Bệnh trĩ có lây không bác sĩ chuyên khoa giải đáp

Tác Giả:  
Bác sĩ Nguyễn Lương Xu
Ngày cập nhật:
28/5/2024 15:18

Bệnh trĩ có lây không, nếu có thì bệnh trĩ lây qua đường nào là vấn đề thắc mắc thường gặp ở nhiều người bệnh. Trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh trĩ có xu hướng gia tăng khiến cho nhiều người tỏ ra băn khoăn không biết bản thân bị trĩ có phải do lây từ người khác hay không, hoặc một số trường hợp lo lắng rằng mình sẽ lây bệnh cho người thân sống cùng nhà. Vậy thực hư điều này ra sao, bệnh trĩ có lây được không? Bài viết dưới đây của đội ngũ bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi này.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Câu hỏi:

Tôi năm nay 35 tuổi, đang làm công việc văn phòng. Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi liên tục 8 - 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày, ít vận động nên tôi đã mắc bệnh trĩ nội. Tôi có đi khám thì bác sĩ bảo rằng tình trạng chưa quá nghiêm trọng nên cho về nhà và điều trị bằng thuốc đã được vài ngày rồi. Bác sĩ có thể cho tôi biết liệu bệnh trĩ có lây không, bởi tôi đang sống cùng nhà với cả người già và trẻ nhỏ nên cảm thấy rất lo lắng. Mong rằng sẽ nhận được giải đáp sớm, tôi xin cảm ơn các bác sĩ. (Anh H.V - Hà Nam).
Bệnh trĩ có lây không bác sĩ chuyên khoa giải đáp
Bệnh trĩ có lây không bác sĩ chuyên khoa giải đáp

Trả lời: Chào anh H.V, lời đầu tiên đội ngũ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh xin cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có lây không mà anh H.V cũng như nhiều người bệnh khác đang băn khoăn, chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin rõ hơn về căn bệnh này như sau:

Thế nào là bị bệnh trĩ?

Trĩ là một bệnh lý phổ biến, trong những năm gần đây tỷ lệ người mắc phải bệnh trĩ có xu hướng tăng nhanh do nhiều nguyên nhân. Bệnh trĩ xuất hiện khi có tình trạng sưng tấy, phình giãn ở đám rối các tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn trực tràng, xảy ra do những tĩnh mạch này đã thường xuyên phải chịu áp lực trong một thời gian dài. Dựa vào việc búi trĩ hình thành ở vị trí nào mà bệnh trĩ được phân loại thành những dạng như dưới đây:

  • Trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện ở bên trong của ống hậu môn (nằm trên đường lược), do được bao bọc bởi lớp biểu mô và niêm mạc nên trĩ nội thường khó phát hiện, cho đến khi mức độ chuyển nặng khiến búi trĩ bị sa xuống dưới.
  • Trĩ ngoại: Trái ngược với trĩ nội, búi trĩ ngoại sẽ lại hình thành ở ngay rìa ngoài cửa hậu môn (phía dưới đường lược), vì thế người bệnh rất dễ nhận biết, có thể dùng tay sờ thấy ngay từ khi bệnh mới khởi phát.
  • Trĩ hỗn hợp: Đây là một biến thể tương đối phức tạp của bệnh trĩ, xuất hiện nếu như người bệnh mắc đồng thời cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Búi trĩ nội khi bị sa xuống dưới và dính với búi trĩ ngoại tạo thành một khối trĩ lớn, gây ra nhiều vấn đề.

Để nhận biết được bệnh trĩ, bạn có thể dựa vào những triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đi ngoài kèm theo chảy máu, máu lẫn trong phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc mức độ nghiêm trọng hơn là máu chảy ra từng giọt hay bắn mạnh thành tia.
  • Cảm giác hậu môn bị đau, rát, đặc biệt là mỗi lần rặn để đào thải phân ra ngoài.
  • Búi trĩ nội sa xuống dưới hoặc búi trĩ ngoại cảm nhận được khi ngồi, hoặc bị đau nhức nếu như bị cọ xát với quần áo.
  • Tiết dịch nhầy kèm mùi hôi từ hậu môn làm cho vùng này trở nên ẩm ướt khó chịu.
  • Hậu môn có tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, bệnh nhân gặp khó khăn khi đi đại tiện.
TOP 22 Địa chỉ Phòng Khám Trĩ ở đâu tại Hà Nội TỐT NHẤT

Bác sĩ giải đáp: Bệnh trĩ có lây không?

Trước thực trạng số người mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng như hiện nay, việc nhiều người băn khoăn bệnh có lây hay không cũng là điều không quá khó hiểu. Để giải đáp được câu hỏi này, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ về bản chất của bệnh trĩ. Như chúng tôi đã chia sẻ trong phần nội dung trước, trĩ không xuất phát từ những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Chủ yếu các trường hợp đều bắt nguồn từ sự phình giãn, sung huyết ở tĩnh mạch hậu môn trực tràng, kết hợp cùng với một số tác động, yếu tố từ bên ngoài.

Do đó, chúng tôi xin khẳng định rằng Bệnh trĩ có lây không sẽ là Không. Bạn sẽ không bị lây bệnh trĩ từ người khác, và nếu chẳng may mắc bệnh trĩ thì bạn cũng sẽ không thể lây nhiễm cho những người xung quanh theo bất cứ con đường nào (bao gồm cả việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn). Chính vì thế, anh H.V có thể hoàn toàn yên tâm bởi chắc chắn sẽ không lây bệnh trĩ sang cho người thân, kể cả ăn uống hay sinh hoạt chung nhà.

Một số trường hợp người thân trong gia đình cũng có người bị mắc trĩ thì nguyên nhân có thể do những thói quen, chế độ sinh hoạt chưa khoa học như:

  • Chế độ ăn uống thiếu hụt chất xơ, thường xuyên ăn những món cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, lạm dụng bia rượu, cà phê và các loại chất kích thích khác…
  • Nhịn đại tiện liên tục, ngồi quá lâu khi đi cầu (đọc truyện, sách báo, sử dụng điện thoại…), hoặc người bị táo bón trong thời gian dài.
  • Tính chất công việc phải ngồi lâu, đứng nhiều ở một chỗ, người ít vận động cơ thể, hoặc công việc cần bê vác nặng, lao động chân tay quá sức dài ngày.
  • Gặp áp lực nặng trong công việc, căng thẳng đầu óc, mệt mỏi kéo dài, tâm lý không ổn định… cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên bệnh trĩ.
  • Ở phụ nữ, bệnh trĩ thường xảy ra khi chị em mang thai ở những tháng cuối hoặc sau khi sinh nở do phải chịu áp lực, chèn ép từ thai nhi.
  • Người bị béo phì, thừa cân, có trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo ra một áp lực nặng cho phần dưới của cơ thể, đặc biệt là hậu môn trực tràng.

Nếu chẳng may mắc trĩ, người bệnh không cần phải lo lắng bệnh trĩ có lây không bởi điều này chắc chắn sẽ không xảy ra. Thay vào đó, bạn nên chủ động đi khám từ sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh trĩ để bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán, tư vấn biện pháp điều trị sao cho phù hợp. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống hoặc tiểu phẫu cắt trĩ bằng phương pháp PPH (trĩ nội), sóng cao tần HCPT (trĩ ngoại). Bệnh trĩ càng được phát hiện sớm thì quá trình điều trị cũng đơn giản và nhanh chóng hơn, ngược lại khi để lâu thì người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt trước nhiều biến chứng.

Hình ảnh bệnh trĩ giai đoạn đầu, nhẹ chi tiết cụ thể ở hậu môn

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ tuy không lây nhiễm nhưng sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến cả tâm lý, công việc. Do vậy, mỗi người nên tự chủ động phòng ngừa bệnh trĩ theo những biện pháp đơn giản như sau:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ: Chất xơ rất cần thiết đối với hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, làm mềm phân, ngăn ngừa hiện tượng táo bón gây bệnh trĩ. Theo đó, bạn hãy tích cực ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây (đậu bắp, rau mồng tơi, rau dền, khoai lang…), ngũ cốc nguyên cám, quả bơ, dầu ô liu…
  • Uống đủ nước hàng ngày: Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày vào khoảng từ 2 đến 2,5 lít (ngoài nước lọc bạn nên bổ sung nước ép từ hoa quả tươi, nước canh…) để cân bằng điện giải, kích thích trao đổi chất, hỗ trợ đào thải phân ra ngoài tốt hơn. Bên cạnh đó cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, nước trà đặc, cà phê…
  • Xây dựng thói quen đại tiện hợp lý: Để phòng tránh bệnh trĩ, bạn cũng nên tạo dựng thói quen đi cầu vào khung giờ nhất định. Trong trường hợp muốn đại tiện thì cần đi ngay, không được nhịn bởi điều này sẽ khiến phân tích tụ lâu bên trong cơ thể, lâu dần trở nên khô cứng và khó đào thải hơn. Ngoài ra, khi đi đại tiện cần tránh rặn mạnh nhằm hạn chế việc gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng.
  • Sinh hoạt khoa học, điều độ: Nghỉ ngơi, thư giãn với thời gian hợp lý, ngủ đủ giấc, không nên để đầu óc phải căng thẳng liên tục. Nếu như công việc có tính chất phải ngồi nhiều thì sau khoảng 1 - 2 tiếng bạn hãy đứng dậy vận động, đi lại một lúc.
  • Vận động, tập thể dục đều đặn: Thói quen tập thể dục hàng ngày không chỉ là biện pháp hữu hiệu giúp duy trì cân nặng hợp lý và tăng cường sức khỏe, mà bên cạnh đó còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, tránh tạo áp lực và tích tụ máu ở đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn.
Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn

Bài viết trên đây là những chia sẻ, giải đáp của đội ngũ chuyên gia trước vấn đề bệnh trĩ có lây không và một số thông tin khác liên quan đến bệnh trĩ. Chúng ta có thể khẳng định rằng bệnh trĩ không lây lan cho những người xung quanh, tuy nhiên các triệu chứng gặp phải sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt, chính vì vậy việc thăm khám và điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc đang có nhu cầu khám bệnh trĩ, vui lòng liên hệ trực tiếp qua số hotline 0395456294 để được bác sĩ tư vấn cụ thể và hỗ trợ đăng ký trước lịch khám miễn phí.

Xem tin tức khỏe của phongkham.webflow.io trên Google New:

Google New
Bài Viết Liên Quan
[Hình ảnh] Hậu môn có cục thịt dư là bị làm sao cách khắc phục
[Hình ảnh] Hậu môn có cục thịt dư là bị làm sao cách khắc phục
Hậu môn có cục thịt dư là bị làm sao, hình ảnh thịt thừa ở hậu môn nguyên nhân do đâu khiến cho nhiều người băn khoăn, lo lắng sau đây là giải đáp của các chuyên gia
99+ Hình ảnh bệnh trĩ giai đoạn đầu, nhẹ trĩ nội trĩ ngoại ở hậu môn
99+ Hình ảnh bệnh trĩ giai đoạn đầu, nhẹ trĩ nội trĩ ngoại ở hậu môn
Hình ảnh bệnh trĩ ❤️⭐️❤️⭐️❤️ rất được quan tâm nhất là hình ảnh của bệnh trĩ giai đoạn đầu, nhẹ, Hình ảnh sau khi cắt trĩ bởi thông qua đây họ sẽ có cái nhìn chân thực nhất về bệnh
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà Bs Thành giải Đáp
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà Bs Thành giải Đáp
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được biết đến là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau sử dụng bởi sự tiện lợi của phương pháp
Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ có hình ảnh nhận biết
Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ có hình ảnh nhận biết
Bệnh trĩ nhẹ có triệu chứng như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và hình ảnh nhận biết, hãy cùng chúng tôi theo dõi những chia sẻ về bệnh từ chuyên gia
Bị bệnh trĩ có nguy hiểm không BS Lê văn Điển Giải Đáp?
Bị bệnh trĩ có nguy hiểm không BS Lê văn Điển Giải Đáp?
Bệnh trĩ vẫn là bệnh rất thường gặp vậy bị bệnh trĩ có nguy hiểm không ❤️⭐️❤️⭐️❤️ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cùng tham khảo để biết thông tin chính xác nhé
Bệnh Trĩ Có Di Truyền Hay Không? BS Tư vấn
Bệnh Trĩ Có Di Truyền Hay Không? BS Tư vấn
Giải đáp thắc mắc của bạn Minh Hương bệnh trĩ có di truyền hay không thì câu trả lời là không phải do di truyền Tức là bạn đang mang thai thì con khi sinh ra mắc bệnh trĩ là không
Chat với bác sĩ Miễn Phí
DT
chat zalo với bacsi
chat facebook
Km TOP
An Khánh đã đăng ký hẹn khám
6 phút trước
Click để đăng ký khám chỉ 218.000đ