, yếu tố sinh lý và cả yếu tố bệnh lý. Để biết chính xác nguyên nhân dẫn đến cũng như có phương án điều trị phù hợp, bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và làm các xét nghiệm liên quan.

Nguyên nhân đau thượng vị do yếu tố sinh lý hoặc lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh

1. Mang thai

Khá nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải những cơn đau nhẹ vùng thượng vị. Điều này được giải thích là có liên quan đến tình trạng trào ngược axit dạ dày hoặc áp lực từ vùng tử cung do thai nhi đang không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, những thay đổi của nồng độ hormone trong suốt thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây đau thượng vị, đặc biệt là vào ban đêm.

13 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất dành cho thai phụ
Dấu hiệu có thai, 10+ dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần quan hệ

Đau vùng thượng vị ở phụ nữ mang thai nếu là những cơn đau nhẹ và không diễn ra thường xuyên thì chị em không cần phải quá lo lắng. Đây chỉ là một số phản ứng của cơ thể với những thay đổi trong quá trình mang thai. Thế nhưng, nếu cơn đau trở nên thường xuyên hoặc dữ dội, đau thượng vị lan ra sau lưng, thai phụ nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

2. Thường xuyên sử dụng chất kích thích

Đây là nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp ở nam giới. Theo đó, việc thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác sẽ gây viêm ở niêm mạc dạ dày dẫn đến những cơn đau bụng trên âm ỉ và dần trở nên dữ dội theo thời gian. Ngoài ra, nam giới sẽ gặp thêm các vấn đề về tiêu hóa, hay buồn nôn hoặc nôn.

3. Ăn quá nhiều

Dạ dày vốn là cơ quan tiêu hóa, có khả năng co giãn linh hoạt. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ một lượng thức ăn quá lớn sẽ khiến dạ dày mở rộng quá mức, dễ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh gây nên những cơn đau thượng vị, căng trướng bụng. 

Nguyên nhân đau thượng vị này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu thường xuyên diễn ra sẽ khiến dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung làm việc quá sức, suy yếu. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người không nên ăn quá no, đặc biệt là vào buổi tối để tránh dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân đau thượng vị do yếu tố bệnh lý
Nguyên nhân đau thượng vị do yếu tố bệnh lý

Nguyên nhân đau thượng vị do yếu tố bệnh lý

1. Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit dạ dày hay còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản.

Những người già là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bệnh thường được ghi nhận nhiều ở cả người trẻ do lối sống sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh.

Triệu chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày là cảm giác đau tức vùng thượng vị. Cơn đau có thể lên tới ngực hoặc lan ra cánh tay và sau lưng khiến nhiều người bị nhầm lẫn với các bệnh lý phổi và tim. Nguyên nhân là do khi axit dạ dày trào ngược lên sẽ gây ra các kích thích cho các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản và gây đau.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp thêm các triệu chứng khác như: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, khó nuốt, buồn nôn, nôn, khản tiếng, ho, miệng tiết nhiều nước bọt…Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ biểu hiện của các triệu chứng này sẽ khác nhau.

Trào ngược axit dạ dày nếu diễn ra trong thời gian dài có thể gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Theo đó, bệnh có thể gây tổn thương thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, biến chứng ảnh hưởng đến tim, rối loạn hô hấp…Đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng.

2. Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính là bệnh lý mà hơn 50% dân số trên thế giới đang mắc phải. Ở nước ta, số người mắc bệnh không ngừng gia tăng với xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây, bệnh chỉ gặp ở những người trưởng thành thì hiện nay người già và trẻ nhỏ đều có nguy cơ cao mắc bệnh với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày từ việc lạm dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên stress, căng thẳng…Tuy nhiên, việc nhiễm vi khuẩn HP, một loại vi khuẩn tiết ra các chất độc tố gây hại khiến lớp niêm mạc mất khả năng chống Acid là nguyên nhân chính (chiếm 95%) gây bệnh.

Đau thượng vị vào ban đêm hoặc lúc đói là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện từng cơn, kéo dài âm ỉ và thường có cảm giác nóng rát, khó chịu. Ngoài ra, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, ngủ chập chờn, ngủ gián đoạn, thậm chí là mất ngủ là tình cũng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh.

Nguy hiểm hơn, ở những trường hợp nặng, người bệnh có thể ói ra máu, đi đại tiện ra phân đen…Bệnh nếu để phát triển trong một thời gian dài có thể gây hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu gặp phải những cơn đau bụng trên.

3. Loét dạ dày

Loét dạ dày có thể là nguyên nhân đau thượng vị. Theo các chuyên gia, viêm loét dạ dày cũng là một tình trạng tương tự như những vết loét ở niêm mạc miệng (lở miệng).

Vết loét dạ dày ở giai đoạn đầu thường không có gì nguy hiểm và có thể lành lại. Tuy nhiên, nếu vết loét lớn sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là làm tăng nguy cơ thủng dạ dày, ung thư dạ dày, nguy hiểm tới tính mạng.

Cũng giống như viêm dạ dày, loét dạ dày cũng gây ra những cơn đau thượng vị vào lúc đói hoặc lúc nửa đêm kèm theo chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát. Tiếp đến, người bệnh thường hay cảm thấy buồn nôn, sụt cân nhanh và thường xuyên mất ngủ.

Hiện nay, điều trị loét dạ dày chủ yếu là dùng thuốc Tây y. Việc điều trị này tương đối đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách hoặc không kiêng cữ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ khiến tình trạng loét trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

4. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là hệ quả của viêm loét dạ dày kéo dài mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Đây là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng người bệnh nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh thủng dạ dày rất rõ ràng nhưng nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Cụ thể, bệnh gây ra những cơn đau thượng vị đột ngột, liên tục ở phía bên trái hoặc bên phải. Khi ở tư thế nằm hoặc đứng sẽ làm căng cơ bụng khiến những cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Ngoài ra, cơ thể người bệnh thường toát mồ hôi, môi nhợt nhạt, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, huyết áp không ổn định, sốt…Khi siêu âm, sẽ nhìn thấy dạ dày xuất hiện các ổ lở loét, tràn dịch lên thành bụng…

Thủng dạ dày cần phải thực hiện mổ sớm để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Tùy vào tình hình bệnh mà chi phí mổ sẽ có sự điều chỉnh nhưng nhìn chung là khá cao. Người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện, phòng khám uy tín để thực hiện phẫu thuật được an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

5. Rối loạn vận động mật

Rối loạn vận động túi mật là một bệnh lý tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những cơn đau thượng vị khó chịu khiến đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc gặp nhiều bất tiện.

Hiểu một cách đơn giản, rối loạn túi mật chính là chứng rối loạn đơn thuần về chức năng của đường dẫn mật gây ra những cơn đau vùng gan điển hình. So với nam giới, bệnh gặp nhiều hơn ở nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 35 – 55 tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do mất cân bằng giữa hai thành phần Cholecystoltinin và anti lecy. Ngoài ra, chứng suy nhược thần kinh, rối loạn hormone sinh dục hay hệ quả từ các  ổ viêm nhiễm xung quanh như viêm dạ dày, viêm ruột mất trương lực…cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người bị rối loạn vận động mật thường gặp phải các triệu chứng như: đầy hơi, khó tiêu, đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, lên vai phải và cả vùng thượng vị nên nhiều người thường nhầm lẫn với chứng đau dạ dày hoặc đau do sỏi mật. Tuy nhiên, bệnh không gây sốt và vàng da như sỏi mật.

Hiện nay, điều trị rối loạn vận động mật chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, thuốc nhuận mật, chống co thắt. Ngoài ra, một số trường hợp nặng có thể tiến hành thông tá tràng để tháo dịch mật hoặc các can thiệp ngoại khoa.

6. Giun chui ống mật

Giun chui ống mật là một trong những căn bệnh gây đau thượng vị, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Theo đó, bệnh là hiện tượng giun từ ruột non đi ngược lên hành tá tràng rồi chui vào ống mật chủ, túi mật gây ra những ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của ống mật.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này nhưng thường gặp nhất là do uống thuốc tẩy giun không đủ liều lượng khiến giun đũa không liệt hẳn mà lại kích thích làm rối loạn vận động của chúng. Ngoài ra, dịch vị dạ dày bài tiết kém, nhất là các trường hợp sau mổ cắt dạ dày hoặc số lượng giun trong ruột quá nhiều làm chúng bị thiếu chất dinh dưỡng nên đi tìm môi trường mới cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Biểu hiện của bệnh giun chui ống mật khá rõ ràng, bao gồm những cơn đau thượng vị dữ dội, đau lệch sang phải, đau đột ngột và từng cơn. Cơn đau dữ dội khiến cho người bệnh, nhất là trẻ em vã mồ hôi, mặt tái xanh, quằn quại và vật vã. Đau bụng thường kèm theo buồn nôn hoặc nôn, khi cơn đau dịu hẳn, người bệnh thường cảm thấy mệt lả, khát nước nhưng uống vào lại thấy buồn nôn và tiếp tục xuất hiện các cơn đau khác.

Khi bị giun chui ống mật cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Theo đó, giun có thể làm tắc ống dẫn mật, viêm đường dẫn mật, viêm túi mật, viêm tuyến tụy, áp xe gan…gây đau đớn và mệt mỏi cho người bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân đau bụng thượng vị có thể xuất phát từ các yếu tố như: viêm tụy cấp, viêm tụy mạn tính, viêm gan, ung thư đầu tụy hoặc do một số bệnh về tim như: bệnh suy tim, co thắt cơ hoành…Do đó, nếu thường xuyên bị đau bụng trên hoặc cơn đau kèm theo các triệu chứng đặc biệt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra, tìm ra chính xác nguyên nhân để có phương án điều trị bệnh hiệu quả.

Mẹo chữa trị đau thượng vị hiệu quả, an toàn tại nhà
Mẹo chữa trị đau thượng vị hiệu quả, an toàn tại nhà

Mẹo chữa trị đau thượng vị hiệu quả, an toàn tại nhà

Điều trị đau thượng vị phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên. Theo đó, nếu xuất phát từ chế độ ăn uống, bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi chế độ ăn uống một cách khoa học và lành mạnh. Cùng với đó, người bệnh cần tập thể dục hằng ngày và dung nạp các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa như: rau xanh, hoa quả, sữa chua…để chấm dứt và ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại.

Tuy nhiên, nếu đau thượng vị là do bệnh lý gây nên, bác sĩ sẽ cần phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh của bệnh nhân mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu bị đau thượng vị, bạn cần chú ý theo dõi và đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Theo các chuyên gia, để giảm nhanh các cơn đau thượng vị, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh dân gian đơn giản, an toàn và hiệu quả sau đây:

1. Mẹo chữa đau thượng vị từ gừng

Gừng là một loại gia vị có tính ấm, chứa chất chống oxy hóa và kháng viêm cao. Vì vậy, đây là loại nguyên liệu được sử dụng trong việc chữa trị nhiều bệnh lý như: tụt huyết áp, cảm lạnh và đặc biệt là đau thượng vị dạ dày.

Theo đó, gừng vừa có tác dụng trung hòa axit dạ dày vừa làm giảm các mô bị viêm hoặc kích thích trong đường tiêu hóa. Từ đó, không chỉ làm giảm nhanh những cơn đau bụng trên mà còn hiệu quả trong việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh, giúp các tổn thương tại dạ dày nhanh chóng được phục hồi và hoạt động bình thường.

Khi bị đau thượng vị, bạn có thể dùng trà gừng hoặc ngậm kẹo gừng để cơn đau được giảm đi nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chế biến thêm các món ăn với gừng vừa giúp tăng thêm dư vị món ăn vừa giúp giảm đau hiệu quả, an toàn.

Lưu ý, không dùng gừng làm mẹo chữa đau thượng vị trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai. Những người vừa mới mổ, ho ra máu, xuất huyết hoặc bị vã mồ hôi, sốt cao, cảm nắng cũng tuyệt đối không nên dùng gừng vì sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

2. Giảm đau thượng vị nhanh chóng bằng cách chườm nóng

Đây là mẹo giảm đau bụng vùng thượng vị đặc biệt đơn giản, khá hiệu quả và nhanh chóng. Hơi nóng trong túi nhiệt sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng, làm tăng tuần hoàn máu và cải thiện lưu lượng máu đến bụng.

Người bệnh cần chuẩn bị một túi nhiệt hoặc một bình nước nóng hay nước ấm được bọc lại bởi khăn sau đó đặt lên vùng bụng đang đau từ 5 – 10 phút. Bạn có thể lặp lại thêm một vài lần nếu cảm thấy cần thiết. Lưu ý, khi chườm nóng cần cẩn thận để tránh gây bỏng da.

10 nguyên nhân gây đau bụng bên trái, phải ngang rốn và cách chữa trị Hiệu Quả
Đau bụng dưới rốn là gì? đau bên phải trái nguyên nhân cách khắc phục

3. Chữa đau bụng trên bằng lá bạc hà

Lá bạc hà từ xa xưa đã là một loại cây góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như: cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, hạ sốt. Đặc biệt, nếu bị đau bụng thượng vị, dùng lá bạc hà để uống sẽ nhanh chóng giảm ngay cơn đau.

Theo nghiên cứu, trong lá bạc hà có chứa nhiều menthol là một chất có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, làm tan các khí hơi. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một ít lá bạc hà, 1 nhánh gừng, hạt thì là, tỏi, hạt tiêu đen đem đi xay nhuyễn cùng với tiêu đen sau đó pha vào nước ấm và uống. Ngày uống 2 lần sẽ nhanh chóng thấy cơn đau bụng không còn dữ dội như trước.

3. Lá ổi chữa đau bụng thượng vị hiệu quả

Lá ổi là nguyên liệu quen thuộc và dễ dàng tìm kiếm. Thành phần tanin dồi dào trong lá ổi sẽ có tác dụng làm se tổn thương niêm mạc ruột, ngăn chặn tình trạng tiết dịch, ngăn tiêu chảy và giảm đau thượng vị nhanh chóng.

Người bệnh chỉ cần hái búp ổi non và đem về rửa sạch rồi chấm với muối ăn. Trong dân gian, nếu là nam thì nên ăn 7 búp, là nữ thì ăn 9 búp. Dùng vài ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau rất tốt từ lá ổi.

Ngoài ra, nếu không ăn lá ổi sống, bạn có thể lấy 20g lá ổi non đem đi sắc với một ít trần bì (vỏ quýt) và 1 nhánh gừng nhỏ trong ấm có 500ml nước. Đun sôi đến khi nước cạn còn 1 nửa thì ngưng. Dùng thuốc 2 lần/ngày đều đặn trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy những cơn đau bụng không còn dữ dội hoặc thường xuyên như trước và dần biến mất.

4. Hạt thì là giúp giảm đau thượng nhanh chóng hiệu quả

Trong Đông y, hạt thì là có tính ấm, nóng, có tác dụng cân bằng khí huyết, giảm đau, giúp kích thích hệ tiêu hóa và giảm bớt sự tích tụ của khí hơi trong ruột. Vì vậy, đây là mẹo chữa đau thượng vị tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo.

Ngoài ra, vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong hạt thì là cũng làm tăng tính kháng viêm tự nhiên. Giảm tình trạng viêm nhiễm trong đường tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc đường ruột trước sự tấn công có hại của vi khuẩn.

Người bệnh có thể nhai ½ thìa thì là sau bữa ăn hoặc pha 1 thìa bột hạt thì là với nước sôi và uống thay cho trà. Ngoài ra, để mang lại hiệu quả nhanh chóng, người bệnh có thể kết hợp thì là với một số các loại thảo dược khác như: bạc hà, rau mùi, hạt tiêu…dưới dạng khô và tán mịn để pha với nước ấm và uống 2 ngày /lần.

Như vậy, những thắc mắc về đau thượng vị là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và mẹo chữa đau thượng vị đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết. Các chuyên gia cho biết, các mẹo dân gian chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời, không thể điều trị bệnh triệt để. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên đến cơ sở y tế gặp trực tiếp bác sĩ và được kiểm tra thăm khám kỹ lưỡng.

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Lông mu là gì? Hình ảnh, tác dụng với sức khỏe của nam nữ giới
Lông mu là gì? Hình ảnh, tác dụng với sức khỏe của nam nữ giới
Lông mu là gì ❤️⭐️❤️⭐️❤️ Tác dụng của lông mu với sức khỏe của nam và nữ giới ra sao? sẽ được BSCKI Trần Thị Thành giải đáp trong bài viết sau đây
 Bảng giá Lịch khám theo yêu cầu bệnh viện phụ sản Trung Ương Hà Nội 2024
Bảng giá Lịch khám theo yêu cầu bệnh viện phụ sản Trung Ương Hà Nội 2024
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở y tế tuyến cuối chuyên khoa phụ sản bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về bảng giá lịch khám theo yêu cầu tại bệnh viện
Đau bụng dưới rốn là gì? đau bên phải trái nguyên nhân cách khắc phục
Đau bụng dưới rốn là gì? đau bên phải trái nguyên nhân cách khắc phục
Đau bụng dưới rốn là gì ❤️⭐️❤️⭐️❤️ khi đau đau bụng dưới rốn âm ỉ bên phải, trái ở nữ, nam có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe hay không nguyên nhân cách khắc phục
10 Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái, phải chính xác nhất
10 Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái, phải chính xác nhất
Đau bụng dưới bên trái, đau bụng dưới phải thường gặp ở cả nam và nữ giới gây mệt mỏi, ❤️⭐️❤️⭐️❤️ bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng khả năng sinh sản
Bác sĩ tư vấn cách chữa trị tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt tại Hà Nội
Bác sĩ tư vấn cách chữa trị tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt tại Hà Nội
Vậy nguyên nhân tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt là do đâu và cách chữa ra sao? Sau đây Bác sĩ Nguyên Lương Xu sẽ tư vấn cách chữa trị tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt tại Hà Nội
Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? Bs Trần Thị Thành giải đáp
Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? Bs Trần Thị Thành giải đáp
Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, tìm kiếm lời giải đáp mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung được chia sẻ trong bài viết
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ