15 Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả nhất

Tác Giả:  
Bác sĩ Nguyễn Lương Xu
Ngày cập nhật:
20/4/2023 15:52

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, và có thể khỏi thông qua các cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà trong giai đoạn đầu bệnh. Vậy nứt kẽ hậu môn là gì, và cần làm gì để cải thiện, thoát khỏi triệu chứng của bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé, những phương pháp hết sức đơn giản, có thể điều trị tại nhà và vô cùng hiệu quả.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Tổng quan thông tin về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng tại lớp niêm mạc hậu môn xuất hiện vết rách, làm lộ cơ xung quanh dẫn đến co thắt, lâu dài các vết nứt càng rộng ra hơn. Tổn thương sẽ thấy khi người bệnh thường xuyên bị táo bón, phân cứng, kích thước lớn, chảy máu và gây đau khó chịu.

Đây là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, và có thể thuyên giảm nếu như áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản, nếu để bệnh kéo dài lâu, nặng hơn, sẽ để lại nhiều biến chứng.

Trước khi điều trị nứt kẽ hậu môn, cần phải tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này mới chữa trị chính xác và nhanh chóng được. Cụ thể như:

  • Do chấn thương ở ống hậu môn: Khi mắc chứng táo bón mãn tính, phân cứng, có kích thước lớn, khi bị tiêu chảy kéo dài, khi đưa vật lạ vào trong hậu môn, hay khi quan hệ nhiều bằng đường hậu môn.
  • Các nguyên nhân khác như: Bị cơ thắt hậu môn co cứng hoặc quá căng; bị sẹt ở vùng trực tràng thường gặp sau khi điều trị trĩ; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh bạch cầu, viêm loét đại tràng, ung thư hậu môn, khi giảm lưu lượng máu đến vùng hậu môn hoặc khi sinh con.
  • Các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến nứt kẽ hậu môn: tuổi tác ( thường là trẻ nhỏ và người trưởng thành), người mắc bệnh Crohn, …
15 Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả nhất
15 Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả nhất

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn thường gặp như sau:

  • Vùng da quanh hậu môn có vết rách và có thể nhìn thấy được
  • Cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện, kèm theo cơn đau kéo dài
  • Cục phân đầu cứng và khô hơn
  • Xuất hiện máu sau khi đi đại tiện, thấy trên giấy vệ sinh hoạt nhỏ giọt dưới bồn cầu
  • Hậu môn có biểu hiện ngứa và nóng rát, hoặc có thể xuất hiện khối u nhỏ bên cạnh vết nứt rẽ.

Như đã nói ở trên, chữa nứt kẽ hậu môn có thể điều trị khỏi nếu bệnh giai đoạn đầu, còn không được kịp thời phát hiện, chẩn đoán và chữa trị, bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ để lại nhiều biến chứng khó chịu:

  • Không thể chữa lành: Các vết nứt kẽ hậu môn kéo dài từ 6-8 tuần trở lên sẽ phát triển thành mãn tính và đòi hỏi quy trình điều trị phức tạp hơn.
  • Tái phát: Tỷ lệ tái phát bệnh cao, đặc biệt những người tình mắc bệnh trước đó dễ gặp phải nứt vết mới.
  • Vết rách kéo dài đến các bộ phận xung quanh: Các vết nứt có thể mở rộng đến vòng cơ bên trong, khiến cho quá trình điều trị càng khó khăn hơn, và người bệnh cũng chịu nhiều đau đớn hơn.
TOP 22 Địa chỉ Phòng Khám Trĩ ở đâu tại Hà Nội

Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn đơn giản, hiệu quả cao

Khi mới xuất hiện những triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn, lúc này bệnh còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian dưới đây để làm lành những tổn thương, vết nứt ở niêm mạc hậu môn, cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu.

Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp dân gian tại nhà đơn giản

  1. Dầu dừa

Với hàm lượng chất béo không bão hòa cao, dầu dừa vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa có thể diệt khuẩn, kháng viêm tốt. Nhờ vào hai thành phần Acid Lauric và vitamin E có thể giúp dưỡng ẩm, làm dịu da, hạn chế khô nứt nẻ, viêm nhiễm, ngứa ngáy ở vùng hậu môn.

Hơn nữa đây còn được xem là chất bôi trơn an toàn giúp người bệnh dễ dàng đẩy phân ra ngoài, giảm tình trạng đau rát mỗi khi đi đại tiện. Mỗi ngày người bệnh dùng dầu dừa bôi lên vùng da hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ, nên chọn loại dầu dừa nguyên chất sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.

Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp dân gian tại nhà đơn giản
Cách chữa trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp dân gian tại nhà đơn giản
  1. Lá mồng tơi

Lá mồng tơi là loại lá quen thuộc trong bát canh hàng ngày ngày của nhiều gia đình. Chất nhầy trong rau sẽ giúp làm dịu nhẹ, mát, cải thiện tình trạng sưng ở niêm mạc hậu môn. Đồng thời loại rau này cũng hỗ trợ cải thiện đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn, như vậy có thể cải thiện tình trạng táo bón, quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn nhiều.

Mọi người có thể dùng lá mồng tơi điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn ngay tại nhà theo cách sau:

  • Rửa sạch lá mồng tơi để ráo nước và dùng chày giã nát lá, sau đó thêm một ít nước lọc khuấy đều hỗn hợp.
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da hậu môn và xung quanh sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Để khoảng 15-20 phút và rửa lại với nước sạch, lâu khô bằng khăn mềm trước khi mặc đồ.

Thực hiện cách này để chữa nứt kẽ hậu môn, cần kiên trì liên tục trong khoảng 10-15 ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể.

  1. Nha đam

Nha đam cũng là loại cây được biết đến dùng để chữa trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả ở giai đoạn đầu bệnh. Bởi vì hoạt chất chứa trong cây nha đam có thể kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng sưng phồng, làm dịu nhẹ xua tan cảm giác nóng rát, đau, khó chịu mỗi lần đi đại tiện.

Với hàm lượng vitamin, tinh chất kháng viêm, nha đam có thể phục hồi những tổn thương ở niêm mạc hậu môn từ đó hạn chế chảy máu hậu môn. Để đạt được hiệu quả mong muốn, người bệnh nên thực hiện phương pháp này 3 lần/ngày và đúng theo quy trình như sau:

  • Cắt bẹ nha đam còn tươi, rửa sạch, gọt vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần thịt bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lấy lượng gel vừa thu được thoa lên các vết nứt
  • Đến khi gel thẩm thấu hoàn toàn, có thể mặc quần và sinh hoạt bình thường.
  1. Xông hơi tỏi

Tỏi chứa nhiều Allicin một loại kháng sinh thực vật có công dụng sát trùng, kháng khuẩn tốt, có thể điều trị tình trạng nứt kẽ hậu môn hiệu quả, giúp các vết nứt nhanh lành, tránh viêm nhiễm hậu môn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1-2 củ tỏi, bóc vỏ và giã nhỏ
  • Lấy phần bã cho đun sôi với nước khỏe 3 phút thì tắt bếp.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và xung quanh, sau đó xông hậu môn với nước tỏi vừa đun.
  • Đến khi nguội có thể rửa lại bằng nước sạch, cần chú ý nên lau khô hậu môn trước khi mặc đồ.
  1. Dầu oliu

Dầu oliu là loại chất chống oxy hóa tốt có thể phục hồi những tổn thương các vết nứt kẽ ở hậu môn một cách tự nhiên. Đồng thời hàm lượng polyphenol trong đó có thể tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm. Ngoài ra để hạn chế tình trạng này, dùng dầu oliu đúng cách sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện táo bón, và có thể dưỡng ẩm, làm dịu sưng rộp ở hậu môn.

Cách sử dụng dầu oliu để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn tại nhà:

  • Trộn 1 thìa mật ong, với dầu oliu thành hỗn hợp
  • Đem đun sôi cho đến khi tan hết, tắt bếp chờ đến khi nguội có thể sử dụng
  • Bôi hỗn hợp này lên các vết nứt kẽ ở hậu môn.

  1. Lá trầu không

Bài thuốc dân gian điều trị nứt kẽ hậu môn bằng lá trầu không được nhiều người truyền tai nhau về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, viêm nhiễm hậu môn.

Mọi người chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, không sâu, rửa sạch và đem đun với nước. Khoảng 5 phút sôi thì tắt bếp để ấm, và xông, rửa hậu môn nhằm sát khuẩn, khô miệng vết nứt, tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

  1. Lá vông

Sở dĩ lá vông nằm trong danh sách những bài thuốc dân gian điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn tại nhà là bởi vì tinh chất trong lá có công dụng tiêu độc, giảm đau, sát trùng, kích thích vết thương lên da non. Như vậy nếu kiên trì áp dụng tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện, kinh nghiệm chữa bệnh bằng lá vông như sau:

  • Rửa sạch lá vông tươi, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, và để ráo nước.
  • Sau đó đem giã nát và đắp lên vùng da hậu môn
  • Sau khoảng 20-30 phút khi tinh chất thấm vào da thì rửa sạch hậu môn và mặc đồ.
Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền bảng giá năm 2023
Ngứa hậu môn là bệnh gì? 12 nguyên nhân, 13 cách chữa
  1. Tinh dầu oải hương

Thêm một phương pháp dân gian có thể chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn tại nhà đơn giản nữa mà mọi người có thể tham khảo đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Tinh dầu oải hương mang lại nhiều lợi ích cho việc kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng ngứa rát vùng hậu môn,...

Các bước thực hiện rất đơn giản như sau: chuẩn bị một chậu nước ấm và hòa chung một lượng tinh dầu oải hương vừa đủ, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và ngâm hậu môn vào trong nước khoảng 10-20 phút. Sau đó vệ sinh lại toàn bộ vùng kín với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô nước trước khi mặc đồ.

  1. Bài thuốc Đông y chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn từ bên ngoài, thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị từ bên trong bằng các bài thuốc Đông y tương đối an toàn và ít gây tác dụng phụ. Trong y học cổ truyền việc nứt kẽ hậu môn được chia thành 2 thể là thể thấp độc, và thể táo nhiệt, mỗi thể sẽ có cách điều trị khác nhau, cụ thể:

  • Chữa nứt kẽ hậu môn thể thấp độc tại nhà: Chuẩn bị những nguyên liệu sau: ý dĩ (15g), hoàng bá, khổ sâm, kim ngân hoa, liên kiều, địa phu tử, thương truật ( mỗi loại 10g) đem sắc chung với nước uống hàng ngày. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giảm đau rát, cải thiện táo bón hiệu quả, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Chữa nứt kẽ hậu môn thể táo nhiệt tại nhà: Cần chuẩn bị những nguyên liệu: Đại hoàng (9g) huyền sâm, hoa hòe, mạch môn, địa du, mang tiêu, sinh địa ( mỗi loại 15g) cho vào sắc chung với nước. Công dụng của bài thuốc này giúp giảm táo bón, lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm tình trạng táo bón.
  1. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ góp phần quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp cơ thể tránh bị táo bón, mà đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Chất xơ có tác dụng giữ nước trong phân, phân mềm, khi đi qua trực tràng, hậu môn dễ dàng hơn, điều này vừa giảm đau, vừa hỗ phòng tránh các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn,...

Bạn có thể bổ sung chất xơ qua việc nạp nhiều rau xanh, hoa quả, gạo lứt, yến mạch,.. Nên ăn nhiều rau củ quả có vỏ và có màu xanh đậm.

  1. Sử dụng lotion cải thiện biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn

Các loại lotion sau khi bôi lên vùng da hậu môn sẽ nhanh chóng thấm vào các tế bào da từ đó cải thiện tình trạng đau rát hậu môn khó chịu. Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng kín bạn chỉ lần lấy một lượng thuốc mỡ hoặc gel lô hội thoa vào hậu môn và vùng da xung quanh. Sau thời gian, bạn sẽ thấy vùng da hậu môn không còn bị khô nứt, hay ngứa ngáy nữa.

Cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp hiện đại

Trước khi tiến hành điều trị bất kỳ căn bệnh nào, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cụ thể tình hình sức khỏe, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu bệnh nhẹ, giai đoạn đầu sẽ được điều trị bằng thuốc, còn trong trường hợp bệnh phát triển nặng hơn bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

  1. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp nội khoa

Thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn thường là thuốc có công dụng làm mềm phân, chữa lành vết nứt, giảm lực cơ thắt. Cụ thể:

  • Thuốc/kem bôi bên ngoài với công dụng giảm đau hiệu quả, tăng lưu lượng máu đến các vết nứt, đầy nhanh quá trình chữa lành.
  • Thuốc dạng uống: có công dụng thư giãn cơ vòng hậu môn, tuy nhiên cách này sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tiêm thuốc: Phương pháp này sẽ làm tê liệt cơ thắt phần hậu môn để giảm tình trạng đau rát.
Cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp hiện đại
Cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp hiện đại
  1. Phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh nứt kẽ hậu môn đã ở giai đoạn mãn tính, các phương pháp dân gian hay điều trị bằng thuốc không còn tác dụng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ cơ vòng bên trong, với mục đích giảm đau nhức và co thắt, thúc đẩy nhanh hơn chữa lành vết thương.

Phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng cần thực hiện tại những cơ sở y khoa uy tín để tránh những biến chứng không kiểm soát được.

Hình ảnh bệnh trĩ giai đoạn đầu, nhẹ chi tiết cụ thể ở hậu môn

Trên thực tế những phương pháp dân gian, điều trị tại nhà chưa được các nhà khoa học kiểm chứng, cho nên độ hiệu quả không cao, và người bệnh cũng khó biết được bản thân đang mắc bệnh giai đoạn nào. Cho nên lời khuyên của chuyên gia khoa Hậu môn- trực tràng khuyên người bệnh nên đi kiểm tra và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Còn thắc mắc hay cần giải đáp về bệnh nứt kẽ hậu môn, mọi người hãy liên hệ ngay đến hotline tổng đài 0395456294 hoặc nhắn tin vào khung chat ở bên trên màn hình để các chuyên gia tiếp nhận thông tin và giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Khuyến mại

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá liệu có hiệu quả hay không, cách tiến hành thế nào? cùng tìm hiểu thông tin cụ thể về cách dùng rau diếp cá trị bệnh trĩ trong bài viết
Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền bảng giá năm 2024
Chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền bảng giá năm 2024
Nhìn chung, chi phí chữa bệnh trĩ sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng sẽ từ 7.000,000đ - 15.000,000đ trở lên. Số tiền này sẽ được sử dụng để chi trả cho các khoản phí
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà Bs Thành giải Đáp
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà Bs Thành giải Đáp
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được biết đến là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau sử dụng bởi sự tiện lợi của phương pháp
Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền giá mổ phẫu thuật 2024
Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền giá mổ phẫu thuật 2024
Chi phí phẫu thuật trĩ hết bao nhiêu tiền, các mục cụ thể để người bệnh có thể tính toán, dự trù chi phí trước, chủ động trong quá trình khám chữa
Bệnh trĩ nên ăn trái cây gì? 15 loại trái cây tốt cho người bệnh trĩ
Bệnh trĩ nên ăn trái cây gì? 15 loại trái cây tốt cho người bệnh trĩ
Người mắc bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì? sau đây các chuyên gia Phòng khám trĩ Hưng Thịnh sẽ tổng hợp những loại trái cây tốt cho người bệnh trĩ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn
Đại tiện ra máu nhưng không đau là bị bệnh gì?
Đại tiện ra máu nhưng không đau là bị bệnh gì?
Đại tiện ra máu nhưng không đau là tình trạng không quá hiếm gặp, trong một số trường hợp có thể chỉ xảy ra do táo bón gây tổn thương niêm mạc vùng hậu môn trực tràng
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Nhận ưu đãi
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ